Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa Bình

Lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Mông. Lễ hội Gầu Tào được tổ chức nhằm tạ ơn đất trời, thần linh đã ban tài lộc, cầu mong mọi điều tốt lành sẽ đến với dân bản. 
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông ở Hòa Bình
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông ở Hòa Bình
Gầu Tào trong tiếng Mông có nghĩa là "chơi ngoài trời" hay còn gọi là đạp núi. Lễ hội Gầu Tào được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tháng 12/2012. Lễ hội được UBND tỉnh Hòa Bình chủ trương phục dựng năm 2017. 
Lễ hội Gầu Tào được tổ chức theo hình thức luân phiên. Mỗi năm, dân bản chọn một gia đình trong cộng đồng đứng ra tổ chức. Gia đình nào được chọn tổ chức lễ hội Gầu Tào là một niềm vinh dự lớn. Công việc chuẩn bị cho lễ hội được thực hiện trong suốt 1 năm, trong đó việc tìm và dựng cây nêu là quan trọng nhất. 
Người dân dựng cây nêu trong lễ hội Gầu Tào
Người dân dựng cây nêu trong lễ hội Gầu Tào
Cây tre để làm cây nêu phải thẳng, đều dóng, cao từ 9-12m, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không ra hoa và ngọn cây hướng về phía mặt trời mọc. Cây nêu được trồng trên bãi đất bằng phẳng, ngọn cây bao giờ cũng hướng về hướng Đông - hướng sinh với mong muốn cầu sinh con và cũng là hướng mặt trời mọc với mong ước mùa màng bội thu. Cây nêu được coi là cây thiêng của người Mông, là tín hiệu của hội hè, hạnh phúc và sự ấm no. 
Thầy cúng làm lễ cúng trong lễ hội Gầu Tào
Thầy cúng làm lễ cúng trong lễ hội Gầu Tào
Sau khi dựng xong cây nêu, thầy cúng bắt đầu làm lễ cầu xin thần linh phù hộ cho năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu chúc mọi người mọi nhà yên vui, khỏe mạnh...
Điểm đặc biệt trong lễ hội Gầu Tào là lễ hội không chỉ dành cho đồng bào người Mông nơi đây mà mọi du khách gần xa đều có thể hòa mình vào lễ hội với tiếng khèn rộn rã, những điệu múa ô  và những trò chơi dân gian hấp dẫn. 

Bài viết về Hoà Bình liên quan

  • Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người MườngẢnh Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người Mường
    Hội hát Sắc bùa hay còn gọi là xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn nhất của người Mường thường diễn ra vào mùa xuân, đặc biệt là các ngày Tết. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa, phong tục không...
  • Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa BìnhẢnh Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa Bình
    Lễ khai hạ Mường Thàng là tục lệ hàng năm của dân tộc Mường ở Cao Phong để cầu mùa và mở cửa rừng. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, khắp các bản Mường lại ngân vang tiếng chiêng khai hội, cầu một năm mưa thuận...
  • Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa BìnhẢnh Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa Bình
    Lễ hội đền Chúa Thác Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, dòng người khắp bốn phương đổ về lễ tạ, hòa vào không khí náo nhiệt và vui tươi...
  • Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa BìnhẢnh Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa Bình
    Hội Xên Mường huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Hội thường mở vào mùa hoa ban nở, thể hiện ước vọng lớn lao của đồng bào nơi đây về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh...
  • Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng YênẢnh Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng Yên
    Hội chùa Tứ Pháp diễn ra hàng năm tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Chùa Pháp Vân còn có tên gọi khác là Thái...
  • Lễ hội đình Trung tại Hòa BìnhẢnh Lễ hội đình Trung tại Hòa Bình
    Hàng năm, cứ đến giữa tháng 11, người dân trên mảnh đất giàu truyền thống anh hùng xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ hội tại đình Trung để tưởng nhớ công lao to lớn của 7 vị vua cha...
  • Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa Bình
    Lễ cầu phúc Đình Cổi được Người Mường ở xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình duy trì qua nhiều thế hệ; giờ đây đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người dân nơi đây. Lễ cầu...
  • Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa BìnhẢnh Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa Bình
    Lễ cầu phúc là lễ hội tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ thần của người thái tại Mai Châu, Hòa Bình. Tháng 8 âm lịch hàng năm, vào lúc chuẩn bị cày vụ mùa mới, người Thái tổ chức lễ cầu phúc để cầu thần linh...
  • Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa Bình
    Lễ hội rửa lá lúa được người Mường tổ chức khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch tại xã Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ hội rửa lá lúa là phong tục đặc sắc, tưởng nhớ công ơn người mở đất cho...
  • Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa BìnhẢnh Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa Bình
    Hằng năm cứ đến ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch, người Mường tại Hòa Bình lại nô nức kéo nhau về thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc để cùng nhau tổ chức và tham dự lễ hội cồng chiêng độc đáo được tổ chức...
  • Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa BìnhẢnh Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa Bình
    Chùa Tiên (Hòa Bình) là một địa chỉ du lịch ngày nay đã được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những động thạch...
  • Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa BìnhẢnh Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa Bình
    Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Lễ hội xuống đồng) là lễ mở cửa rừng của người Mường ở Hòa Bình được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 8 tháng 1 Âm lịch với ý nghĩa năm mới cầu mong mùa màng thịnh vượng, may...
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa BìnhẢnh Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa Bình
    (lehoi.org) - Ngày 2/10, tại Sân vận động tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (1886-2011), 20 năm ngày tái lập tỉnh (1991-2011) và khai mạc Lễ hội văn hóa...
  • Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa BìnhẢnh Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa Bình
    (lehoi.org) - Ngày 21/2/2010 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là Lễ xuống đồng của người Mường Bi đã diễn ra tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ...

Ghi chú bài viết Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa Bình

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa Bình, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình. Đây là lễ hội lớn nhất...