Lễ hội Kỳ An ở đình Châu Phú của An Giang

Thời gian: 10/5- 12/5 Âm lịch
An Giang là một vùng đất nổi tiếng với nhiều lễ hội lớn như lễ hội Bà Chúa Xứ, hay lễ hội Kỳ An ở đình Châu Phú của huyện Châu Phú, nơi cúng thờ Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh - một vị tướng đã có công lao lớn với vùng đất Nam bộ và nhất là có thời gian dài gắn bó với vùng đất An Giang. Ngoài thờ cúng Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh, ngôi đình này còn thờ Thoại Ngọc Hầu và ông chánh vệ thủy là Đỗ Đăng Tàu và ông phó vệ thủy tên Lê Văn Sanh. Lễ hội thường diễn ra vào tháng 5 âm lịch từ ngày mồng 10 cho đến ngày 12 với nhiều nghi lễ đặc sắc.

Cổng vào đình Châu Phú tại tỉnh An Giang
Cổng vào đình Châu Phú tại tỉnh An Giang

Từ 7 giờ sáng ngày mồng 10/5 âm lịch, sẽ tiến hành lễ thỉnh mời "sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh" từ Nhà lớn về đình. Lễ này được làm rất long trọng, có xe hoa, chiêng, trống, long đình, học trò lễ v.v... các vị trong ban quản trị của đình thần sẽ mặc trang phục áo dài khăn đóng và đi hầu phía sau. Sau lễ thỉnh mời "sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh" sẽ thực hiện lễ thỉnh "Sắc thần Thoại Ngọc Hầu" tại phủ thờ Nguyễn Khắc Mi (cháu nhiều đời của Thoại Ngọc hầu), sắc thần của ông chánh vệ thuỷ Đỗ Đăng Tàu và ông phó vệ thuỷ Lê Văn Sanh.

Sang ngày 11/5 đúng 1 giờ đêm lễ túc kết sẽ bắt đầu với các nghi thức dân gian truyền thống.

- Lễ vật chính được dâng lên trong buổi lễ túc yết sẽ có một con heo trắng (heo đã mổ xong, cạo lông thật sạch nhưng chưa nấu chín), một chén đựng máu, một ít lông heo còn được gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một mâm trầu cau, một trái cây, một đĩa gạo, muối. Các lễ vật này sẽ được bày lên trên bàn, riêng con heo thường được đặt sấp, thân của nó phủ lên một giá gỗ cao. Ngoài ra còn có nhiều lễ vật khác do người dân mang đến dâng cúng.

Bắt đầu vào lễ, ông chánh tế sẽ đến dâng hương trước lễ trước bàn thờ, rồi lần lượt các thành viên trong Ban quản trị sẽ thay nhau vào lễ. Sau đó là phần "Khởi chinh cổ", sau khi góng ba hồi trống gỗ và ba hồi chiêng mõ. Ban nhạc lễ nhạc cụ truyền thống sẽ bắt đầu trỗi lên, lễ dâng hương, chuốc rượu, tiệm trà bắt đầu. Sau khi dâng hương sẽ đến phần dâng ba tuần rượu hay còn được gọi là chuốc tửu và dâng trà hay gọi là tiệm trà, theo lời xướng của người đứng ra xướng lễ, bản văn tế được mang đến để trước bàn thờ. Ban tế quỳ xuống và "đọc văn", trong khi đó ban nhạc lễ trỗi nhạc để phụ họa cho người đọc. Sau khi đọc bài văn tế xong, ông chánh tế sẽ nghỉ cúng, đốt bài văn tế này và một ít giấy tiền vàng bạc, phần nghi thức lễ túc yết đã thực hiện xong.

