Mục lục:
- Về đầu bài viết
- Ảnh: Lượng khách kéo đến lễ hội Chùa Tiên càng ngày càng đông
- Ảnh: Khu buôn bán bên cạnh Chùa Tiên của của người dân địa phương
- Ảnh: Đoàn diễu hành nghi lễ Chùa Tiên, Hòa Bình
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa Bình
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa Bình
Thời gian: 4/1- 6/1 Âm lịch
Chùa Tiên (Hòa Bình) là một địa chỉ du lịch ngày nay đã được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những động thạch nhũ kỳ ảo và những đồi núi xanh mướt. Lễ hội Chùa Tiên đã có từ thời xa xưa và ngày nay đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm lễ hội lại được tổ chức đông vui hơn, quy mô hơn, thu hút du khách bốn phương tìm về nhiều hơn. Gọi tên là lễ hội Chùa Tiên, nhưng đây là lễ hội chung cho cả khu di tích mà địa điểm chính được đặt ở Chùa Tiên.
Chùa Tiên (Hòa Bình) là một địa chỉ du lịch ngày nay đã được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những động thạch nhũ kỳ ảo và những đồi núi xanh mướt. Lễ hội Chùa Tiên đã có từ thời xa xưa và ngày nay đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm lễ hội lại được tổ chức đông vui hơn, quy mô hơn, thu hút du khách bốn phương tìm về nhiều hơn. Gọi tên là lễ hội Chùa Tiên, nhưng đây là lễ hội chung cho cả khu di tích mà địa điểm chính được đặt ở Chùa Tiên.
Đến với Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hang động Chùa Tiên là đến với tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Du khách sẽ được tìm hiểu về Phong tục thờ Mẫu qua các di tích lịch sử như Đền Mẫu, Đền Trình, Chùa Tiên và các hang động được mang tên các vị thánh trong tín ngưỡng thờ Tứ phủ. Đồng thời du khách còn được khám phá những hang động còn lưu giữ những dấu vết của người Việt cổ. Ngoài ra còn có cơ hội được chiêm ngưỡng từng đàn cò trắng bay lượn dập dờn trên cánh đồng bát ngát màu xanh, chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ mà tạo hóa đã ban tặng trong các hang động,...
Mùa xuân cũng là mùa trẩy hội của du lịch Chùa Tiên thuộc xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Lễ hội chính được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 6 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng Ba âm lịch.
Du khách đến với lễ hội Chùa Tiên sẽ được thưởng thức một di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Những chiếc kiệu như từ trong truyền thuyết, vừa cổ xưa, vừa mới mẻ, vừa lạ vừa quen, vừa bình dị lại vừa thiêng liêng. Trung tâm của đám rước là những chiếc kiệu Thành hoàng làng được khiêng trên đôi vai của các nam thanh nữ tú dân tộc Mường. Kiệu Thành hoàng có thể chạy, có thể đi, có thể bay khi có niềm tin và niềm tin thăng hoa.
Các vị thần được thờ tại cụm di tích là Tam vị Tản viên và tứ vị Thánh Nương theo các sắc phong hiện còn được lưu giữ tại di tích do các triều vua phong tặng: Tự Đức thứ 6 (1853), Tự Đức thứ 33 (1880), Đồng Khánh thứ 2 (1887), Duy Tân thứ 3 (1909), Khải Định thứ 9 (1924) sắc chỉ cho xã Nhượng Lão (nay là xã Phú Lão). Các vị này đều được sắc phong là Thượng đẳng thần.
Quần thể khu di tích Chùa Tiên xã Phú Lão bao gồm hơn 20 điểm di tích gồm nhiều loại hình như di tích lịch sử văn hoá, thắng cảnh, khảo cổ như: Đền Mẫu, Đền Trình, Đình Trung, Chùa Tiên, Động Châu Sơn, Động Tam Toà, Động Thuỷ Tiên, Động giải oan, động Cô Chín, động Ông Hoàng Bảy, Thung lũng tình yêu, suối vàng, suối bạc,... thăm hệ sinh thái thực vật, được bơi thuyền trên hồ đập Rập Bếch Bai Côm....Quần thể di tích này toạ lạc trong thung lũng của hai thôn Lão Nội và Lão Ngoại, được che chắn xung quanh bởi hai dãy núi trải dài như hai con rồng khổng lồ như đang muốn vươn mình tới trời xanh.
