Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa Bình

Thời gian: 8/1 Âm lịch

Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Lễ hội xuống đồng) là lễ mở cửa rừng của người Mường ở Hòa Bình được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 8 tháng 1 Âm lịch với ý nghĩa năm mới cầu mong mùa màng thịnh vượng, may mắn. Đây là dịp để người dân bản Mường nghỉ ngơi, vui chơi và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tốt đẹp, bình yên.

Ngay từ sáng sớm, dân bản đã chuẩn bị 3 mâm lễ cúng đưa từ nhà trưởng bản ra miếu nơi thờ đức mẹ Hoàng Bà - người có công truyền dạy cho dân Mường biết chăn nuôi gia súc gia cầm, khai mương mở nước, dẫn thủy nhập điền, cày bừa, cấy hái lúa, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải,  ... Miếu còn là nơi cúng cộng đồng gồm: Đức vị vua Cả, vua Quân Thái Hậu, vua 2 thành hoàng Quan Lang bản thổ, 3 vị vua Non.

Thầy cúng thỉnh chiêng khai hội Mường Bi
Thầy cúng thỉnh chiêng khai hội Mường Bi

Sau khi mâm lễ được bày biện xong, chức sắc già làng, trưởng bản, dân làng tề tựu đông đủ, thầy cúng bắt đầu hành lễ.  

Khi thầy cúng gieo quẻ âm dương, các vị thần linh đồng ý sẽ thực hiện nghi lễ rước Thánh ra sân hội. Trên sân hội diễn ra các hoạt động văn nghệ và trò chơi dân gian như: hát ví đối, đâm đuống, ném còn, thi đánh chiêng, đẩy gậy, bắt cá trong chum, bắn nỏ, chọi gà... Dân Mường thỏa thích vui chơi. Xung quanh sân hội có dựng các lán bày sẵn rượu và đồ ăn, ai đói vào ăn rồi lại ra tiếp tục vui chơi.

Dân làng rước Thánh ra sân hội
Dân làng rước Thánh ra sân hội
 
Trong các hoạt động của hội, nội dung chính của Khai hạ Mường Bi là phần thi Chiêng Sắc Bùa, để cầu phúc và cầu đức cho người yên, vật thịnh, tiễn đưa cái cũ, chào đón cái mới. Sắc Bùa là lối trình tấu những bài chiêng kết hợp với hát dân ca. Đội nào đánh hay được tán thưởng thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn.
 
Hội Khai hạ là dịp trai tài gái sắc gặp nhau để tìm hiểu và bày tỏ tình yêu đôi lứa. Trong phần thi hát đối, các chàng trai, cô gái gửi tới nhau những lời nhắn nhủ thầm kín trong lòng: “Hội xuân Khai hạ Mường Bi/Gặp em chưa uống rượu gì đã say/Anh như bông gạo trên cây/Em như lá cỏ may bay giữ đường/Ước gì gió lớn nặng sương/Bông gạo rụng xuống chung đường cỏ may/Gửi nhau câu ví hôm nay/Ước gì mai sẽ thành đôi vợ chồng”. 

Tái hiện nghi lễ xuống đồng, cầu năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu
Tái hiện nghi lễ xuống đồng, cầu năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Trong khi phần hội diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ, Lễ thức xuống đồng được tiến hành. Lễ thức xuống đồng cày mở đầu cho một năm mới làm ăn thịnh vượng. Khi lễ thức xuống đồng xong, dân làng rước Thánh về miếu thờ. Thầy cúng thực hiện nghi lễ: “Con xin tấu lạy Đức mẹ Hoàng Bà, vua quân Thái Hậu, Vua Cun vua Hai. Xin phù hộ độ trì cho khắp bản khắp mường cuộc sống mạnh khỏe ấm no, đất trời mưa thuận gió hòa, dân làng yên ấm”.
 
Sau khi thực hiện nghi lễ 7 tuần dâng cơm và 4 tuần tế lễ, thầy cúng tiễn đưa đức mẹ Hoàng Bà và các vị thần linh về đất thánh. Dân làng lại tiếp tục tưng bừng các hoạt động vui chơi đến khi tan hội./.

Bài viết về Hoà Bình liên quan

  • Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người MườngẢnh Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người Mường
    Hội hát Sắc bùa hay còn gọi là xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn nhất của người Mường thường diễn ra vào mùa xuân, đặc biệt là các ngày Tết. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa, phong tục không...
  • Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa BìnhẢnh Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa Bình
    Lễ khai hạ Mường Thàng là tục lệ hàng năm của dân tộc Mường ở Cao Phong để cầu mùa và mở cửa rừng. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, khắp các bản Mường lại ngân vang tiếng chiêng khai hội, cầu một năm mưa thuận...
  • Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa BìnhẢnh Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa Bình
    Lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh tín ngưỡng, phong tục tập quán...
  • Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa BìnhẢnh Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa Bình
    Lễ hội đền Chúa Thác Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, dòng người khắp bốn phương đổ về lễ tạ, hòa vào không khí náo nhiệt và vui tươi...
  • Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa BìnhẢnh Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa Bình
    Hội Xên Mường huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Hội thường mở vào mùa hoa ban nở, thể hiện ước vọng lớn lao của đồng bào nơi đây về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh...
  • Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng YênẢnh Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng Yên
    Hội chùa Tứ Pháp diễn ra hàng năm tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Chùa Pháp Vân còn có tên gọi khác là Thái...
  • Lễ hội đình Trung tại Hòa BìnhẢnh Lễ hội đình Trung tại Hòa Bình
    Hàng năm, cứ đến giữa tháng 11, người dân trên mảnh đất giàu truyền thống anh hùng xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ hội tại đình Trung để tưởng nhớ công lao to lớn của 7 vị vua cha...
  • Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa Bình
    Lễ cầu phúc Đình Cổi được Người Mường ở xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình duy trì qua nhiều thế hệ; giờ đây đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người dân nơi đây. Lễ cầu...
  • Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa BìnhẢnh Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa Bình
    Lễ cầu phúc là lễ hội tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ thần của người thái tại Mai Châu, Hòa Bình. Tháng 8 âm lịch hàng năm, vào lúc chuẩn bị cày vụ mùa mới, người Thái tổ chức lễ cầu phúc để cầu thần linh...
  • Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa Bình
    Lễ hội rửa lá lúa được người Mường tổ chức khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch tại xã Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ hội rửa lá lúa là phong tục đặc sắc, tưởng nhớ công ơn người mở đất cho...
  • Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa Bình
    Hằng năm cứ đến ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch, người Mường tại Hòa Bình lại nô nức kéo nhau về thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc để cùng nhau tổ chức và tham dự lễ hội cồng chiêng độc đáo được tổ chức...
  • Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa BìnhẢnh Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa Bình
    Chùa Tiên (Hòa Bình) là một địa chỉ du lịch ngày nay đã được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những động thạch...
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa BìnhẢnh Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa Bình
    (lehoi.org) - Ngày 2/10, tại Sân vận động tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (1886-2011), 20 năm ngày tái lập tỉnh (1991-2011) và khai mạc Lễ hội văn hóa...
  • Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa BìnhẢnh Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa Bình
    (lehoi.org) - Ngày 21/2/2010 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là Lễ xuống đồng của người Mường Bi đã diễn ra tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ...

Ghi chú bài viết Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa Bình

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa Bình, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Lễ hội xuống đồng) là lễ mở cửa rừng của người Mường ở Hòa Bình được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 8 tháng 1 Âm lịch với ý nghĩa...