Linh thiêng Lễ hội Bà Chúa Xứ, An Giang

(lehoi.info) - Nhân kỷ niệm 10 năm (2000-2010) Lễ hội vía Bà Chúa Xứ tỉnh An Giang đã được nâng lên thành lễ hội cấp Quốc gia. Ngày 4/6, Lễ hội Bà Chúa Xứ được Ủy ban nhân dân thị xã Châu Đốc tổ chức với quy mô long trọng và hoành tráng nhất từ trước tới nay.

Lễ vía Bà với những nghi lễ vô cùng trọng thể có sự tham gia của đông đảo người dân nơi đây cùng chính quyền địa phương.

Long trọng lễ rước kiệu
Long trọng lễ rước kiệu

Lễ hội mở đầu là nghi thức tắm Bà, bức màn vải có viền ren thêu hoa và chữ màu sắc sặc sỡ được kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng. Thân tượng được lau bằng nước thơm bởi một nhóm gồm 4 đến 5 phụ nữ đã được chọn lựa từ trước. Sau đó thay mũ miện và quần áo mới cho tượng.

Sau khi lễ tắm Bà xong, bức màn che sẽ được kéo qua một bên để mọi người vào chiêm bái, ai cũng cố đến gần sát bệ thờ để xin lộc Bà. Lộc là một vài trái cây hoặc vài cành hoa để trên bàn thờ.

Dâng lễ vật lên bà chúa Xứ
Dâng lễ vật lên bà chúa Xứ

Trong khuôn khổ lễ hội cũng diễn ra các chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ phong phú, đặc sắc. Ngoài ra còn có các hoạt động thể dục thể thao thu hút đông đảo vận động viên và quần chúng tham gia, cổ vũ như: giải đua thuyền rổng, việt dã, hội thi leo núi, đi bộ đồng hành, trò chơi dân gian … 

Tương truyền rằng: Vào những năm 1820-1825, vùng Châu Đốc-An Giang khi ấy còn là một miền đất hoang vu, dân cư thưa thớt, quân Xiêm La thường sang cướp bóc, quấy nhiễu. Quân giặc có lần rượt đuổi theo dân làng lên đỉnh núi Sam. Tại đây, chúng bắt gặp tượng Bà, thấy pho tượng trông có vẻ quí hiếm, chúng liền nổi lòng tham cướp đi pho tượng. Trong khi đưa tượng Bà xuống giữa triền núi thì đánh rơi, làm cho pho tượng bị gãy một cánh tay. Sau đó chúng tiếp tục mang đi nhưng không thể nào nhấc lên được, đành bỏ lại giữa triền núi.

Đoàn nhạc công biểu diễn âm nhạc truyền thống trong lễ hội
Đoàn nhạc công biểu diễn âm nhạc truyền thống trong lễ hội

Thời gian sau đó Bà thường hiện về xưng là Bà chúa Xứ. Bà dạy dân làng khiêng Bà xuống núi, lập miếu thờ Bà sẽ phù hộ cho tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dân làng đã họp nhau lên núi khiêng tượng Bà về thờ cúng, nhưng lạ thay, dù mấy chục thanh niên khỏe mạnh rất cố gắng nhưng tượng Bà vẫn không thể nào nhấc lên được.

Khi về trấn nhậm vùng này, ông Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) đã cho khai hoang lập ấp. Dân làng liền trình báo với ông về pho tượng Bà . Ông Thoại cũng cho họp tráng đinh lại mang tượng xuống núi nhưng vẫn không thể nhấc tượng lên được. Ngay lúc đó có một thiếu nữ lên đồng tự xưng là “Chúa Xứ Thánh Mẫu” yêu cầu phải có 9 trinh nữ, ăn mặc đẹp tắm rửa sạch sẽ tới thỉnh Bà. Ông Thoại làm theo yêu cầu của cô gái, quả nhiên pho tượng mang đi được. Khi mang đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng hơn khiến các cô gái không thể nào xê dịch được. Người ta cho rằng Bà đã chọn nơi này để ngự nên cùng nhau lập miếu thờ Bà tại đây, chính là ngôi miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ngày nay. Và ngày đưa Bà từ trên núi xuống (23-27/4 âm hàng năm) được chọn làm ngày lễ vía Bà. Kể từ đó, dân gian tin tưởng và tôn thờ Bà như một phép màu kì diệu mà trời đất đã ban cho cư dân vùng này.

