Lễ hội đền Thính ở Vĩnh Phúc

Thời gian: 6/1- 20/1 Âm lịch
Đền Thính là một ngôi đền tọa lạc ở vùng đồng bằng Yên Lạc, dường như ngôi đền đã tách biệt khỏi sự náo nhiệt của trung tâm thị trấn Yên Lạc. Nhân dân xứ Đoài đã lập 5 cung để thờ Thánh Tản- là một trong tứ bất tử của người Việt Nam, đó là Trung Cung, Tây Cung, Bắc Cung và Nam Cung.

Đội tế lễ
Đội tế lễ

Đền Thính được xây dựng từ rất lâu, cách đây khoảng 20 thế kỷ. Ngôi đền thờ đức thánh Tản Viên nên còn được gọi là đền Thánh, còn gọi là đền Thính. Thần phả truyền rằng: Đức thánh Tản vẫn còn được gọi là Sơn Tinh, có tên húy là Nguyễn Tuấn. Ông mồ côi cha từ nhỏ, sống với mẹ và hai người anh em họ là Nguyễn Sùng và Nguyễn Hiển. Hàng ngày 3 anh em đều lên núi phát rẫy làm nương. Nơi đây, họ đã gặp được bà chúa thượng ngàn, và được bà nhận làm con nuôi và tặng cho một chiếc gậy đầu tử đầu sinh. 

Lễ hội đền Thính ở Vĩnh Phúc
Lễ hội đền Thính ở Vĩnh Phúc

Sau chiến thắng Thủy Tinh, Sơn Tinh cưới được công chúa Ngọc Hoa, ông đã từ chối ngai vàng và cùng hai em đi du ngoạn, giúp dân khai hoang đất đai, trị thủy, nên được người dân rất tôn kính. Khi đi đến vùng Tam Hồng, ông đã cho quân nghỉ chân tại đây, dạy người dân trồng lúa, đánh cá. Dần làng thấy Đức thánh đã đi, chỉ còn sót lại một số gói thính nên sau này đã lập đền thờ và đặt tên là đền Thính. 

Hàng năm, cứ đến ngày mồng 6 cho đến ngày 20 tháng Giêng âm lịch, lễ hội đền Thính lại mở hội. Lễ hội gồm phần lễ tế, rước kiệu từ các làng, và phần hội với nhiều trò chơi dân gian.


Từ sáng ngày mồng 6 tháng Giêng, người dân nô nức kéo nhau về đến chính để trẩy hội. Công việc chuẩn bị cho lễ hội cũng khá công phu. Trước tiên là chọn đội tế lễ, thông thường là có 8 đến 14 cụ ông. Một cụ sẽ được chọn là chủ tể, 2 cụ được chọn làm Đông xướng và Tây xướng, 2 cụ bồi tế, 4 dâng nhang, hoa.... 6 cụ chấp kích.

Người dân tập trung về đền Thính để tham gia các trò chơi dân gian
Người dân tập trung về đền Thính để tham gia các trò chơi dân gian

Ban tế được chia là 2 đội, là đội nam và đội nữ. Mỗi đội thường gồm 21 người, trong đó có một người được chọn là chủ tế. Sau lễ khai mạc, các thôn trong và ngoài xã sẽ rước riệu từ Đình thờ làng mình đến đền Thính như đã đăng ký. Khi đám rước của mỗi thôn về tới đình, cuộc tế lễ sẽ chính thức bắt đầu. 

Những năm gần đây, lễ hội Đền Thính càng càng càng đông, náo nhiệt hơn, vui vẻ hơn. Những cô gái trẻ khăn áo sênh sang đứng quây quần bên đu quay, các chàng trai hăng hái vào sới vật, các cụ già thì đứng bên những chú gà chọi, nhưng thu hút nhiều người xem nhất vẫn là bàn cờ tướng, và trận cờ người.


Hàng năm, cứ đến ngày mở hội, Đền Thính lại rực rỡ cờ hoa, lòng người hân hoan, nô nức kéo nhau về trẩy hội, tạo nên một không khí tưng bừng. 

