Lễ hội đình Cẩm Hải tại Quảng Ninh
Đình làng là do những người dân Trà Cổ (Móng Cái) di cư về xã Cẩm Hải xây dựng từ năm 1980 và lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh và tưởng nhớ tới công lao của 6 vị thành hoàng là những người đã có công khai sinh ra vùng đất Trà Cổ (thành phố Móng Cái).
Tương truyền, có mười hai vị Tiên công từ Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng) giong thuyền về phương Bắc để lập nghiệp. Khi đến vùng biển Móng Cái, họ gặp phải một cơn bão lớn, thuyền của họ trôi dạt vào vùng đất hoang vu không có một bóng người. Cuộc sống ở vùng đất mới khổ sở quá, 6 người ở trong đoàn người đã quyết định quay về Đồ Sơn. Còn 6 người ở lại đã quyết định làm nghề chài lưới đánh cá và đã hình thành nên làng chài Trà Cổ. Sau này, dân làng đã tôn 6 vị Tiên công là thành hoàng và thờ tại đình Trà Cổ. Năm 1979, người dân ở hai thôn Tràng Lộ và thôn Tràng Vĩ của Trà Cổ di cư về thôn Cái Thấp (xã Văn Châu, Vân Đồn - nay là xã Cẩm Hải, thị xã Cẩm Phả) thành lập làng mới và góp tiền, góp công xây dựng đình làng Cẩm Hải năm 1980. Cũng từ đó, lễ hội đình Cẩm Hải được tổ chức hàng năm, trở thành truyền thống, thành một hoạt động văn hóa đầy ý nghĩa của những người dân địa phương.
Lễ rước kiệu 6 vị đại vương trong lễ hội đình làng Cẩm Hải
Ở lễ hội đình, người dân xã Cẩm Hải tôn kính rước kiệu của 6 vị đại vương với những nghi thức rất trang trọng. Đội khiêng kiệu được lựa chọn rất cẩn thận từ những thanh niên trai tráng trong làng. Đi cùng là đội cầm vũ khí, cầm cờ thần, phường bát âm, bát bửu... và nhân dân trong xã cùng những du khách thập phương. Lễ rước kiệu rất rộn ràng, đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn người.
Ngoài ra, lễ hội đình Cẩm Hải còn một nghi lễ nữa rất độc đáo đó là lễ rước các “Ông Voi”. Đây là một cách gọi kính trọng của những người dân địa phương về lễ rước 6 chú lợn. 6 chú lợn này được làng lựa chọn và giao cho 6 người đàn ông ở trong làng chăm sóc. Việc chọn lợn và chọn người nuôi cũng phải theo một quy định rất nghiêm ngặt. “Ông Voi” phải là loại lợn đực Móng Cái, lông có màu trắng. Người được chọn nuôi “Ông Voi” là người đàn ông một vợ (trường hợp đã bỏ vợ, hay vợ đã chết lấy vợ khác cũng bị loại). Người đàn ông này trong năm đó không được ăn chung bát đũa với bất kỳ ai. Khi có việc phải đi xa làng thì phải mang theo cơm nắm nước uống chứ không được vào ăn hàng ăn quán, không được ăn thịt chó, hay nội tạng của động vật. Thậm chí có thời gian người nuôi “Ông Voi” cũng không được cắt tóc, vì khi cắt tóc là đã bị người khác nắm đầu, hoặc xoa đầu dẫn đến mất thiêng...
Còn về phần “Ông Voi”, cũng phải ăn bằng chậu riêng và được chăm sóc rất đặc biệt. Trong 6 tháng đầu, các “Ông Voi” được ăn uống bình thường, nhưng 6 tháng sau các “ông” được ăn cơm nắm và đút tận miệng, hoặc ăn phở, ăn cháo tuỳ theo ý thích của từng “ông”. Chính vì thế các “Ông Voi” khi được kiệu ra đình, đều có trọng lượng từ 2,2 đến 3 tạ.
Hình ảnh các “Ông Voi” trong lễ hội
Tham gia lễ rước các “Ông Voi” là gần chục thanh niên khoẻ mạnh mà vẫn phải đỗ nghỉ rất nhiều lần. Sau lễ hội, các “Ông Voi” sẽ được mổ thịt, ưu tiên cho người dân ở trong làng mua trước, khi mua không hết thì mới bán ra ngoài. Tương truyền, những người ăn thịt “Ông Voi” sẽ gặp được nhiều may mắn, có sức khoẻ và có một năm làm ăn bội thu./.
