Lễ hội “Bung Lổ” của người Dao Họ tại Yên Bái

Thời gian: 5/5- 15/5 Âm lịch
Lễ hội “Bung Lổ”, hay còn gọi là lễ hội Cầu mưa truyền thống của người Dao Họ (Dao quần trắng) tại xã Đông An, Văn Yên mang đậm giá trị văn hóa truyền thống độc đáo và làm nên bản sắc văn hóa đặc sắc của người Dao Họ.

Lễ hội “Bung Lổ” của người Dao Họ 
Lễ hội “Bung Lổ” của người Dao Họ 

Dân tộc Dao từ thời xa xưa sống chủ yếu dựa vào ruộng, nương, tự cung tự cấp với những phương thức canh tác cổ truyền dựa vào tự nhiên là chính. Trước đây, thời tiết  thường hạn hán kéo dài, mùa màng thất thu khoảng từ 3 năm  đến 5 năm, người Dao Họ trong xã lại họp nhau lại để tổ chức Lễ hội “Bung Lổ”. Họ cầu xin trời đất, Ngọc Hoàng, Thiên Lôi và các đấng thần linh, tổ tiên, ông bà phù hộ cho dân làng có một năm mới làm ăn thuận lợi, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gà lợn đầy sân, thóc lợn đầy nhà. Lễ hội Cầu mưa - “Bung Lổ” có quy mô toàn xã, do đó việc tổ chức lễ hội sẽ được bàn bạc và thống nhất trong toàn xã.

Sau khi việc tổ chức lễ hội được thống nhất, dân làng sẽ quyết định chọn và tổ chức lễ hội tại một gia đình trong xã. Gia đình được chọn để tổ chức lễ hội phải là gia đình có uy tín trong làng và trong nhà cũng có người làm “thầy múa” hoặc "thầy đạo". Chủ nhà phải là một người am hiểu về lễ hội và có kinh nghiệm trong việc tổ chức lễ hội. Thông thường thì lễ hội “Bung Lổ” sẽ được tổ chức khoảng từ ngày mùng 5 đến ngày 15 tháng 5 Âm lịch. Khác với những lễ hội khác, thì lễ hội này, thầy múa là người giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình của lễ hội.

Trong lễ hội, những lễ vật và dụng cụ liên quan đến nghi lễ như: gà, lợn, gạo, rượu, hương, giấy bản màu… sẽ được chủ nhà lo liệu. Lễ vật cần thiết đặt trên bàn thờ chỉ là một mâm cúng đơn giản, các lễ vật sẽ chỉ mang tính tượng trưng và ý tưởng. Ngoài ra còn phải sử dụng thêm một số dụng cụ khác như: mâm cúng, lán cúng “Màn giù”, mặt nạ, thanh la, cờ đuôi rồng, đao, kiếm gỗ…

Người Dao Họ thực hiện nghi thức cúng Ngọc Hoàng
Người Dao Họ thực hiện nghi thức cúng Ngọc Hoàng

Vào khoảng giờ Thìn ngày thứ nhất của lễ hội “Bung Lổ”, thầy Tam nguyên cùng với đồ đệ đánh chiêng, gõ trống múa nghi lễ và tiến vào ngõ chủ nhà làm lễ. Đi đầu phải là một thầy Tam nguyên mặc áo đỏ, tay cầm đao gỗ; còn một thầy phụ thì mặc áo vàng, tay cầm kiếm gỗ vừa đi vừa múa theo điệu mở đường.

Tiếp theo sẽ là hai người múa “vạn pù” tay cầm dải vải có tua múa theo điệu “trừ tà”. Người đeo mặt nạ phải là ông “sán cô” tượng trưng cho người khai thiên lập địa và múa các điệu múa mang tính chất vui hoặc mang tính phồn thực làm động tác giao lưu với đất trời. Đi giữa sẽ là một thầy cầm sách và kiếm phép, cái lanh, “lệnh bài”, theo sau thì là một vài học trò. Đến gần khu vực lán cúng, ông thầy làm lễ xua đuổi tà ma lấy lán để làm lễ cầu mưa. Tiếp theo sẽ là màn cúng “Thào Phanh” (cúng, múa  mời tổ tiên). Màn cúng này được tiến hành ở trong nhà và ở ngay gian chính giữa có đặt bàn thờ.

Mâm cúng rất đơn giản, chỉ có mấy thẻ hương, nước chè và chén. Toàn bộ sớ được thầy viết trong vòng 6 ngày sẽ được để lên trên bàn thờ trong suốt quá trình diễn ra nghi lễ. Nội dung của màn cúng là để báo với thần công, thổ địa, tam nguyên, tam thanh hôm nay gia chủ làm lễ tiến hành lễ hội cầu mưa. Mỗi đoạn cúng dài khoảng 2 tiếng rồi chuyển sang múa.