Đến nơi đây du khách như được trở về với cội nguồn, được hòa mình với mây trời sắc núi, để rồi như cảm thấy tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng. Một ngày không xa khi tuyến cáp treo nối liền quần thể di tích Chùa Hương với Chùa Tiên hoàn thành thì chắc chắn nơi đây sẽ là điểm tham quan, thưởng ngoạn, hội tụ tâm linh, thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Bài viết về Hoà Bình liên quan
- Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người Mường
Hội hát Sắc bùa hay còn gọi là xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn nhất của người Mường thường diễn ra vào mùa xuân, đặc biệt là các ngày Tết. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa, phong tục không...
- Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa Bình
Lễ khai hạ Mường Thàng là tục lệ hàng năm của dân tộc Mường ở Cao Phong để cầu mùa và mở cửa rừng. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, khắp các bản Mường lại ngân vang tiếng chiêng khai hội, cầu một năm mưa thuận...
- Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa Bình
Lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh tín ngưỡng, phong tục tập quán...
- Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa Bình
Lễ hội đền Chúa Thác Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, dòng người khắp bốn phương đổ về lễ tạ, hòa vào không khí náo nhiệt và vui tươi...
-
- Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa Bình
Hội Xên Mường huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Hội thường mở vào mùa hoa ban nở, thể hiện ước vọng lớn lao của đồng bào nơi đây về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh...
- Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng Yên
Hội chùa Tứ Pháp diễn ra hàng năm tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Chùa Pháp Vân còn có tên gọi khác là Thái...
- Lễ hội đình Trung tại Hòa Bình
Hàng năm, cứ đến giữa tháng 11, người dân trên mảnh đất giàu truyền thống anh hùng xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ hội tại đình Trung để tưởng nhớ công lao to lớn của 7 vị vua cha...
- Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa Bình
Lễ cầu phúc Đình Cổi được Người Mường ở xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình duy trì qua nhiều thế hệ; giờ đây đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người dân nơi đây. Lễ cầu...
- Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa Bình
Lễ cầu phúc là lễ hội tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ thần của người thái tại Mai Châu, Hòa Bình. Tháng 8 âm lịch hàng năm, vào lúc chuẩn bị cày vụ mùa mới, người Thái tổ chức lễ cầu phúc để cầu thần linh...
-
- Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa Bình
Lễ hội rửa lá lúa được người Mường tổ chức khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch tại xã Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ hội rửa lá lúa là phong tục đặc sắc, tưởng nhớ công ơn người mở đất cho...
- Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa Bình
Hằng năm cứ đến ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch, người Mường tại Hòa Bình lại nô nức kéo nhau về thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc để cùng nhau tổ chức và tham dự lễ hội cồng chiêng độc đáo được tổ chức...
- Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa Bình
Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Lễ hội xuống đồng) là lễ mở cửa rừng của người Mường ở Hòa Bình được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 8 tháng 1 Âm lịch với ý nghĩa năm mới cầu mong mùa màng thịnh vượng, may...
- Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa Bình
(lehoi.org) - Ngày 2/10, tại Sân vận động tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (1886-2011), 20 năm ngày tái lập tỉnh (1991-2011) và khai mạc Lễ hội văn hóa...
- Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa Bình
(lehoi.org) - Ngày 21/2/2010 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là Lễ xuống đồng của người Mường Bi đã diễn ra tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ...
Ghi chú bài viết Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa Bình
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa Bình, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Chùa Tiên (Hòa Bình) là một địa chỉ du lịch ngày nay đã được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung...
Từ khóa:
Chùa Tiên (Hòa Bình) là một địa chỉ du lịch ngày nay đã được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung...