Lễ Tịch Điền tại Thừa Thiên Huế

Thời gian: 1/5- 30/5 Âm lịch

Lễ Tịch Điền thường được tổ chức vào tháng 5 âm lịch, gọi là tháng trọng xuân. Ngày, giờ cử hành được bộ Lễ xem xét rất cẩn thận và tâu lên vua chuẩn định ngay từ cuối tháng 4.

Hình ảnh khai hội Tịch Điền
Hình ảnh khai hội Tịch Điền

Lễ Tịch Điền là lễ mà nhà vua đích thân cày ruộng nhằm khuyến khích dân chúng chăm lo cho việc cấy cày, phát triển nông nghiệp. Vua Minh Mạng đã từng xuống Dụ coi việc này “thực là chính sự quan trọng của đấng vương giả”. Xem xét nghi thức cử hành đại lễ này dưới triều đại Trần, triều đại Lê thuở trước, vua Minh Mạng cho rằng “nghi lễ phàn nhiều giản lược”, do đó vào năm 1828, nhà vua đã giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ làm thành một luật lệ lâu dài.

Ruộng Tịch Điền dưới thời vua Gia Long được đặt ở 2 phường Hòa Thái và Ngưỡng Trị trong Kinh thành, đến năm 1828 nhận thấy nơi đây là  chổ đất thấp trũng, vua Minh Mạng đã ra lệnh chuyển về 2 phường An Trạch và phường Hậu Sinh.

Trước ngày lễ 5 ngày, các nhân viên, kỳ lão nông phu, ca sinh…phải có mặt đầy đủ ở tại sở ruộng Tịch Điền dưới sự điều khiển của quan viên bộ Lễ.

Trước đó 1 ngày, quan phủ Thừa Thiên sẽ phái thuộc hạ đến Võ Khố nhận roi, nhận cày cùng thóc, thúng và những vật dụng khác, sau đó cung nghinh tới án vàng trước thềm điện Cần Chánh, báo cáo cho bộ Hộ rõ để bộ này tâu “rước vua thân hành duyệt đồ cày”. Duyệt xong, toàn bộ các vật dụng sẽ được chuyển đến sở ruộng. Cũng như ngày hôm đó, nhà vua đến cung Khánh Ninh để chuẩn bị cho việc làm chủ lễ vào rạng sáng ngày hôm sau. Bộ lễ cùng với phủ Nội Vụ và Võ Khố phối hợp với nhau xắp xếp đồ thờ, bàn thờ, bố trí chổ vua nghỉ bên phía trái đàn Tiên Nông là nơi diễn ra nghi lễ chính. Chúc văn được đưa tới án thờ trong đàn sở, cùng lúc này các nhân viên cũng đều phải có mặt để diễn tập nghi tiết. Binh lính và voi hầu dàn chầu ở bên ngoài vòng tường bao quanh. Đêm hôm ấy, toàn bộ tế phẩm sẽ được xắp đặt đầy đủ; tám viên chánh, phó Vệ úy, Vệ Cẩm Y mang gươm, cầm đuốc túc trực ở tại bốn cửa của đàn sở.

Canh 5, 3 hồi trống gióng giả vang động 1 góc trời. Trâu đen, trâu vàng, kỳ lão nông phu đồng trang phục cùng cày, bừa mỗi loại 6 chiếc có mặt tại vị trí đã định. Ca sinh gồm có 14 người cất lên bài ca về lúa, cùng với 8 nhạc sinh, 30 người cầm cờ ngũ sắc dàn hàng 2 bên sở ruộng Tịch Điền.

Người dân náo nức tham gia lễ hội Tịch điền
Người dân náo nức tham gia lễ hội Tịch điền