Bài viết về Vĩnh Phúc liên quan

  • Hàng nghìn ngọn nến lung linh trong đêm hội hoa đăng Tây Thiên tỉnh Vĩnh PhúcẢnh Hàng nghìn ngọn nến lung linh trong đêm hội hoa đăng Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc
    Đêm hội hoa đăng Tây Thiên được tổ chức vào rằm tháng 2 âm lịch hàng năm tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Hội hoa đăng là nét đẹp văn hóa tâm linh, một lễ hội truyền thống mang lại giá trị tinh thần lớn với người...
  • Hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) vỡ trận vì mở cửa miễn phíẢnh Hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) vỡ trận vì mở cửa miễn phí
    Sáng ngày 4/3 (tức 17 tháng Giêng âm lịch), lễ hội chọi trâu Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc mở cửa miễn phí khiến khán giả tới xem quá đông, dẫn tới tình trang quá tải. Khu vực khán đài A sẽ được...
  • Lễ hội đền Ngô Tướng CôngẢnh Lễ hội đền Ngô Tướng Công
    Lễ hội đền Ngô Tướng Công thường diễn ra vào mỗi dịp tết đến xuân về, tại xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 9 đến 11 tháng Giêng âm lịch, lễ hội đền Ngô Tướng Công lại tưng bừng...
  • Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan ở Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan ở Vĩnh Phúc
    Lễ hội kéo co truyền thống làng Hoà Loan, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức hàng năm, vào ngày mồng 8 đến mồng 8 tháng Giêng âm lịch. Trong ngày hội, người dân trong vùng và du...
  • Lễ hội rước cây bông ở Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội rước cây bông ở Vĩnh Phúc
    Mỗi dịp xuân về, người dân xã làng Thượng Yên - Đồng Thịnh - Sông Lô- tỉnh Vĩnh Phúc lại tưng bừng mở hội Rước cây bông. Mỗi năm, một làng sẽ được vinh dự rước cây bông tại đền Thượng. Làng Thượng Yên...
  • Chen lấn, giẫm đạp cướp chiếu cói cầu quý tử ở lễ hội Đúc BụtẢnh Chen lấn, giẫm đạp cướp chiếu cói cầu quý tử ở lễ hội Đúc Bụt
    Đến hẹn lại lên từ mùng 7-9 tháng Giêng, người dân thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc mở hội Đúc Bụt tại miếu Bà thờ công chúa Ngọc Kinh. Tương truyền, người nào cướp được chiếu...
  • Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc
    Lễ hội khai xuân Khánh Hạ tại Vĩnh Phúc diễn ra hàng năm vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch. Đây là ngày hội của 3 làng Mậu Thông, Mậu Lâm và Vĩnh Thịnh thuộc phường Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc....
  • Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh PhúcẢnh Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc
    Hội Xuân làng Thổ Tang ở Vĩnh Phúc thường tổ chức hàng năm tại làng Địa Tang, thuộc địa phận huyện Vĩnh Tường. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến 23 tháng Giêng âm lịch. Đối tượng được người dân làng Địa Tang...
  • Không gian văn hóa hội Rưng tại Vĩnh PhúcẢnh Không gian văn hóa hội Rưng tại Vĩnh Phúc
    Hội Rưng tổ chức ngày mùng 6 Tết âm lịch một trong những hội làng truyền thống đặc sắc nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Người dân Tứ Trưng tổ chức hội Rưng với mong ước cả năm đó có được cuộc sống ấm no, hạnh...
  • Hội làng Bồ Sao tại Vĩnh PhúcẢnh Hội làng Bồ Sao tại Vĩnh Phúc
    Hội làng Bồ Sao được tổ chức tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Đuông. Đền Đuông thờ Đông Hải Long Vương, con thứ 25 trong số 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Làng Bồ Sao nằm ở ngã...
  • Hội bơi trải trên sông Cánh tại Hương Canh - Vĩnh PhúcẢnh Hội bơi trải trên sông Cánh tại Hương Canh - Vĩnh Phúc
    Xưa kia, cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm, nước sông Cánh dâng cao, khắp từ Bến Ươm, Cầu Sổ, Đồng Mong, Cầu Treo, Đồng Máy là một biển nước mênh mông. Thời điểm đó, người dân Hương Canh cày cấy xong vụ...
  • Hội hát trống quân Đức Bác tại Vĩnh PhúcẢnh Hội hát trống quân Đức Bác tại Vĩnh Phúc
    Tục hát trống quân đã được người dân xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lưu truyền bao đời nay. Hát trống quân là loại hình sinh hoạt âm nhạc dân gian đặc sắc của người dân Đức Bác. Theo phong...
  • Hội đánh cờ tại Vĩnh PhúcẢnh Hội đánh cờ tại Vĩnh Phúc
    Hội đánh cờ diễn ra từ ngày 10-14/9 dương lịch tại làng Bích Đại và Đồng Vệ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đánh cờ tướng là trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần để giải trí mà còn thể hiện tinh thần...
  • Lễ hội chọi trâu Hải Lựu tỉnh Vĩnh PhúcẢnh Lễ hội chọi trâu Hải Lựu tỉnh Vĩnh Phúc
    Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (còn gọi là đấu ngưu) được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại. Lễ hội chọi trâu là một tập tục cổ xưa, di sản văn...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội đền Thính ở Vĩnh Phúc

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đền Thính ở Vĩnh Phúc, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Đền Thính là một ngôi đền tọa lạc ở vùng đồng bằng Yên Lạc, dường như ngôi đền đã tách biệt khỏi sự náo nhiệt của trung tâm thị trấn Yên Lạc. Nhân dân xứ...