Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người Mường

Thời gian: 1/1- 7/1 Âm lịch
Hội hát Sắc bùa hay còn gọi là xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn nhất của người Mường thường diễn ra vào mùa xuân, đặc biệt là các ngày Tết. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa, phong tục không thể thiếu làm nên cái Tết cổ truyền đáng nhớ của người Mường xưa. Âm vang cồng chiêng mà điểm nhấn là những tiếng "khầm" như làn sóng, như sức mạnh xua đuổi ma quỷ và những điều không may. 
Vào những ngày đầu xuân năm mới, tiếng cồng của hội Sắc bùa vang lên và dừng chân hết nhà này sang nhà khác làm không khí xuân thêm rộn rã. Âm thanh của tiếng cồng chiêng, điệu hát cùng lời chúc xuân khiến mọi người gắn kết hơn, làm đẹp cho bản làng mỗi độ xuân về. 
Hội Sắc bùa thực chất là hình thức diễn xướng dân gian của dân tộc Mường gắn với nghi lễ nông nghiệp, cầu mong năm mới phát tài, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, mọi nhà đều bình an, may mắn. 
Theo tục lệ, "phường bùa" tên gọi của nhóm nhạc cồng chiêng thường có từ 12 người trở lên, họ đều là những người biết hát những điệu hát dân gian của dân tộc Mường, sẽ đến thăm những gia đình trong bản và hát những lời hát chúc Tết. Hội hát Sắc bùa thường tổ chức từ mùng 1 Tết và kéo dài khoảng 7-15 ngày. 
Đứng đầu phường bùa là một thầy thường có giọng hát hay và có tài ứng tác. Phường bùa xuất phát từ khu nhà để cồng chiêng sau khi thầy thường đọc lời xuất phát. Phường bùa vừa đi vừa đánh những bài cồng chiêng khác nhau và hát những bài tùy hứng. Tiếng cồng chiêng hòa quyện cùng tiếng hát làm không khí những ngày đầu năm thêm rộn ràng. Phường bùa đi đến đâu cũng thu hút rất đông người dân bản đi theo xem hát khiến khắp các bản làng đông vui, nhộn nhịp. 
Phường bùa sẽ ghé qua nhiều gia đình và hát những lời chúc Tết. Khi tới nhà nào đó, phường bùa sẽ đánh cồng và hát bài mở cổng để chủ nhà ra mở cổng đón vào. Nếu nhà nào không mời phường bùa lên gác thì chủ nhà sẽ trao cho thầy thường một thúng thóc nhỏ để làm quà còn thầy thường sẽ hát bài phát rác tạ ơn chủ nhà. Nhà nào muốn giữ phường bùa ở lại thì bê ra đặt ở cầu thang một mâm gồm chai rượu, vài chiếc cốc, hai bát to đựng gạo trên có cắm bốn nén hương, một đĩa trầu cau rồi mời phường bùa hát tiếp. Thầy thường và chủ nhà sẽ hát đối đáp nhau. Nếu phường bùa hát kém sẽ không được mời lên gác và phải chịu đói. Khi phường bùa ra về, thầy thường sẽ hát chào, chúc chủ nhà sống lâu, mạnh khỏe. Còn gia chủ mang quà, bánh, thóc, gạo tặng phường bùa để cảm ơn. 
Điểm đặc sắc và cuốn hút của hội hát Sắc bùa là tất cả mọi hành động, cử chỉ, thái độ đều biểu hiện qua lời hát. Độc đáo nhất là khả năng ứng đối của chủ nhà và phường bùa. Hội hát Sắc bùa mang đậm nét văn hóa của người Mường.

Bài viết về Hoà Bình liên quan

  • Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa BìnhẢnh Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa Bình
    Lễ khai hạ Mường Thàng là tục lệ hàng năm của dân tộc Mường ở Cao Phong để cầu mùa và mở cửa rừng. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, khắp các bản Mường lại ngân vang tiếng chiêng khai hội, cầu một năm mưa thuận...
  • Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa BìnhẢnh Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa Bình
    Lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh tín ngưỡng, phong tục tập quán...
  • Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa BìnhẢnh Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa Bình
    Lễ hội đền Chúa Thác Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, dòng người khắp bốn phương đổ về lễ tạ, hòa vào không khí náo nhiệt và vui tươi...
  • Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa BìnhẢnh Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa Bình
    Hội Xên Mường huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Hội thường mở vào mùa hoa ban nở, thể hiện ước vọng lớn lao của đồng bào nơi đây về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh...
  • Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng YênẢnh Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng Yên
    Hội chùa Tứ Pháp diễn ra hàng năm tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Chùa Pháp Vân còn có tên gọi khác là Thái...
  • Lễ hội đình Trung tại Hòa BìnhẢnh Lễ hội đình Trung tại Hòa Bình
    Hàng năm, cứ đến giữa tháng 11, người dân trên mảnh đất giàu truyền thống anh hùng xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ hội tại đình Trung để tưởng nhớ công lao to lớn của 7 vị vua cha...
  • Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa Bình
    Lễ cầu phúc Đình Cổi được Người Mường ở xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình duy trì qua nhiều thế hệ; giờ đây đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người dân nơi đây. Lễ cầu...
  • Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa BìnhẢnh Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa Bình
    Lễ cầu phúc là lễ hội tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ thần của người thái tại Mai Châu, Hòa Bình. Tháng 8 âm lịch hàng năm, vào lúc chuẩn bị cày vụ mùa mới, người Thái tổ chức lễ cầu phúc để cầu thần linh...
  • Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa Bình
    Lễ hội rửa lá lúa được người Mường tổ chức khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch tại xã Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ hội rửa lá lúa là phong tục đặc sắc, tưởng nhớ công ơn người mở đất cho...
  • Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa Bình
    Hằng năm cứ đến ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch, người Mường tại Hòa Bình lại nô nức kéo nhau về thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc để cùng nhau tổ chức và tham dự lễ hội cồng chiêng độc đáo được tổ chức...
  • Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa BìnhẢnh Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa Bình
    Chùa Tiên (Hòa Bình) là một địa chỉ du lịch ngày nay đã được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những động thạch...
  • Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa BìnhẢnh Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa Bình
    Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Lễ hội xuống đồng) là lễ mở cửa rừng của người Mường ở Hòa Bình được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 8 tháng 1 Âm lịch với ý nghĩa năm mới cầu mong mùa màng thịnh vượng, may...
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa BìnhẢnh Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa Bình
    (lehoi.org) - Ngày 2/10, tại Sân vận động tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (1886-2011), 20 năm ngày tái lập tỉnh (1991-2011) và khai mạc Lễ hội văn hóa...
  • Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa BìnhẢnh Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa Bình
    (lehoi.org) - Ngày 21/2/2010 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là Lễ xuống đồng của người Mường Bi đã diễn ra tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ...

Ghi chú bài viết Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người Mường

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người Mường, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Hội hát Sắc bùa hay còn gọi là xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn nhất của người Mường thường diễn ra vào mùa xuân, đặc biệt là các ngày Tết. Đây...