Lễ hội Kỳ An ở đình Châu Phú là một lễ hội truyền thống lớn của tỉnh An Giang
Lễ hội Kỳ An ở đình Châu Phú là một lễ hội truyền thống lớn của tỉnh An Giang

Sau khi hoàn thành lễ túc yết xong, sẽ đến lễ xây chầu và hát bội diễn ra tại gian võ ca phía trước chính điện. Ông chánh tế khai lễ xây chầu bằng việc cầm một cành dương liễu nhúng vào tô nước đang cầm trên tay vẩy ra xung quanh, sau dó ông đọc lời cầu nguyện:

- "Nhất sái thiên thanh". (Trời thêm thanh bình)

- "Nhị sái địa linh" (Đất thêm tươi tốt)

- "Tam sái nhơn trường" (Người được sống lâu)

- "Tứ sái quỷ diệt hình" (quỷ dữ bị tiêu diệt).

Đọc xong, ông chánh bái xong đánh ba hồi trống và nói: "Ca công- tiếp hát", lập tức đoàn hát bội sẽ rộ lên trống mõ và chương trình hát bội chính thức được bắt đầu. Đoàn hát rất nhiều xuất với nhiều tích tuồng xưa như: Sát Thát, Trưng nữ Vương, Trần Bình Trọng, Sơn hậu, Lưu kim Đính...

Người dân tưng bừng và du khách trong ngày hội Kỳ An ở đình Châu Phú tỉnh An Giang
Người dân tưng bừng và du khách trong ngày hội Kỳ An ở đình Châu Phú tỉnh An Giang

Ngày 12/5, ngày cuối cùng của lễ hội sẽ bắt đầu vào lúc 3 giờ sáng với lễ chánh tế, nghi thức này diễn lại như lễ túc yết là sau phần dâng trà và là phần âm thực có ý nghĩa truyền thống. Đến 1 giờ chiều cùng ngày sẽ tiến hành nghi thức cuối cùng, chính là lễ nối sắc. Nghi thức cũng tương tự lễ thỉnh sắc.

Lễ hội này thu hút đông đảo người dân quanh vùng qui tụ về đây với các món lễ vật trên tay, trang phục chỉnh tề để thành tâm cầu thần linh ban phước lành, cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.

Như thế, lễ Kỳ Yên ở đình Châu Phú vừa để tưởng nhớ một nhân vật lịch sử có công khai phá miền Nam Bộ, vừa cầu mong sẽ có một cuộc sống no đủ. Cho nên, đây là một sinh hoạt văn hoá dân gian cần được bảo tồn, duy trì và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

