- Về đầu bài viết
- Ảnh: Một điệu múa người Khmer biểu diễn trong Lễ Hội Chol ChNam Thmay
- Ảnh: Người dân đang dâng lễ vật cúng dường ở Lễ Hội Chol ChNam Thmay
- Ảnh: Người dân Khmer quây quần cùng ăn cơm tại thánh đường
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ Hội Chol ChNam Thmay của người Khmer tại An Giang
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ Hội Chol ChNam Thmay của người Khmer tại An Giang
Một điệu múa người Khmer biểu diễn trong Lễ Hội Chol ChNam Thmay
Thời xưa, nghi lễ quan trọng nhất trong ngày Tết năm mới này là "đắp núi cát" và "tắm Phật". Sùng đạo và thành tâm tôn kính đức Phật. Chùa là một nơi tôn nghiêm và cũng chính là nơi quy tụ của cả cộng đồng. Vì vậy tất cả các Lễ hội của người dân Khmer đều tập trung tại chùa. Trong 3 ngày Tết, không khí tại các ngôi chùa và các phum sóc Khmer trở nên náo nhiệt suốt ngày đêm. Tháng tư về... Không gian đã thông thoáng, khí trời lại mát mẽ, khô ráo và mùa màng cũng đã thu hoạch xong. Đây chính là thời điểm thuận lợi nhất, thoải mái nhất để người dân thong dong hưởng thụ những ngày lễ hội vui vẻ mà không phải lo toan điều gì. Chôl Chnam Thmây được tổ chức như những nghi lễ truyền thống, diễn ra trong 3 ngày: - Đêm Giao thừa từ đêm ngày 13 tháng 4, được thực hiện nghi lễ cúng tại nhà để đưa tiễn "Têvađa" cũ, sau đó rước "Têvađa" mới về. Đây cũng chính là một đêm "lễ đi tu" (bôn bâm bous) của những chàng trai nơi đây. Người Khmer tin rằng hàng năm sẽ có một vị Têvađa hạ xuống đây để chăm lo cho đời sống của người dân được an cư, lạc nghiệp.
Ngày thứ nhất - Chôl sangkran Thmây (ngày đầu tiên của năm mới): Chọn giờ tốt nhất trong ngày, có thể là 7 giờ sáng hoặc 17 giờ, cũng có khi họ chọn 12 giờ đêm (tùy theo năm). Tất cả mọi người sẽ tắm gội sạch sẽ, mặc những bộ quần áo đẹp, trang trọng và lịch sự nhất, mang theo những lễ vật, hương, đèn vào chùa để làm lễ rước Đại lịch "Maha Sangkran", đồng thời sẽ diễu hành ba vòng xung quanh chính điện để chào đón Chư Thiên (Têvađa). Nghi lễ được một vị Achar được tôn kính nhất trong chùa hướng dẫn thực hiện, tất cả sẽ cùng nhau cầu nguyện, mong cho năm mới Têvađa về để phù hộ độ hộ trì cho mọi người có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau đó là đến lễ Phật. Tối đến sẽ tổ chức các trò chơi dân gian và biểu diễn các vũ điệu như múa Dù kê, Lâm thôn, Rôbăm... được mọi người thưởng ngoạn và cùng tham gia vui chơi rất náo nhiệt.
Người dân đang dâng lễ vật cúng dường ở Lễ Hội Chol ChNam Thmay
Ngày thứ hai - Wonbơf (năm nhuận tổ chức 2 ngày): Trước tiên mọi người sẽ lên chùa làm lễ dâng cơm sáng và cơm trưa (Wen Chông Ham) cho các vị sư chùa. Theo phong tục truyền thống của người Khmer. Vào các ngày Lễ, Tết, ngườidân tỏ lòng thành tâm tín ngưỡng bằng cách đem đồ ăn và các loại bánh trái cho các sư sãi. Đáp lại các nhà sư sẽ làm lễ cúng tạ ơn những người đã sản xuất ra hạt gạo, đã trồng trọt, chăn nuôi, tạo cho cuộc sống của người dân được ấm no, đầy đủ. Sau khi làm lễ mang thức ăn đến cho linh hồn của những người đã khuất, các nhà sư sẽ tiến hành nghi lễ chúc phúc cho những người đã có lòng đêm lễ vât đến cúng chùa. Vào buổi chiều, người ta sẽ tổ chức Lễ đắp núi cát (Puôn Phnon Khsach) để cầu nguyện duyên lành và tránh khỏi những kiếp nạn.
