- Về đầu bài viết
- Ảnh: Internet
- Ảnh: Trung tâm sách kỷ lục VN đã trao quyết định xác lập kỷ lục màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất, với sự tham gia của số lượng diễn viên đông nhất.
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa Bình
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa Bình
Trong các ngày 30/9 và 01/10 trước lễ kỷ niệm đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, trong đó có các hoạt động như: Triển lãm nghệ thuật đương đại “Đất Mường” và Festival văn hóa truyền thống dân tộc Mường; Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch; trưng bày hiện vật bảo tàng; hội thảo khoa học “Bảo tồn phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng”; triển lãm thành tựu KT-XH…
Một phần trình diễn văn nghệ tại ngày Hội
Ngày 01/10/2011, cũng trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa Cồng chiêng, Ban tổ chức Lễ kỷ niệm và Lễ hội của tỉnh đã tổ chức khai mạc Hội trại văn hóa Ẩm thực và hàng lưu niệm tỉnh Hòa Bình năm 2011 tại Trung tâm giải trí Sao Mai - Cung văn hóa tỉnh.
Tham gia Hội trại văn hóa ẩm thực và hàng lưu niệm có sự tham gia của 11 huyện, thành phố và 6 doanh nghiệp dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Mỗi đơn vị đều lựa chọn những món ăn, hàng lưu niệm đặc sắc riêng của dân tộc và các vùng miền tạo nên một Hội trại phong phú hấp dẫn thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến tham quan, mua sắm.
Hội trại văn hóa ẩm thực và hàng lưu niệm tỉnh Hòa Bình 2011 còn là dịp để các địa phương, doanh nghiệp giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời là cơ hội để các địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh thể hiện thế mạnh những sở trường, khả năng cạnh tranh của mình, từ đó quảng bá rộng rãi những món ăn đặc sắc và mặt hàng lưu niệm tiêu biểu đến bạn bè du khách gần xa. Hoạt động này cũng góp phần bảo tồn, phát huy và gìn giữ các giá trị bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc sinh sống trên địa bản tỉnh Hòa Bình.
Ngày 2/10, Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ I được tổ chức là dịp để Hòa Bình quảng bá hình ảnh văn hóa Mường Hòa Bình đến với bè bạn trong nước và quốc tế; là dịp để tôn vinh, bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng.
Quyết định xác lập kỷ lục màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất, với sự tham gia của số lượng diễn viên đông nhất.
Màn trình tấu cồng chiêng độc đáo và ấn tượng với sự tham gia của 1.400 nghệ nhân, diễn viên của 11 huyện, thành phố trong tỉnh và nhiều đoàn cồng chiêng đến từ các tỉnh, thành phố khác…Màn trình diễn tổ khúc âm nhạc cồng chiêng Vật báu hồn thiêng gồm 3 chương: Tình yêu đất Mường, Dậy chiêng, Hồn thiêng sông núi đã được Trung tâm sách kỷ lục VN đã trao quyết định xác lập kỷ lục màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất, với sự tham gia của số lượng diễn viên đông nhất.
Chiều và tối cùng ngày, trong khuôn khổ Lễ hội cồng chiêng, đã diễn ra cuộc diễu hành cồng chiêng đường phố với sự tham gia của các nghệ nhân đến từ các tỉnh: Đăk Lăk, Phú Thọ, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, khai mạc Liên hoan trình tấu cồng chiêng; thi Trang phục phụ nữ các dân tộc...
Hòa Bình là một tỉnh có bề dày lịch sử với nền văn hóa nổi tiếng hàng vạn năm. Mảnh đất Hòa Bình là nơi sinh sống của cộng đồng 7 dân tộc Thái, Tày, Dao, Mường, Kinh, Mông, Hoa. Mỗi dân tộc có một nét riêng, từ phong tục, tập quán, nếp nghĩ, nếp làm ăn trong sinh hoạt hàng ngày, song lại có cái chung, đậm nét của nhân dân các dân tộc miền núi: nghị lực trong cuộc sống đầy khó khăn vất vả, cần cù lao động, đức tính thật thà, chân chất và mến khách, giàu lòng nhân ái, tình gắn bó keo sơn giữa những người cùng cộng đồng. Văn hoá Mường độc đáo có giá trị về khoa học, dân tộc học và khảo cổ học trong tiến trình lịch sử của cộng đồng các dân tộc Việt./.
Bài viết về Hoà Bình liên quan
- Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người Mường
Hội hát Sắc bùa hay còn gọi là xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn nhất của người Mường thường diễn ra vào mùa xuân, đặc biệt là các ngày Tết. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa, phong tục không...
- Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa Bình
Lễ khai hạ Mường Thàng là tục lệ hàng năm của dân tộc Mường ở Cao Phong để cầu mùa và mở cửa rừng. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, khắp các bản Mường lại ngân vang tiếng chiêng khai hội, cầu một năm mưa thuận...
- Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa Bình
Lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh tín ngưỡng, phong tục tập quán...
- Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa Bình
Lễ hội đền Chúa Thác Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, dòng người khắp bốn phương đổ về lễ tạ, hòa vào không khí náo nhiệt và vui tươi...
-
- Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa Bình
Hội Xên Mường huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Hội thường mở vào mùa hoa ban nở, thể hiện ước vọng lớn lao của đồng bào nơi đây về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh...
- Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng Yên
Hội chùa Tứ Pháp diễn ra hàng năm tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Chùa Pháp Vân còn có tên gọi khác là Thái...
- Lễ hội đình Trung tại Hòa Bình
Hàng năm, cứ đến giữa tháng 11, người dân trên mảnh đất giàu truyền thống anh hùng xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ hội tại đình Trung để tưởng nhớ công lao to lớn của 7 vị vua cha...
- Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa Bình
Lễ cầu phúc Đình Cổi được Người Mường ở xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình duy trì qua nhiều thế hệ; giờ đây đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người dân nơi đây. Lễ cầu...
- Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa Bình
Lễ cầu phúc là lễ hội tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ thần của người thái tại Mai Châu, Hòa Bình. Tháng 8 âm lịch hàng năm, vào lúc chuẩn bị cày vụ mùa mới, người Thái tổ chức lễ cầu phúc để cầu thần linh...
-
- Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa Bình
Lễ hội rửa lá lúa được người Mường tổ chức khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch tại xã Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ hội rửa lá lúa là phong tục đặc sắc, tưởng nhớ công ơn người mở đất cho...
- Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa Bình
Hằng năm cứ đến ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch, người Mường tại Hòa Bình lại nô nức kéo nhau về thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc để cùng nhau tổ chức và tham dự lễ hội cồng chiêng độc đáo được tổ chức...
- Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa Bình
Chùa Tiên (Hòa Bình) là một địa chỉ du lịch ngày nay đã được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những động thạch...
- Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa Bình
Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Lễ hội xuống đồng) là lễ mở cửa rừng của người Mường ở Hòa Bình được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 8 tháng 1 Âm lịch với ý nghĩa năm mới cầu mong mùa màng thịnh vượng, may...
- Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa Bình
(lehoi.org) - Ngày 21/2/2010 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là Lễ xuống đồng của người Mường Bi đã diễn ra tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ...
Ghi chú bài viết Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa Bình
Từ khóa:
(lehoi.org) - Ngày 2/10, tại Sân vận động tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (1886-2011), 20 năm ngày tái lập tỉnh (1991-2011) và...