Theo các nhà khảo cổ, tượng Bà là hiện thân của thần Shiva. Tượng Bà là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo được tạc từ thế kỷ VI và được tạc bằng một loại nham thạch trầm tích có tên là diệp thạch. Loại nham thạch này được hình thành ở các hố đại dương và các tam giác châu thổ nên có kết cấu nhuyễn hạt, khi biển yên tĩnh thì hiện tượng lắng đọng xảy ra, mỗi lớp tượng là một chu kỳ lắng đọng.

Người ta tin rằng Bà Chúa Xứ từ lâu luôn phù hộ cho dân chúng. Ai đến cầu xin điều gì cũng đều được tâm nguyện như ý. Sự linh thiêng của đền Bà Chúa Xứ núi Sam được nhân dân lan truyền đi khắp nơi, ngày càng thu hút nhiều khách thập phương đến cúng bái, nhất là vào các ngày lễ vía Bà./.

Bài viết về An Giang liên quan

  • Nhộn nhịp Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011Ảnh Nhộn nhịp Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011
    (lehoi.org) - Ngày 24/5, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011 đã được tổ chức tại thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang thu hút hàng chục nghìn người dân từ các khắp các tỉnh thành trong cả nước...
  • Sôi động lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, An GiangẢnh Sôi động lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, An Giang
    (lehoi.org)- T ại phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2012 đang tưng bừng diễn ra. Như thông lệ, lễ hội sẽ diễn ra trong 5 ngày từ ngày...
  • Đảm bảo không gian cho hoạt động lễ hội ở các tỉnh thành phía NamẢnh Đảm bảo không gian cho hoạt động lễ hội ở các tỉnh thành phía Nam
    Vào ngày 14 tháng 5, Viện Văn hóa Nghệ thuật VIệt Nam (Bộ VHTTDL) đã tổ chức hội thảo khoa học “Hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền ở các tỉnh thành phía Nam - Nghiên cứu trường hợp Lễ hội Bà...
  • Công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam năm 2013 tại An GiangẢnh Công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam năm 2013 tại An Giang
    (lehoi.org)- D iễn ra từ ngày 31/5 đến 5/6/2013 (tức ngày 22-27/4 âm lịch), Chương trình “Lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam năm 2013” được đầu tư công phu nhằm tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa...
  • Tưng bừng khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2013 tại An GiangẢnh Tưng bừng khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2013 tại An Giang
    (lehoi.org)- N gày 31/5 (tức ngày 23/4 âm lịch), Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2013 đã được khai mạc trọng thể tại Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc (An Giang). Lễ khai hội...
  • Lễ hội Bà Chúa Xứ tại An GiangẢnh Lễ hội Bà Chúa Xứ tại An Giang
    Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn được gọi là lễ Vía Bà) diễn ra hàng năm bắt đầu từ đêm ngày 23/4 đến 27/4 âm lịch. Tại Miếu Bà Chúa Xứ nằm ở phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế) của thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang...
  • Lễ túc yết tại An GiangẢnh Lễ túc yết tại An Giang
    Lễ Túc Yết (Túc trực - Yết kiến) vốn là nghi thức tế lễ trong cung đình được lưu truyền trong dân gian. Lễ Túc Yết được tổ chức vào 0h ngày 26/4, tiến hành theo trình tự: Dâng hương - chúc rượu - tiêm...
  • Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên TửẢnh Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên Tử
    Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên Tử diễn ra trong dịp đầu xuân năm mới. Năm 2018, lễ hội diễn ra từ ngày 15 đến 23 tháng 3, tại Trung tâm tổ chức lễ hội và dịch vụ Yên Tử ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng...
  • Lễ hội đền Phủ Na tại Thanh HóaẢnh Lễ hội đền Phủ Na tại Thanh Hóa