Đến cuối của màn cúng là giai đoạn thăng hoa và hóa phép của ông thầy cúng, biến hóa ngọn nến trong mâm cúng thành những viên ngọc có các màu trắng, đỏ, xanh khác nhau và tặng cho gia chủ. Những viên ngọc này chỉ là một hình ảnh tượng trưng, được những người tham gia trong lễ hội tưởng tượng ra. Gia đình nào tổ chức lễ hội cầu mưa mà ông thầy hóa phép thành ngọc và được tặng viên ngọc đó thì vào năm đó không chỉ riêng gia đình này mà ngay cả dân làng cũng sẽ được phù hộ làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu.

Đến màn cúng thứ 3 là màn cúng vào lán (Pẹa Tàn). Khi bắt đầu vào màn cúng này, cả ông thầy đạo và ông thầy múa cùng làm thủ tục cúng tế. Nội dung của bài cúng vẫn là báo cáo và mời thần linh, tổ tiên về tham dự lễ cầu mưa và công nhận, phù hộ cho con cháu mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, nhà nhà no ấm hạnh phúc. Vào ban đêm thì diễn ra màn múa cao trào nhất của lễ hội Cầu mưa. Các thầy dùng gậy, đao, kiếm để múa, mặt nạ sẽ không được dùng múa trong màn này. Màn này cũng có một điệu múa gà độc đáo. Gà được dùng ở đây là gà thật  dùng để múa và dâng lễ.

Mỗi vị thần tới dự sẽ đều được dâng cúng lễ một con gà. Những con gà này đều do các ông thầy cầm múa. Các thầy phụ lễ sẽ cầm gà múa khắp lán thờ nhằm nhặt hết xấu xa. Đội hình múa sẽ múa theo hình vòng tròn, mỗi vòng múa sẽ có động tác khác nhau như múa dứ mổ, múa cầm gà ngang lưng, múa để gà trên đầu gối nhảy lò cò, múa dâng gà lên cao, mỗi động tác múa phải múa ba vòng. Kết thúc điệu múa gà là điệu trống đổ hồi chín tiếng, tượng trưng gà vỗ cánh bay xa, bay cao, mang những cái xấu xa đổ ra sông, ra biển.

Màn cúng mang ý nghĩa quan trọng nhất trong lễ hội là màn cúng lấy dòng làm nước, màn cúng này đánh dấu sự thành công của lễ hội. Khi hai ông thầy ngồi trên đài, thì ở phía dưới bà con dân bản sẽ lấy cây, cỏ đốt thành ngọn lửa. Hành động này có ngụ ý hăm dọa, nếu không lấy được con dòng về làm nước thì sẽ tiếp tục đốt lửa thiêu cháy con dòng.

Màn này diễn ra trong vòng hai tiếng, thường thì sau khoảng thời gian đó trời sẽ có mưa thật. Nhưng nếu đợi mãi trời không mưa thì họ sẽ làm một dòng nước giả tưới đều khắp giống như có mưa tới thật. Khi có mưa, tất cả mọi người sẽ cùng hô thật to “Có mưa rồi”. Như vậy có nghĩa là Ngọc Hoàng đã nghe thấy lời cầu khấn của thần dân ở dưới hạ giới, sai thiên lôi tạo mưa để cứu giúp cho người dân bản. Biết ơn Ngọc Hoàng, thần linh, tổ tiên phù hộ cho mưa xuống, gia chủ sẽ mổ lợn, mổ gà để làm lễ vật tạ ơn. Một con lợn được mổ ra sẽ chia làm nhiều phần, làm lễ cúng, khấn dâng lễ vật để tạ ơn đến từng vị.

Lễ hội
Lễ hội "Bung Lổ" của người Dao Họ

Lễ hội “Bung Lổ” là lễ hội Cầu mưa đặc sắc của người Dao Họ xã Đông An (Văn Yên) lễ hội này cần được bảo tồn và gìn giữ./.

