Lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì tại Lào Cai

Thời gian: 1/6- 30/6 Âm lịch
Lễ hội trùm chăn là một lễ hội đặc sắc của người dân Hà Nhì, Bát Xát, Lào Cai. Đó là lễ hội cúng thần gió, cúng thần đất, hay còn gọi là K'Hô Igià Igià. Lễ hội được tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm trong vòng 3 ngày, ngày Thìn là ngày khai hội.

Lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì ở Lào Cai
Lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì ở Lào Cai

Lễ hội này được người dân Hà Nhì đen tổ chức tại 2 địa điểm:

Địa điểm thứ nhất: lễ hội sẽ được tổ chức ở nhà và gia chủ sẽ phải chuẩn bị đồ cúng, bao gồm có: năm cái bánh dày, một bát thịt trâu luộc, một bát nước gừng pha nước và bốn cái bát con úp xuống đất trước bàn thờ (theo phong tục ở đây, các món đồ cúng sẽ do gia chủ - do người vợ chế biến; nếu người vợ đi vắng thì phải do con gái cả làm và dù con gái cả đã đi lấy chồng rồi cũng vẫn phải về để giúp đỡ cho gia đình lúc này); sau khi đồ cúng đã được chuẩn bị xong, gia chủ sẽ cúng đầu tiên, tiếp đó là tới các con - lần lượt từ người con trai út cho đến người con trai cả vào lễ.

Kết thúc lễ tạ, chủ nhà sẽ lấy bát nước gừng chia cho mỗi người trong gia đình uống một ngụm, ăn một ít thịt trâu luộc để hưởng lộc; bánh dày và gừng rượu được dành cho ông Táo và được đặt ở bếp.
Địa điểm thứ 2: lễ hội được tổ chức ở tại rừng cấm - nằm tại trung tâm bản mà ngày thường không ai được phép vào. Ở trong khu rừng này có rất nhiều cây gỗ quí lâu năm được mọi người cùng nhau gìn giữ và có một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ quý, mái lợp gianh, rộng hơn chục m² do dân bản dựng để cho người già và cho con trẻ ngồi khi tham dự lễ hội.

Lễ cúng được tiến hành vào ban đêm (vì làm như thế, các thần gió và thần đất sẽ được nghỉ ngơi yên tĩnh). Thầy cúng không nhất thiết phải là một người chuyên nghiệp, chỉ cần là người 50 tuổi trở lên và không gặp phải điều rủi nào trong năm là được. Sau khi cúng, tất cả mọi người đều được mời ăn các lễ vật cúng và phải ăn cho hết, không được mang về.

Đặc sắc lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì
Đặc sắc lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì

Ngày hôm sau thì không khí lễ hội tưng bừng hơn: trai, gái trong bản rủ nhau vào rừng, mỗi người sẽ lấy 6 cành củi nhỏ về nộp cho lễ hội. Đến ngày thứ 3, tất cả dân bản tập trung lại để già làng - người cao tuổi nhất, cắt da trâu để chia cho từng gia đình. Nếu số da trâu chia đủ cho mỗi gia đình 2 chiếc thì năm đó làm ăn sẽ không thuận, còn số da trâu đã chia hết mà lại còn lẻ một, thì tức là năm đó dân bản được mùa.

Tại điểm trung tâm của lễ hội, già làng sẽ đánh đàn hoóttờơ, bà già nhảy múa còn các thanh niên nam nữ hát đối nhau. Cùng với những điệu múa, trong ngày hội còn có một số những trò chơi như: trò đu dây, đu quay và hát giao duyên... đây là dịp để trai gái trong bản gặp gỡ nhau và tìm hiểu nhau.

Bên cạnh các nghi thức tín ngưỡng và những trò chơi dân gian phổ biến, lễ hội còn có một phong tục rất lạ mắt và hết sức độc đáo, đó là tục trùm chăn. Trước khi đi hội “Khô già già”, bao giờ các chàng trai chưa vợ cũng phải đem theo 1 cái chăn chiên mới. Gần tới nơi, họ giấu cái chăn ấy ở một hốc đá, bụi cây hoặc có khi là ở... trong áo.

