Mục lục:
Hội hát trống quân Đức Bác tại Vĩnh Phúc
Thời gian: 1/1- 3/1 Âm lịch
Tục hát trống quân đã được người dân xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lưu truyền bao đời nay. Hát trống quân là loại hình sinh hoạt âm nhạc dân gian đặc sắc của người dân Đức Bác. Theo phong tục, hội trống quân Đức Bác diễn ra trong 3 ngày đầu tháng giêng nhằm mục đích cầu may mắn, bình an và hạnh phúc cho dân làng.
Đào kép trong hội hát trống quân Đức Bác
Tục hát trống quân đã được người dân xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lưu truyền bao đời nay. Hát trống quân là loại hình sinh hoạt âm nhạc dân gian đặc sắc của người dân Đức Bác. Theo phong tục, hội trống quân Đức Bác diễn ra trong 3 ngày đầu tháng giêng nhằm mục đích cầu may mắn, bình an và hạnh phúc cho dân làng.
Đào kép trong hội hát trống quân Đức Bác
Đức Bác là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa nằm bên bờ sông Lô, cái nôi của làn điệu trống quân đầy mê hoặc. Hát trống quân là hình thức sinh hoạt văn hóa có từ lâu đời ở vùng đất này gắn với huyền tích về một trận lũ lớn ở sông Lô thưở xưa đã chia cắt một phần đất thuộc xã Đức Bác sang xã Phù Ninh (Phú Thọ). Khúc sông Lô ấy còn gắn với sự tích con gái cả của vua Hùng theo thuyền xuôi dòng bị sóng lớn nhấm chìm. Còn một truyền thuyết nữa kể về một bé gái được mẹ xinh ra trong giấc mộng, tự xưng là Nương công chúa theo Hai Bà Trưng đánh giặc. Chiến thắng trở về, cô hóa trên vùng đất này. Thấy linh thiêng, người dân Đức Bác sang Phù Ninh xin tên nàng về lập đền thờ. Từ đó, hai xã có quan hệ nước nghĩa, hàng năm người dân Đức Bác sang đón người Phù Ninh qua sông làm lễ tế thờ. Hội hát trống quân Đức Bác (hay còn gọi là Hội khai xuân Cầu Đinh) ra đời từ đó, được tổ chức trong 3 ngày đầu tháng Giêng hàng năm.
Theo thông lệ, đến giữa Ngọ ngày mồng 1 Tết, các chàng trai Đức Bác trong trang phục quần trắng, áo trắng, đầu buộc khăn đỏ, đai lưng đỏ đeo trống kéo nhau ra bến quán đón đào sang hội. Điệu hát được đệm bằng trống nhỏ mặt da, tang gỗ có dây đeo bằng lụa hồng. Cuộc hát đôi diễn ra liên tục từ bến quán đến làng Xốm, cho đến khi về đến cửa đình của làng thì mới mãn cuộc. Điều hấp dẫn, lôi cuốn trong hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp chặt chẽ giữa làn điệu và tiết tấu. Những chàng trai Đức Bác và những cô đào Phù Nình thể hiện những khúc hát trao tình, những câu hát đối đáp khéo léo. Sau mỗi câu hát đều được đệm bằng câu hát "kìa hởi a trống quân" giống như lời khẳng định nguồn cội, phân chia tuần tự không đứt quãng giữa đôi bên.
Hội hát trống quân Đức Bác là một sân chơi bổ ích và thú vị vào những ngày đầu năm mới cho người dân nơi đây sau những ngày làm việc vất vả trong năm cũ và chào đón năm mới an khang thịnh vượng.
Bài viết về Vĩnh Phúc liên quan
- Hàng nghìn ngọn nến lung linh trong đêm hội hoa đăng Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc
Đêm hội hoa đăng Tây Thiên được tổ chức vào rằm tháng 2 âm lịch hàng năm tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Hội hoa đăng là nét đẹp văn hóa tâm linh, một lễ hội truyền thống mang lại giá trị tinh thần lớn với người...
- Hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) vỡ trận vì mở cửa miễn phí
Sáng ngày 4/3 (tức 17 tháng Giêng âm lịch), lễ hội chọi trâu Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc mở cửa miễn phí khiến khán giả tới xem quá đông, dẫn tới tình trang quá tải. Khu vực khán đài A sẽ được...
- Lễ hội đền Ngô Tướng Công
Lễ hội đền Ngô Tướng Công thường diễn ra vào mỗi dịp tết đến xuân về, tại xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 9 đến 11 tháng Giêng âm lịch, lễ hội đền Ngô Tướng Công lại tưng bừng...
- Lễ hội đền Thính ở Vĩnh Phúc
Đền Thính là một ngôi đền tọa lạc ở vùng đồng bằng Yên Lạc, dường như ngôi đền đã tách biệt khỏi sự náo nhiệt của trung tâm thị trấn Yên Lạc. Nhân dân xứ Đoài đã lập 5 cung để thờ Thánh Tản- là một trong...
-
- Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan ở Vĩnh Phúc
Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức hàng năm, vào ngày mồng 8 đến mồng 8 tháng Giêng âm lịch. Trong ngày hội, người dân trong vùng và du...
- Lễ hội rước cây bông ở Vĩnh Phúc
Mỗi dịp xuân về, người dân xã làng Thượng Yên - Đồng Thịnh - Sông Lô- tỉnh Vĩnh Phúc lại tưng bừng mở hội Rước cây bông. Mỗi năm, một làng sẽ được vinh dự rước cây bông tại đền Thượng. Làng Thượng Yên...
- Chen lấn, giẫm đạp cướp chiếu cói cầu quý tử ở lễ hội Đúc Bụt
Đến hẹn lại lên từ mùng 7-9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc mở hội Đúc Bụt tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Tương truyền, người nào cướp được chiếu...
- Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc
Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc diễn ra hàng năm vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch. Đây là ngày hội của 3 làng Mậu Thông, Mậu Lâm và Vĩnh Thịnh thuộc phường Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc....
- Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc
Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc thường tổ chức hàng năm tại làng Địa Tang, thuộc địa phận huyện Vĩnh Tường. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến 23 tháng Giêng âm lịch. Đối tượng được người dân làng Địa Tang...
-
- Không gian văn hóa hội Rưng tại Vĩnh Phúc
Hội Rưng tổ chức ngày mùng 6 Tết âm lịch một trong những hội làng truyền thống đặc sắc nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Người dân Tứ Trưng tổ chức hội Rưng với mong ước cả năm đó có được cuộc sống ấm no, hạnh...
- Hội làng Bồ Sao tại Vĩnh Phúc
Hội làng Bồ Sao được tổ chức tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Đuông. Đền Đuông thờ Đông Hải Long Vương, con thứ 25 trong số 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Làng Bồ Sao nằm ở ngã...
- Hội bơi trải trên sông Cánh tại Hương Canh - Vĩnh Phúc
Xưa kia, cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm, nước sông Cánh dâng cao, khắp từ Bến Ươm, Cầu Sổ, Đồng Mong, Cầu Treo, Đồng Máy là một biển nước mênh mông. Thời điểm đó, người dân Hương Canh cày cấy xong vụ...
- Hội đánh cờ tại Vĩnh Phúc
Hội đánh cờ diễn ra từ ngày 10-14/9 dương lịch tại làng Bích Đại và Đồng Vệ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đánh cờ tướng là trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần để giải trí mà còn thể hiện tinh thần...
- Lễ hội chọi trâu Hải Lựu tỉnh Vĩnh Phúc
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (còn gọi là đấu ngưu) được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại. Lễ hội chọi trâu là một tập tục cổ xưa, di sản văn...
Ghi chú bài viết Hội hát trống quân Đức Bác tại Vĩnh Phúc
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Hội hát trống quân Đức Bác tại Vĩnh Phúc, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Tục hát trống quân đã được người dân xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lưu truyền bao đời nay. Hát trống quân là loại hình sinh hoạt âm nhạc dân...
Từ khóa:
Tục hát trống quân đã được người dân xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lưu truyền bao đời nay. Hát trống quân là loại hình sinh hoạt âm nhạc dân...