Tại cung Khánh Ninh, sau khi nghe tiếng quan viên bộ Lễ tâu “Bên ngoài đã xong”, vua đội mũ cửu long, mặc áo hoàng bào và thắt đai ngọc lên ngồi ở ngai vàng. Thị vệ đưa kiệu đến cửa cung, mời vua lên và rước vua tới đàn sở. 7 tiếng trống lệnh nổ vang khi đạo ngự rời khỏi cửa cung. Ở 2 bên đường ngự đạo đi qua, bá quan văn võ và dân chúng đều phải quỳ lạy đón tiễn. Ngự đạo dừng lại ở phía đông của đàn sở, nhà vua sẽ vào ngự tọa tại nơi nghỉ dành riêng, tiếp chậu nước rửa tay; xong lên đàn tế, ở phía đông, mặt quay về hướng tây và làm lễ dâng rượu 3 tuần. Lễ xong, đại nhạc và tiểu nhạc cử lên rước vua đến điện Cụ Phục là nơi để nhà vua thay mũ cửu long, thay áo hoàng bào và nghỉ ngơi một lúc. Tại sở ruộng, mọi việc sẽ được bố trí lại lần cuối, thật nghiêm cẩn. 4 kỳ lão nông phu đỡ cày và dắt trâu. 2 viên đường quan bộ Hộ lo dâng tiến cày và gieo giống đứng ở bên hữu sở ruộng, quay mặt về hướng đông. Phủ doãn phủ Thừa Thiên bưng roi, thúng lúa đứng ở bên tả và quay mặt về phía tây. Khi nghe tiếng “Xin vua làm lễ ruộng”, nhà vua sẽ rời khỏi điện Cụ Phục, để đến chỗ ruộng cày, mặt hướng về phía nam. Một viên đường quan bộ Hộ sẽ dâng cày, Phủ doãn phủ Thừa Thiên sẽ dâng roi. Nhà vua tay phải cầm cày và tay trái cầm roi bắt đầu cày ruộng; phụ giúp sẽ có 2 kỳ lão nông phu dắt trâu và có 2 người đỡ cày. Viên Phủ doãn phủ Thừa Thiên bưng một thúng thóc, một viên đường quan bộ Hộ đi bên cạnh để gieo giống. Nhà vua cày 3 lượt, giữa tiếng nhạc trầm vang. Xong việc, bộ Lễ sẽ tâu rước vua đến đài Quan canh. Tiếp theo là lễ cày của các hoàng tử, thân công, quan viên văn võ và nông phu ở tại xã Phú Xuân. Các hoàng tử và thân công cày 5 lần, còn các quan viên văn võ cày 9 lần. Khi lễ xong thì tới trước đài lạy 5 lạy.

Sau khi nghe nhân viên bộ Lễ quỳ tâu “ Lễ thành” nhà vua sẽ rời đài Quan Canh về điện Cụ Phục thay áo, thay mão rồi lên xe và trở về cung Khánh Ninh. Về tới điện, khi nhà vua đã an tọa trên ngai vàng và bắn 5 tiếng trống lệnh. Bá quan bày hàng ở phía trước sân cung, khi nghe tiếng “Lễ cày ruộng tịch đã thành xin làm lễ mừng” thì đồng quỳ lạy năm lạy. Sau đó, phủ doãn phủ Thừa Thiên lĩnh vải thưởng cho các kỳ lão nông phu (hạng 1 (8 người) được 4 tấm vải mỗi người; hạng 2 (66 người) được 3 tấm vải 6mỗi người). Sau đó, toàn thể sẽ được nhà vua ban cho ăn yến một bữa.

Tái hiện nghi thức vua đi cày tại lễ hội
Tái hiện nghi thức vua đi cày tại lễ hội

Sau lễ, các hạng trâu (đen và vàng) chuyển cho phủ Thừa Thiên tiếp nhận rồi giao cho nông phu ở xã Phú Xuân chăm nuôi. Còn roi, cày, thúng và thóc thì giao cho Võ Khố cất giữ. Lúa gieo ở ruộng Tịch Điền giao cho nông phu tại xã Phú Xuân chăm bón, đến mùa lúa chín thì thu hoạch dưới sự quản lý của quan phủ. Phủ Thừa Thiên phối hợp với bộ Hộ lựa chọn số lúa lúa này sẽ dùng làm giống gieo cho mùa cày năm sau, nếu còn thừa thì trữ lại đem xay để cúng tế trong lễ tế trời ở đàn Nam Giao và ở các miếu.