Tại lễ hội, các chàng trai tham gia một cách hào hứng, chủ động, đặc biệt với các trò chơi đòi hỏi phải thể hiện hết năng lực và bản lĩnh người đàn ông. Mục đích của họ là nhằm thu hút sự chú ý của “phái đẹp”. Qua ánh mắt của các cô gái, sự nhạy cảm của tuổi đang yêu sẽ “mách” cho các chàng trai biết rằng cô gái nào có cảm tình với mình và cảm tình ở mức nào. Vào một thời điểm thích hợp, chàng trai lặng lẽ tách khỏi cuộc chơi chung và tìm cách tiếp cận người đẹp. Những lời hỏi han, mời mọc, bông đùa và dĩ nhiên cả lời ướm thử, được các chàng trai thực hiện với mục đích thăm dò và xem phản ứng của “đối tác” ra sao. Khi “cá đã cắn câu”, chàng trai tiến thêm một bước táo bạo hơn, đó là nắm lấy tay cô gái và... lôi đi. Dĩ nhiên là cô gái sẽ chống cự, nhưng là sự chống cự cho “phải phép”; tay có vẻ nhùng nhằng nhưng miệng thì cười quyến rũ và chân thì lại... bước theo người ta. Chàng trai lập tức lấy cái chăn mà mình đã giấu sẵn, trùm lên đầu của cô gái, rồi dẫn cô gái ra bìa rừng, bờ suối hoặc chỗ nào đó và 2 người ngồi bên nhau tâm sự.

Qua tâm sự, nếu họ cảm thấy không thể tiếp tục tình yêu được, thì họ sẽ chia tay và không bao giờ lặp lại chuyện trùm chăn nữa. Trường hợp cả 2 bên đều hài lòng về nhau, thì đợi tới lúc gần sáng chàng trai sẽ vác cô gái về và “giấu” ở nhà mình. Sau đó ít ngày, nhà trai sẽ cử người sang nhà gái mối mai, xin với nhà gái cho đôi trẻ được tự do tìm hiểu trên quan điểm đi đến hôn nhân. Trùm chăn, thực ra là bước đầu tiên của tục “cướp vợ”, tương tự như tục “cướp vợ” của người dân tộc Mông. Song chính động tác trùm chăn đã tạo nên sự khác biệt, độc đáo, phản ánh một nét văn hoá hôn nhân của người dân tộc Hà Nhì, so với các dân tộc anh em nói chung và dân tộc Mông nói riêng.

Quang cảnh lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì
Quang cảnh lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì

Hiện nay ở nhiều vùng người dân tộc Hà Nhì, tục trùm chăn vẫn còn duy trì ở trong cuộc sống đời thường, đặc biệt tại các lễ hội hoặc liên hoan văn hoá các dân tộc ít người. Đó là một nét văn hoá truyền thống mang bản sắc Hà Nhì, rất chung mà lại rất riêng...