    Hàng năm cứ đến ngoài mồng 2 tết, người dân trong vùng và du khách khắp nơi lại kéo nhau về đền Phủ Na để cầu điều may. Lễ hội đền Phủ Na thường kéo dài suốt tháng Giêng, tháng Hai và tháng Tám âm lịch...
  • Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An GiangẢnh Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An Giang
    Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An Giang được tổ chức ngày 18/5 âm lịch để kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo (18/5/1939 năm Kỷ Mão). Cổng chào trước An Hòa Tự lộng lẫy...
  • Hội chùa Bối Khê tại Hà NộiẢnh Hội chùa Bối Khê tại Hà Nội
    Hội chùa Bối Khê được tổ chức ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Hội chùa Bối Khê là nơi kết nối cộng đồng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn...
  • Lễ hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng) của người KhmerẢnh Lễ hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng) của người Khmer
    Lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng là lễ hội truyền thống lâu đời của dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ cúng trăng được tổ chức vào ngày 15 tháng Ka-Đât theo lịch Khmer (tức ngày...
  • Lễ hội Đôn-taẢnh Lễ hội Đôn-ta
    Lễ hội Đôn-ta là một lễ hội truyền thống của người dân Khmer tại An Giang. Lễ hội này còn được xem là lễ cúng ông bà, có ý nghĩa tương tự lễ Vu Lan của người Việt Nam, hay còn được gọi là lễ "xá tội vong...
  • Lễ Hội Chol ChNam Thmay của người Khmer tại An GiangẢnh Lễ Hội Chol ChNam Thmay của người Khmer tại An Giang
    (lehoi.org)-Lễ hội Chôl Chnam Thmây còn được gọi là "Lễ chịu tuổi" hay "Tết năm mới" . Là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng Nam bộ, rất giống với tết Nguyên...
  • Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me tại An GiangẢnh Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me tại An Giang
    Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me thường được tổ chức vào lễ "Đôn ta" (lễ cúng ông bà), từ ngày mồng 9 đến ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. "Đôn-ta" là một trong những lễ hội truyền thống lớn...
  • Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc KhmerẢnh Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer
    (lehoi.org)- Ngày 12/4, ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer năm 2015 đã được long trọng khai mạc tại chùa Mới, thuộc thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với nhiều hoạt động...
  • Sôi động Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ-Me, An GiangẢnh Sôi động Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ-Me, An Giang
    (lehoi.org) - Hàng năm, cùng với niềm vui đón Tết Dolta, đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi lại háo hức chờ đợi “Lễ hội đua bò" mỗi khi nước lũ tràn về. Đây là một lễ hội mang đậm nét văn hóa...
  • Sửa đổi điều lệ tham gia Lễ hội đua bò Bảy Núi , An GiangẢnh Sửa đổi điều lệ tham gia Lễ hội đua bò Bảy Núi , An Giang
    (lehoi.org) - Tại trường đua chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) trong giải đua bò ngày 5-10-2010 vừa qua đã xảy ra sự cố. Nhiều “nài” bò tham gia giải đua không chịu...
  • An Giang sẽ tổ chức Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào Khmer Nam BộẢnh An Giang sẽ tổ chức Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào Khmer Nam Bộ
    (lehoi.org) - Dự kiến vào tháng 11/2011, Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ V - 2011 sẽ được tổ chức tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với chủ đề “VHTTDL...

Ghi chú bài viết Linh thiêng Lễ hội Bà Chúa Xứ, An Giang

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Linh thiêng Lễ hội Bà Chúa Xứ, An Giang, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Nhân kỷ niệm 10 năm (2000-2010) Lễ hội vía Bà Chúa Xứ tỉnh An Giang đã được nâng lên thành lễ hội cấp Quốc gia. Ngày 4/6, L ễ hội Bà Chúa...