Bài viết về Yên Bái liên quan

  • Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên BáiẢnh Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên Bái
    Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên Bái là một lễ hội mang tính chất tâm linh, là một nghi lễ truyền thống, bắt buộc những người đàn ông của dân tộc Dao đều phải thực hiện. Đàn ông người Dao nếu khi còn sống...
  • Lễ hội Hoa Ban - Mường Lò tại Yên BáiẢnh Lễ hội Hoa Ban - Mường Lò tại Yên Bái
    Vùng Mường Lò Yên Bái là nơi tập trung đông đảo đồng bào dân tộc Thái sinh sống và là nơi có nhiều phong tục, lễ hội, các tục cúng giỗ vô cùng đặc sắc. Bên cạnh các lễ hội như: Rằm tháng Giêng, Xên bản...
  • Yên Bái : Đồng bào Mông rộn ràng Lễ hội vùng caoẢnh Yên Bái : Đồng bào Mông rộn ràng Lễ hội vùng cao
    Lễ cơm mới của đồng bào Mông cúng tế cảm ơn trời đất cho mưa thuận gió hòa, tránh dịch bệnh, vụ mùa bội thu, cuộc sống no đủ... Hội thi đấu bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, đua ngựa....
  • Lần đầu tổ chức Lễ hội sông Hồng tại Yên BáiẢnh Lần đầu tổ chức Lễ hội sông Hồng tại Yên Bái
    (lehoi.org)- Hưởng ứng Chương trình Du lịch về cội nguồn hợp tác giữa ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai năm 2012, tỉnh Yên Bái đang khẩn chương chuẩn bị tổ chức Lễ hội sông...
  • Lễ hội cầu cơm mới Đền Đông Cuông, Yên Bái 2012Ảnh Lễ hội cầu cơm mới Đền Đông Cuông, Yên Bái 2012
    (lehoi.org) - Theo kế hoạch, lễ hội Cầu Cơm Mới đền Đông Cuông năm nay được tổ chức vào hai ngày 20 và 21/10/2012 (tức mùng 6 - 7/9 âm lịch). Điểm nhấn của lễ hội năm nay là Hội...
  • Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc tại Yên BáiẢnh Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc tại Yên Bái
    Cấp sắc là một trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu của người Dao đỏ để công nhận sự trưởng thành của một người đàn ông hay một người phụ nữ. Cùng với nhiều người dân tại tỉnh Yên Bái chào...
  • Chính thức khai mạc Lễ hội du lịch về nguồn 2011 của ba tỉnh Yên Bái – Phú Thọ - Lào CaiẢnh Chính thức khai mạc Lễ hội du lịch về nguồn 2011 của ba tỉnh Yên Bái – Phú Thọ - Lào Cai
    (lehoi.org) - Ngày 26/2, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, Chương trình văn hóa văn nghệ với chủ đề “Mường Lò mở hội” đã mở đầu cho các hoạt động trong &ldquo...
  • Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà tại Yên BáiẢnh Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà tại Yên Bái
    Đã thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm, thì đông đảo bà con nhân dân trong vùng cùng du khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội Đền Mẫu Thác Bà của thị trấn Thác Bà...
  • Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò tại Yên BáiẢnh Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò tại Yên Bái
    Lễ hội Xên Mường (cúng Mường) là một trong những lễ hội lớn trong năm của người dân tộc Thái nhằm tưởng nhớ đến những vị thần linh đã khai sáng ra mường, (cách gọi tên vùng đất nơi mà người Thái đang...
  • Lễ hội đền Nhược Sơn tại Yên BáiẢnh Lễ hội đền Nhược Sơn tại Yên Bái
    (lehoi.org)- Lễ hội đền Nhược Sơn là lễ hội được diễn ra vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm, tại xã Châu Quế Hạ. Đông đảo bà con trong xã và du khách thập phương đến dâng hương tại đền Nhược Sơn để...
  • Lễ hội đình Làng Dọc tại Yên BáiẢnh Lễ hội đình Làng Dọc tại Yên Bái
    (lehoi.org)- Lễ hội đình làng Dọc là một lễ hội dân gian mang đậm sắc thái của người Tày và người Kinh cổ. Đặc biệt, lễ hội thường được tổ chức 2 kỳ trong một năm, vào ngày mồng 3 và ngày mồng 4 tháng...
  • Hội Đền Tuần Quán tại Yên BáiẢnh Hội Đền Tuần Quán tại Yên Bái
    (lehoi.org) - Đền Tuần Quán là đền thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Ngoài ra đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Đền Tuần Quán có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ XV...
  • Nhộn nhịp lễ hội cầu mùa xã Kiên Thành - Yên Bái 2010Ảnh Nhộn nhịp lễ hội cầu mùa xã Kiên Thành - Yên Bái 2010
    (lehoi.org) - Ngày 28/2 (tức rằm tháng Giêng năm Canh Dần), tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ hội cầu mùa năm 2010. Đây là lần thứ 2 lễ hội được khôi phục sau hơn...
  • Tưng bừng Lễ hội Đền Đại Cại năm 2010 tại Yên BáiẢnh Tưng bừng Lễ hội Đền Đại Cại năm 2010 tại Yên Bái
    (lehoi.org) - Ngày 1/3 (tức 16 tháng Giêng), Lễ khai hội Đền Đại Cại xuân Canh Dần 2010 đã tổ chức tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) nhằm thu hút du khách đến chiêm ngưỡng và...
  • Lịch tổ chức lễ hội trong năm 2011 tại tỉnh Yên BáiẢnh Lịch tổ chức lễ hội trong năm 2011 tại tỉnh Yên Bái
    (lehoi.org) - Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những thắng cảnh đẹp, những món đặc sản như thắng cố hay món lợn bản cắp nách, bí quyết tắm lá thuốc của người Dao đỏ, những loại rượu quý dân tộc...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội “Bung Lổ” của người Dao Họ tại Yên Bái

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội “Bung Lổ” của người Dao Họ tại Yên Bái, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội “Bung Lổ”, hay còn gọi là lễ hội Cầu mưa truyền thống của người Dao Họ (Dao quần trắng) tại xã Đông An, Văn Yên mang đậm giá trị văn hóa truyền thống...