Bài viết về Thừa Thiên Huế liên quan

  • Đặc sắc lễ hội điện Hòn Chén năm 2018Ảnh Đặc sắc lễ hội điện Hòn Chén năm 2018
    Lễ hội điện Hòn Chén (hay lễ hội điện Huệ Nam) năm 2018 diễn ra trong 3 ngày từ 18-20/8 tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà. Đây là lễ hội lớn thu hút đông đảo những tín đồ theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu...
  • Lễ hội Sen 2018 tại cố đô HuếẢnh Lễ hội Sen 2018 tại cố đô Huế
    Lễ hội Sen 2018 được tổ chức tại sân bia Quốc Học - Huế từ ngày 29/6-1/7/2018. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen, đồng thời giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch, cũng như truyền thống...
  • Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên HuếẢnh Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên Huế
    Hội đình làng Phú Xuân ở Thừa Thiên Huế là một lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời của Thừa Thiên Huế. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 5 và mồng 6 tháng 6 âm lịch, người dân nơi đây lại mở hội tưng bừng tại...
  • Hội chợ xuân Gia Lạc ở Thừa Thiên HuếẢnh Hội chợ xuân Gia Lạc ở Thừa Thiên Huế
    Hội chợ Xuân Gia Lạc diễn ra vào đúng dịp tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Đây là một lễ hội duy nhất diễn ra trong ba ngày tết tại Phú Thượng - Phú vang - Thừa Thiên Huế. Hội chợ xuân Gia Lạc...
  • Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề 1 điểm đến 5 di sảnẢnh Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề 1 điểm đến 5 di sản
    Festival Huế lần X năm 2018 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản" sẽ diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 2/5/2018. Đêm khai mạc Festival được tổ chức vào 20h ngày...
  • Festival nghề truyền thống HuếẢnh Festival nghề truyền thống Huế
    Festival nghề truyền thống Huế là một hình thức lễ hội gắn với hoạt động tôn vinh nghề và tưởng niệm các tổ sư của các ngành nghề, có ý nghĩa hướng về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta...
  • Lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" ở Thừa Thiên - HuếẢnh Lễ hội
    Lễ hội "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" là một sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch được tổ chức tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc vào tháng 5 hằng năm nhằm xây dựng thương hiệu cho khu du lịch...
  • Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - HuếẢnh Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - Huế
    (lehoi.org) - Lễ hội Quán Thế Âm tại Thừa Thiên - Huế là một lễ hội phật giáo được tổ chức vào ngày 19/6 Âm lịch hằng năm tại Trung tâm Du lịch tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm ở núi Tứ Tượng...
  • Lễ tế đàn Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế tổ chức 2 lần trong nămẢnh Lễ tế đàn Xã Tắc tại Thừa Thiên Huế tổ chức 2 lần trong năm
    Đàn Xã Tắc là một công trình thuộc . Đây là nơi tế thần đất và thần lúa của ở kinh thành . Tái hiện "Quốc lễ" đàn Xã Tắc trong triều đình ngày xưa Đàn Xã Tắc...
  • Về thăm Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương, Thừa Thiên-HuếẢnh Về thăm Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương, Thừa Thiên-Huế
    (lehoi.org) - Ngày 14/2/2011 (tức 12 tháng Giêng), tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) đã long trọng tổ chức lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội Cầu ngư làng Thai Dương...
  • Rộn ràng khai hội vật làng Sình tại Thừa Thiên HuếẢnh Rộn ràng khai hội vật làng Sình tại Thừa Thiên Huế
    (lehoi.org)- Đã thành truyền thống, cứ vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân và du khách khắp nơi lại theo nhau về làng Sình xem đấu vật. Lễ hội đã trở thành...
  • Lễ tế Đàn Xã Tắc quy mô lớn nhất tại thành phố HuếẢnh Lễ tế Đàn Xã Tắc quy mô lớn nhất tại thành phố Huế
    (lehoi.org) - Ngày 8/4/2010(tức 24/2 âm lịch), tại TP.Huế đã long trọng diễn ra Lễ tế Xã Tắc ở đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP.Huế), sự kiện này nhằm hưởng ứng Festival Huế...
  • Người dân nô nức đến hội Làng SìnhẢnh Người dân nô nức đến hội Làng Sình
    (lehoi.org)- Ngày 9/2 (ngày 10 tháng Giêng), hàng vạn người dân và du khách tưng bừng về với làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự lễ hội vật truyền...
  • Bộ ảnh quý đen trắng về lễ hội cung đình Huế ngày xưaẢnh Bộ ảnh quý đen trắng về lễ hội cung đình Huế ngày xưa
    Lehoi.org - Một vài tấm ảnh cũ của Hội đô thành hiếu cổ (hoạt động từ năm 1914 đến 1945 tại Huế) mô tả một số nghi lễ, lễ hội trên phố phường và trong hoàng cung tại cố đô Huế gợi nhắc một thời...
  • Long trọng tổ chức lễ tế Xã Tắc 2012 tại Thừa Thiên HuếẢnh Long trọng tổ chức lễ tế Xã Tắc 2012 tại Thừa Thiên Huế
    (lehoi.org)- Hưởng ứng năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ và hướng tới Festival Huế 2012, 23 giờ ngày 8/3 (tức ngày 16/2 Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố...
1 2 3 4 5 6 7 ... Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ Tịch Điền tại Thừa Thiên Huế

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ Tịch Điền tại Thừa Thiên Huế, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ Tịch Điền thường được tổ chức vào tháng 5 âm lịch, gọi là tháng trọng xuân. Ngày, giờ cử hành được bộ Lễ xem xét rất cẩn thận và tâu lên vua chuẩn định...