Người dân Khmer quây quần cùng ăn cơm tại thánh đường
Ngày thứ ba - Lơm săk: hay còn được gọi là ngày Lễ tắm Phật. Vào ngày này, các phật tử Khmer, sẽ mang thức ăn và hoa quả đến chùa từ sáng tinh mơ để dâng cơm lên các vị sư. Sau khi thọ thực kết thúc, thì các nghi lễ tắm Phật cũng chính thức bắt đầu: Trước tiên, các vị sư sẽ dùng nước tinh khiết có ướp các loại hương hoa thơm ngát. Họ dùng những cành hoa sau đó vẫy những giọt nước còn đọng trên hoa lên tượng Phật. Trong làn khói nghi ngút, người dân Khmer sẽ thành tâm cầu nguyện, cầu mong Phật Trời ban cho dân làng được sức khoẻ dồi dào, ruông rẫy luôn tốt tươi và trúng mùa. Họ cũng cầu chư Thiên phù hộ cho phum, sóc an lành, mọi người đều tai qua nạn khỏi và đạt thành những điều đã ước nguyện. Sau lễ tắm Phật, người Khmer sẽ tiến hành lễ tắm cho các nhà sư cao niên trong chùa. Sau đó sẽ là lễ Kha ma tôs, giống như lễ sám hối của người Việt. Sau đó mọi người sẽ theo các vị sư đến các tháp có đựng hài cốt và các nghĩa trang để tiến hành lễ Bâng Skâu (cầu siêu). Tất cả mọi người sẽ được vị Achar hướng dẫn để thành tâm cầu nguyện các linh hồn của những người thân của mình sớm được siêu thoát. Cuối cùng, sau khi kết thúc nghi lễ tắm Phật tại nhà. Tất cả con cháu trong gia đình sẽ trãi chiếu hoa, mời ông bà và cha mẹ ngồi vầo chiếu để nhận lời xin tha thứ về những thiếu sót hay sai lầm mà họ đã vấp phải trong năm qua, và hứa sẽ thành tâm sửa đổi. Sau khi đọc kinh cầu nguyện xong, họ cầu cho năm mới cả nhà sẽ luôn gặp được những điều tốt, vui vẻ, hạnh phúc, con cháu sẽ cùng dùng nước hoa thơm để tắm cho ông bà, cha mẹ để bày tỏ lòng nhớ đến công ơn họ đã sinh thành dưỡng dục
Bài viết về An Giang liên quan
- Các tỉnh Nam Bộ đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2013
(lehoi.org)- Từ ngày 14 đến 16/4, đồng bào Khmer sẽ đón tết Chôl Chnăm Thmây năm 2013. Được biết, đây là một trong ba lễ chính của tộc người Khmer ở Nam bộ (Chôl Chnăm Thmây, Sêne Đolta và Ok-om-bok...
- Đồng bào dân tộc Khmer tưng bừng đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2013
(lehoi.org)- Từ ngày 14 đến 16/4, đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại các tỉnh trong cả nước đã tưng bừng đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2013. Trong những ngày này, các lãnh đạo các tỉnh, thành...
- Lễ túc yết tại An Giang
Lễ Túc Yết (Túc trực - Yết kiến) vốn là nghi thức tế lễ trong cung đình được lưu truyền trong dân gian. Lễ Túc Yết được tổ chức vào 0h ngày 26/4, tiến hành theo trình tự: Dâng hương - chúc rượu - tiêm...
- Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên Tử
Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên Tử diễn ra trong dịp đầu xuân năm mới. Năm 2018, lễ hội diễn ra từ ngày 15 đến 23 tháng 3, tại Trung tâm tổ chức lễ hội và dịch vụ Yên Tử ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng...
-
- Lễ hội đền Phủ Na tại Thanh Hóa
Hàng năm cứ đến ngoài mồng 2 tết, người dân trong vùng và du khách khắp nơi lại kéo nhau về đền Phủ Na để cầu điều may. Lễ hội đền Phủ Na thường kéo dài suốt tháng Giêng, tháng Hai và tháng Tám âm lịch...
- Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An Giang
Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An Giang được tổ chức ngày 18/5 âm lịch để kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo (18/5/1939 năm Kỷ Mão). Cổng chào trước An Hòa Tự lộng lẫy...
- Hội chùa Bối Khê tại Hà Nội
Hội chùa Bối Khê được tổ chức ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Hội chùa Bối Khê là nơi kết nối cộng đồng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn...
- Lễ hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng) của người Khmer
Lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng là lễ hội truyền thống lâu đời của dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ cúng trăng được tổ chức vào ngày 15 tháng Ka-Đât theo lịch Khmer (tức ngày...
- Lễ hội Đôn-ta
Lễ hội Đôn-ta là một lễ hội truyền thống của người dân Khmer tại An Giang. Lễ hội này còn được xem là lễ cúng ông bà, có ý nghĩa tương tự lễ Vu Lan của người Việt Nam, hay còn được gọi là lễ "xá tội vong...
-
- Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me tại An Giang
Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me thường được tổ chức vào lễ "Đôn ta" (lễ cúng ông bà), từ ngày mồng 9 đến ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. "Đôn-ta" là một trong những lễ hội truyền thống lớn...
- Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer
(lehoi.org)- Ngày 12/4, ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer năm 2015 đã được long trọng khai mạc tại chùa Mới, thuộc thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với nhiều hoạt động...
- Linh thiêng Lễ hội Bà Chúa Xứ, An Giang
(lehoi.org) - Nhân kỷ niệm 10 năm (2000-2010) Lễ hội vía Bà Chúa Xứ tỉnh An Giang đã được nâng lên thành lễ hội cấp Quốc gia. Ngày 4/6, L ễ hội Bà Chúa Xứ được Ủy ban nhân dân thị xã Châu...
- Sôi động Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ-Me, An Giang
(lehoi.org) - Hàng năm, cùng với niềm vui đón Tết Dolta, đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi lại háo hức chờ đợi “Lễ hội đua bò" mỗi khi nước lũ tràn về. Đây là một lễ hội mang đậm nét văn hóa...
- Sửa đổi điều lệ tham gia Lễ hội đua bò Bảy Núi , An Giang
(lehoi.org) - Tại trường đua chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) trong giải đua bò ngày 5-10-2010 vừa qua đã xảy ra sự cố. Nhiều “nài” bò tham gia giải đua không chịu...
- An Giang sẽ tổ chức Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào Khmer Nam Bộ
(lehoi.org) - Dự kiến vào tháng 11/2011, Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ V - 2011 sẽ được tổ chức tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với chủ đề “VHTTDL...
- Nhộn nhịp Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011
(lehoi.org) - Ngày 24/5, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011 đã được tổ chức tại thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang thu hút hàng chục nghìn người dân từ các khắp các tỉnh thành trong cả nước...
Ghi chú bài viết Lễ Hội Chol ChNam Thmay của người Khmer tại An Giang
Từ khóa:
(lehoi.org)-Lễ hội Chôl Chnam Thmây còn được gọi là "Lễ chịu tuổi" hay "Tết năm mới" . Là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân...