Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I

Ngày 2/10, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình sẽ long trọng tổ chức Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011.

Điểm nhấn tại lễ khai mạc kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh Hòa Bình năm nay là màn trình tấu cồng chiêng của 1.500 nghệ nhân, diễn viên với 17 đoàn tham gia Liên hoan trình tấu cồng chiêng. Trong đó có 6 đoàn đến từ các tỉnh, thành phố khác như Đắc Lắc, Gia Lai, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội và 11 đoàn của các huyện, thành phố trong tỉnh Hòa Bình.

Biểu diễn văn nghệ tại Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011
Biểu diễn văn nghệ tại Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011

Trong thời lượng 22 phút biểu diễn, 1.500 nghệ nhân, diễn viên cồng chiêng sẽ trình tấu và trình diễn tổ khúc âm nhạc cồng chiêng “Vật báu hồn thiêng" do nghệ sỹ ưu tú Bùi Chí Thanh chủ trì, gồm có 3 chương: chương I: Dậy chiêng; chương II: Tình yêu đất Mường; chương III: Hồn thiêng sông núi.

Chiều cùng ngày, từ 15 - 17h sẽ có buổi diễu hành cồng chiêng đường phố. Theo đó, 1.500 nghệ nhân, diễn viên cồng chiêng sẽ chia thành ba đoàn và tập trung tại 3 điểm gồm: ngã tư Hoàng Văn Thụ (ở phường Tân Thịnh), cầu Đồng Tiến (ở phường Đồng Tiến), Nhà máy Bia Hòa Bình (ở phường Phương Lâm). Ba đoàn biểu diễn này sẽ có xe biểu trưng dẫn đầu, xuất phát cùng giờ và các nghệ nhân sẽ vừa đi bộ, vừa tấu diễn các bài cồng chiêng cổ dân tộc và cuối cùng sẽ tập kết tại Cung Văn hóa tỉnh.

Đội cồng chiêng của Hội phụ nữ
Đội cồng chiêng của Hội phụ nữ

Vào tối cùng ngày, tại Cung Văn hóa tỉnh sẽ diễn ra Liên hoan trình tấu cồng chiêng với 17 đoàn gồm gần 500 nghệ nhân và diễn viên tham gia. Với quy mô và nội dung phong phú, tỉnh Hòa Bình đang trình thủ tục đề nghị Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận Lễ hội văn hóa cồng chiềng tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2011 là màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất Việt Nam.

Quây quần bên ché rượu cần
Quây quần bên ché rượu cần

Ông Đỗ Văn Hạnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, để chuẩn bị cho lễ hội cồng chiêng, trước đó BTC đã gửi lời mời và nhận được sự đồng ý của 6 tỉnh, thành phố gồm Đắc Lắc, Gia Lai, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội đồng ý đến tham dự Lễ hội và Liên hoan trình tấu cồng chiêng cùng các hoạt động khác diễn ra tại lễ kỷ niệm và lễ hội. 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cũng đã lựa chọn các nghệ nhân, diễn viên phục vụ lễ hội và hoàn thành xây dựng kịch bản cùng các bài cồng cổ dân tộc để tập luyện và tham gia Liên hoan trình tấu cồng chiêng khai mạc vào tối 2/10 tại Cung Văn hóa tỉnh.

Bên cạnh đó, các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã cơ bản hoàn thành lựa chọn 1.000 nghệ nhân, diễn viên để tham gia màn trình tấu cồng chiêng diễn ra trong lễ kỷ niệm. Sự chuẩn bị của BTC đã đóng góp một phần rất quan trọng vào thành công của lễ hội.

Bài viết về Hoà Bình liên quan

  • Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người MườngẢnh Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người Mường
    Hội hát Sắc bùa hay còn gọi là xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn nhất của người Mường thường diễn ra vào mùa xuân, đặc biệt là các ngày Tết. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa, phong tục không...
  • Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa BìnhẢnh Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa Bình
    Lễ khai hạ Mường Thàng là tục lệ hàng năm của dân tộc Mường ở Cao Phong để cầu mùa và mở cửa rừng. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, khắp các bản Mường lại ngân vang tiếng chiêng khai hội, cầu một năm mưa thuận...
  • Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa BìnhẢnh Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa Bình
    Lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh tín ngưỡng, phong tục tập quán...
  • Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa BìnhẢnh Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa Bình
    Lễ hội đền Chúa Thác Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, dòng người khắp bốn phương đổ về lễ tạ, hòa vào không khí náo nhiệt và vui tươi...
  • Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa BìnhẢnh Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa Bình
    Hội Xên Mường huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Hội thường mở vào mùa hoa ban nở, thể hiện ước vọng lớn lao của đồng bào nơi đây về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh...
  • Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng YênẢnh Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng Yên
    Hội chùa Tứ Pháp diễn ra hàng năm tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Chùa Pháp Vân còn có tên gọi khác là Thái...
  • Lễ hội đình Trung tại Hòa BìnhẢnh Lễ hội đình Trung tại Hòa Bình
    Hàng năm, cứ đến giữa tháng 11, người dân trên mảnh đất giàu truyền thống anh hùng xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ hội tại đình Trung để tưởng nhớ công lao to lớn của 7 vị vua cha...
  • Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa Bình
    Lễ cầu phúc Đình Cổi được Người Mường ở xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình duy trì qua nhiều thế hệ; giờ đây đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người dân nơi đây. Lễ cầu...
  • Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa BìnhẢnh Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa Bình
    Lễ cầu phúc là lễ hội tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ thần của người thái tại Mai Châu, Hòa Bình. Tháng 8 âm lịch hàng năm, vào lúc chuẩn bị cày vụ mùa mới, người Thái tổ chức lễ cầu phúc để cầu thần linh...
  • Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa Bình
    Lễ hội rửa lá lúa được người Mường tổ chức khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch tại xã Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ hội rửa lá lúa là phong tục đặc sắc, tưởng nhớ công ơn người mở đất cho...
  • Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa Bình
    Hằng năm cứ đến ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch, người Mường tại Hòa Bình lại nô nức kéo nhau về thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc để cùng nhau tổ chức và tham dự lễ hội cồng chiêng độc đáo được tổ chức...
  • Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa BìnhẢnh Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa Bình
    Chùa Tiên (Hòa Bình) là một địa chỉ du lịch ngày nay đã được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những động thạch...
  • Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa BìnhẢnh Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa Bình
    Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Lễ hội xuống đồng) là lễ mở cửa rừng của người Mường ở Hòa Bình được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 8 tháng 1 Âm lịch với ý nghĩa năm mới cầu mong mùa màng thịnh vượng, may...
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa BìnhẢnh Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa Bình
    (lehoi.org) - Ngày 2/10, tại Sân vận động tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (1886-2011), 20 năm ngày tái lập tỉnh (1991-2011) và khai mạc Lễ hội văn hóa...
  • Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa BìnhẢnh Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa Bình
    (lehoi.org) - Ngày 21/2/2010 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là Lễ xuống đồng của người Mường Bi đã diễn ra tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ...

Ghi chú bài viết Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Ngày 2/10, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình sẽ long trọng tổ chức Lễ hội văn hóa cồng...