Bài viết về An Giang liên quan

  • Lễ túc yết tại An GiangẢnh Lễ túc yết tại An Giang
    Lễ Túc Yết (Túc trực - Yết kiến) vốn là nghi thức tế lễ trong cung đình được lưu truyền trong dân gian. Lễ Túc Yết được tổ chức vào 0h ngày 26/4, tiến hành theo trình tự: Dâng hương - chúc rượu - tiêm...
  • Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên TửẢnh Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên Tử
    Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên Tử diễn ra trong dịp đầu xuân năm mới. Năm 2018, lễ hội diễn ra từ ngày 15 đến 23 tháng 3, tại Trung tâm tổ chức lễ hội và dịch vụ Yên Tử ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng...
  • Lễ hội đền Phủ Na tại Thanh HóaẢnh Lễ hội đền Phủ Na tại Thanh Hóa
    Hàng năm cứ đến ngoài mồng 2 tết, người dân trong vùng và du khách khắp nơi lại kéo nhau về đền Phủ Na để cầu điều may. Lễ hội đền Phủ Na thường kéo dài suốt tháng Giêng, tháng Hai và tháng Tám âm lịch...
  • Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An GiangẢnh Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An Giang
    Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An Giang được tổ chức ngày 18/5 âm lịch để kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo (18/5/1939 năm Kỷ Mão). Cổng chào trước An Hòa Tự lộng lẫy...
  • Hội chùa Bối Khê tại Hà NộiẢnh Hội chùa Bối Khê tại Hà Nội
    Hội chùa Bối Khê được tổ chức ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Hội chùa Bối Khê là nơi kết nối cộng đồng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn...
  • Lễ hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng) của người KhmerẢnh Lễ hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng) của người Khmer
    Lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng là lễ hội truyền thống lâu đời của dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ cúng trăng được tổ chức vào ngày 15 tháng Ka-Đât theo lịch Khmer (tức ngày...
  • Lễ hội Đôn-taẢnh Lễ hội Đôn-ta
    Lễ hội Đôn-ta là một lễ hội truyền thống của người dân Khmer tại An Giang. Lễ hội này còn được xem là lễ cúng ông bà, có ý nghĩa tương tự lễ Vu Lan của người Việt Nam, hay còn được gọi là lễ "xá tội vong...
  • Lễ Hội Chol ChNam Thmay của người Khmer tại An GiangẢnh Lễ Hội Chol ChNam Thmay của người Khmer tại An Giang
    (lehoi.org)-Lễ hội Chôl Chnam Thmây còn được gọi là "Lễ chịu tuổi" hay "Tết năm mới" . Là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng Nam bộ, rất giống với tết Nguyên...
  • Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me tại An GiangẢnh Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me tại An Giang
    Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me thường được tổ chức vào lễ "Đôn ta" (lễ cúng ông bà), từ ngày mồng 9 đến ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. "Đôn-ta" là một trong những lễ hội truyền thống lớn...
  • Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc KhmerẢnh Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer
    (lehoi.org)- Ngày 12/4, ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer năm 2015 đã được long trọng khai mạc tại chùa Mới, thuộc thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với nhiều hoạt động...
  • Linh thiêng Lễ hội Bà Chúa Xứ, An GiangẢnh Linh thiêng Lễ hội Bà Chúa Xứ, An Giang
    (lehoi.org) - Nhân kỷ niệm 10 năm (2000-2010) Lễ hội vía Bà Chúa Xứ tỉnh An Giang đã được nâng lên thành lễ hội cấp Quốc gia. Ngày 4/6, L ễ hội Bà Chúa Xứ được Ủy ban nhân dân thị xã Châu...
  • Sôi động Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ-Me, An GiangẢnh Sôi động Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ-Me, An Giang
    (lehoi.org) - Hàng năm, cùng với niềm vui đón Tết Dolta, đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi lại háo hức chờ đợi “Lễ hội đua bò" mỗi khi nước lũ tràn về. Đây là một lễ hội mang đậm nét văn hóa...
  • Sửa đổi điều lệ tham gia Lễ hội đua bò Bảy Núi , An GiangẢnh Sửa đổi điều lệ tham gia Lễ hội đua bò Bảy Núi , An Giang
    (lehoi.org) - Tại trường đua chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) trong giải đua bò ngày 5-10-2010 vừa qua đã xảy ra sự cố. Nhiều “nài” bò tham gia giải đua không chịu...
  • An Giang sẽ tổ chức Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào Khmer Nam BộẢnh An Giang sẽ tổ chức Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào Khmer Nam Bộ
    (lehoi.org) - Dự kiến vào tháng 11/2011, Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ V - 2011 sẽ được tổ chức tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với chủ đề “VHTTDL...
  • Nhộn nhịp Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011Ảnh Nhộn nhịp Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011
    (lehoi.org) - Ngày 24/5, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011 đã được tổ chức tại thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang thu hút hàng chục nghìn người dân từ các khắp các tỉnh thành trong cả nước...

Ghi chú bài viết Lễ hội Kỳ An ở đình Châu Phú của An Giang

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Kỳ An ở đình Châu Phú của An Giang, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
An Giang là một vùng đất nổi tiếng với nhiều lễ hội lớn như lễ hội Bà Chúa Xứ, hay lễ hội Kỳ An ở đình Châu Phú của huyện Châu Phú, nơi cúng thờ Thành hoàng...