Bài viết về Quảng Ninh liên quan
- Carnaval Hạ Long 2018 khai mạc cuối tháng 4 sẽ là carnaval lớn nhất từ trước tới nay
Carnaval Hạ Long 2018 kéo dài một tuần từ 22-28/4. Đây là carnaval lớn nhất từ trước đến nay của Hạ Long với nhiều chương trình hấp dẫn với những màn biểu diễn đặc sắc của các nghệ sĩ trong nước và quốc...
- Lễ hội miếu Tiên Công ở Quảng Ninh
Lễ hội miếu Tiên Công là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch hằng năm tại miếu Tiên công...
- Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
Lễ hội Bạch Đằng còn được gọi là ngày giỗ trận, được tổ chức vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm. Lễ hội được tổ chức tại đền...
- Lễ hội Đức ông Trần Quốc Nghiễn
Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn là một di tích lịch sử nằm trong cụm di tích lịch sử văn hoá núi Bài Thơ bên bờ vịnh Hạ Long, là nơi thờ tự Đức ông Trần Quốc Nghiễn, một vị danh tướng thời Trần. Đức ông...
-
- Lễ hội Đền An Sinh tại Đông Triều - Quảng Ninh
Lễ hội Đền An Sinh được tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm tại Khu di tích đền, lăng mộ các vua Trần ở xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh) nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao của các...
- Lễ hội Carnaval Hạ Long
Lễ hội Carnaval Hạ Long là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, trùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 để khởi đầu cho mùa du lịch hè sôi động của thành phố biển Hạ Long....
- Đặc sắc văn hóa Lễ hội cầu ngư Quảng Yên 2015
(lehoi.org) - Lễ hội cầu ngư, lễ hội xuất hành khai thác thủy sản đầu năm mới đã được tổ chức tại Cảng cá Bến Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vào sáng ngày 24/2 (tức ngày mùng 6 tết âm lịch...
- Lễ hội hoa anh đào 2014 tại Quảng Ninh
(lehoi.org)- Từ ngày 11-13 tháng 4, Lễ hội hoa anh đào 2014 đã được tổ chức tại công viên Hạ Long, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với sự tham gia của đông đảo người dân và khách du lịch khắp...
- Khai hội đình Vạn Ninh - Móng Cái
(lehoi.org)- Ngày 28/2 tức mùng 10 tháng giêng năm Ất Mùi, lễ hội đình Vạn Ninh đã tưng bừng diễn ra tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đình làng Vạn Ninh nằm...
-
- Lễ hội Quan Lạn tại Quảng Ninh
Lễ hội Quan Lạn (hay còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn) là hội làng của những người dân xã đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh. Lễ hội này được tổ chức trong vòng 10 ngày từ ngày mùng 10 đến ngày 20...
- Lễ hội Bạch Đằng tại Quảng Ninh
Lễ hội Bạch Đằng (hay còn gọi là Giỗ trận) thường được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm tại miếu Vua Bà, đền Trần Hưng Đạo, đình Yên Giang, Đình Trung Bản, bãi cọc...
- Lễ hội Đền An Sinh tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội Đền An Sinh được diễn ra hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, tại Khu di tích đền, lăng mộ của các vua Trần ở xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh. Vào ngày diễn ra lễ hội, du khách...
- Lễ hội chùa Long Tiên tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - “Hồng Gai có núi Bài Thơ, có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên”. Lễ hội chùa Long Tiên thường được tổ chức hàng năm vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, tại chùa Long Tiên, dưới chân núi Bài Thơ, thành...
- Lễ xuống đồng tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội xuống đồng là một lễ hội từ thời cổ xưa, lễ hội diễn ra vào tháng 6 âm lịch hàng năm, tại đình Phong Cốc, xã Phong Cốc, Yên Hưng, Quảng Ninh. Ngày lễ tất cả các làng trong xã đều...
- Lễ hội đền thờ Đức Ông tại Quảng Ninh
(lehoi.org) - Lễ hội được tổ chức vào ngày 29-4 dương lịch, tại Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn nằm dưới chân núi Bài Thơ, Bến Đoan, Hạ Long. Lễ hội đền thờ Đức Ông đã được tổ...
Ghi chú bài viết Lễ hội đình Cẩm Hải tại Quảng Ninh
Từ khóa:
Lễ hội đình Cẩm Hải được tổ chức từ ngày 29 tháng 5 đến ngày mùng 2 tháng 6 âm lịch hàng năm, ở tại xã Cẩm Hải (thị xã Cẩm Phả). Cùng với những nghi lễ rước...