Bài viết về Lào Cai liên quan

  • Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở SapaẢnh Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa
    Tết đón hồn lúa mới của người Xa Phó ở Sapa mang bản sắc riêng của người vùng núi. Ngay gia đình ăn tết bằng gạo mới, toàn bộ thóc gạo cũ của gia đều được mang cất đi, nhà cửa được dọn sạch sẽ với ý nghĩa...
  • Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào CaiẢnh Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai
    Lễ quét làng của người Xá Phó ở Lào Cai mang ý nghĩa cầu một năm mới được yên bình, cây cối tươi tốt, súc vật khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở. Lễ hội thường diễn ra vào ngày Ngọ và Mùi tháng 2 âm lịch...
  • Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào CaiẢnh Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Sapa Lào Cai
    Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ thường diễn ra vào ngày tốt của tháng đầu năm, tại làng Giàng Tả Chải thuộc Tả Van, Sapa. Lễ hội này thường được tổ chức tại một khu rừng cấm của làng. Lễ hội Nhặn Sồng...
  • Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào CaiẢnh Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày Dao ở Lào Cai
    Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao thường diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Đến Sapa vào dịp đầu xuân năm mới, du khách sẽ được tham dự một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét truyền...
  • Lễ hội Nào Cống ở Lào CaiẢnh Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai
    Lễ hội Nào Cống ở Lào Cai là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Giáy, H'Mông. Bắt đầu từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có dựng một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu này được...
  • Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan LegendẢnh Lễ hội mùa đông - thiên đường tuyết rơi ở Fansipan Legend
    Lễ hội mùa đông ở Fansipan Legend được tổ chức trong 10 ngày từ 23/12/2017 tới 2/1/2018. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách được lạc vào không gian tuyết rơi như ở trời Âu, được thưởng thức...
  • Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào CaiẢnh Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí ở Lào Cai
    Lễ cúng hồn lúa mới của người La Chí ở Lào Cai được thực hiện khi các gia đình làm xong đất, trước khi cấy phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập hạt giống. Theo quan niệm của người La Chí, sau vụ mùa hồn...
  • Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào CaiẢnh Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 tại Lào Cai
    Lễ hội mùa đông Sa Pa được tổ chức từ đầu tháng 11/2017 đến ngày 3/1/2018 với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch hấp dẫn. Lễ hội mùa đông Sa Pa 2017 là hoạt động hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia...
  • Lễ hội Lồng Tồng ở Lào CaiẢnh Lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai
    Lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa độc đáo của người đồng bào dân tộc Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Lễ hội Lồng Tồng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân...
  • Hội Cốm của người Tày ở Lào CaiẢnh Hội Cốm của người Tày ở Lào Cai
    Hội cốm của người Tày là nét văn hóa đặc sắc của người Tày ở Lào Cai. Hàng năm, vào Rằm tháng chín âm lịch, khi lúa nếp trên nương đã hoe đầu, người Tày mở hội cốm. Người dân Lào Cai chuẩn bị ngày hội...
  • Lễ hội Ném Còn vùng Tây BắcẢnh Lễ hội Ném Còn vùng Tây Bắc
    Lễ hội Ném Còn là lễ hội không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở vùng Tây Bắc nước ta. Lễ hội Ném Còn diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nhiệt từ sáng mùng 1 tết. Ném Còn có ý nghĩa tượng trưng cho...
  • Lễ hội Hoa Đăng Sa PaẢnh Lễ hội Hoa Đăng Sa Pa
    Lễ hội Hoa Đăng tại Sâp được tổ chức hàng năm vào dịp Tết Trung Thu, từ ngày 13-15/08 âm lịch. Lễ hội này do Sa Pa, tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp giá trị văn hóa của người dân trong vùng, đồng thời...
  • Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào CaiẢnh Lễ hội đền Phúc Khánh ở Lào Cai
    Lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công ơn các vị Chúa Bầu đã có công khai khẩn nơi đây và cầu bình an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng...
  • Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào CaiẢnh Tưng bừng lễ hội xuống đồng đầu năm ở Lào Cai
    Đầu năm mới, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ hội xuống đồng đầu Xuân 2011. Đây là dịp để mọi người về tụ hội, vui chơi dịp đầu xuân năm mới, cầu phúc cho mọi sự tốt...
  • Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012Ảnh Khai mạc Lễ hội đền Thượng tại Lào Cai 2012
    (lehoi.org)- Ngày 6/2 (tức 15 tháng Giêng), tại đền Thượng, Lào Cai đã diễn ra Lễ hội đền Thượng xuân Nhâm Thìn 2012 thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách . Lễ Khai mạc Lễ hội...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì tại Lào Cai

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì tại Lào Cai, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội trùm chăn là một lễ hội đặc sắc của người dân Hà Nhì, Bát Xát, Lào Cai. Đó là lễ hội cúng thần gió, cúng thần đất, hay còn gọi là K'Hô Igià Igià. Lễ...