- Về đầu bài viết
- Ảnh: Lễ hội đua bò dân tộc Khơ - Me tại An Giang
- Ảnh: Lễ hội đua bò là một lễ hội truyền thống lớn của người dân tộc Khơ - Me tại An Giang
- Ảnh: Hình ảnh người điều khiển đang lái cặp bò của mình
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me tại An Giang
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me tại An Giang
Lễ hội đua bò dân tộc Khơ - Me tại An Giang
Sau lễ rước vong linh ông bà tổ tiên ở chùa về để cùng chung vui với gia đình, người dân Khơ-me sẽ kết những tấm bè chuối để làm thuyền, trên thuyền có bày đầy đủ các loại phẩm vật đã cúng, mỗi thứ một ít, sau đó sẽ được thả xuống dòng nước cạnh nơi ở hoặc ao hồ hay sông rạch gần nhà... Cũng trong dịp này, du khách đến thăm quan phúm, sóc sẽ được người dân Khơ-me đón tiếp một cách nồng hậu, tiếp đãi chu đáo. Vì quan niệm của người dân ở đây là khách là sứ giả của tổ tiên về để thăm gia đình, con cháu... Trong lễ hội ''Đôn-ta" ngoài tập tục thả thuyền, người dân Khơ-me còn tổ chức thêm hội đua bò truyền thống. Để chuẩn bị cho một cuộc đua bò, họ sẽ chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, có chiều dài khoảng 200m, rộng 100m có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều lần để tạo độ trơn của bùn, bốn bên đắp bờ bao và điểm đích có sẽ có một đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho các chú bò đua. Đoạn đường đua chính chỉ dài 120m theo khoảnh ruộng và cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát có cắm 2 cây cờ màu đỏ, xanh, mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng cắm hai cây cờ như vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì nó phải đến điểm đích có cây cờ màu đó.
Trước khi vào trận đua, họ chọn những đôi bò với nhau hoặc sẽ bốc thăm và thoả thuận một số qui định cần thiết như cặp bò nào sẽ đi trước, đi sau... Nhưng thông thường đôi đi sau sẽ có ưu thế hơn. Nếu trong cuộc đua, đôi bò nào chạy lệch ra khỏi đường đua thì sẽ bị loại và đôi bò sau nếu giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là là đôi thắng cuộc. Còn người điều khiển cần phải đứng thật vững nếu không sẽ bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa và bị coi như thua cuộc.
Từng đôi bò sẽ được ách vào một chiếc bừa được chế tạo đặc biệt, gọng bừa cũng chính là chiếc bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng chừng 30cm, dài 90cm, bên dưới có những chiếc răng bừa. Người điều khiển bò sẽ cầm roi mây hoặc một khúc gỗ tròn vừa tay đó đường kính khoảng 3cm, đầu có tra các cây đinh nhọn - cây xà-lul. Khi trọng tại bắt đầu lệnh xuất phát, người điều khiển sẽ chích mạnh cây xà-lul vào mông của hai con bò, bò bị đau sẽ phóng thật nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cả hai con cho đều thì vận tốc của đôi bò mới đều. Vào ngày hội đua , bà con đã có mặt từ sáng sớm tại địa điểm đua bò. Có người đứng ở cách xa hàng vài cây số nhưng cũng mang theo cả xoong, nồi, mắm, để muối nấu ăn tại chỗ để xem cho hết cuộc đua. Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như sân bóng đá, đua ngựa hay các môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí nào đó hơi cao so với mặt của sân đua hay leo lên các bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho tới lúc kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng, tiếng vỗ tay, reo hò, cổ động rất sôi nổi dành cho những người điều khiển các cặp bò giỏi hoặc những pha về đích gay cấn, quyết liệt.
Hình ảnh người điều khiển đang lái cặp bò của mình
Bài viết về An Giang liên quan
- Sôi động Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ-Me, An Giang
(lehoi.org) - Hàng năm, cùng với niềm vui đón Tết Dolta, đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi lại háo hức chờ đợi “Lễ hội đua bò" mỗi khi nước lũ tràn về. Đây là một lễ hội mang đậm nét văn hóa...
- Sửa đổi điều lệ tham gia Lễ hội đua bò Bảy Núi , An Giang
(lehoi.org) - Tại trường đua chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) trong giải đua bò ngày 5-10-2010 vừa qua đã xảy ra sự cố. Nhiều “nài” bò tham gia giải đua không chịu...
- Tổ chức Lễ hội đua bò Bảy Núi tại An Giang
(lehoi.org)- Đua bò là một môn thể thao mang đậm màu sắc dân gian của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang. Các cặp bò chuẩn bị xuất phát Lễ hội đua bò được tổ chức nhằm tạo không khí vui tươi...
- Tưng bừng hội đua bò Bảy Núi ở An Giang
Sáng 2-12, Lễ hội đua bò Bảy Núi lần thứ 20 đã được khai mạc tại xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang với sự tham gia của 64 đôi bò. Các đôi bò đua này đến từ các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên...
-
- Sẵn sàng cho lễ hội đua bò Châu Đốc 2012 tại An Giang
(lehoi.org)- V ào ngày 14/10/2012 sẽ được chính thức khai mạc Lễ hội đua bò Bảy Núi mở rộng lần thứ 21 Cúp truyền hình An Giang năm 2012. Hiện tại, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội ...
- Lễ hội đua bò Bảy Núi tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam
(lehoi.org) - Sắp tới, Người dân thủ đô và khách du lịch sẽ có cơ hội được trực tiếp tham dự vào Lễ hội đua bò - một lễ hội độc đáo mang đậm màu sắc dân gian, hấp dẫn và sôi động của vùng Bảy Núi...
- Tưng bừng với Lễ hội đua bò vùng Bảy Núi năm 2013 tại An Giang
(lehoi.org) - V ào ngày 4/10, tỉnh An Giang đã tổ chức lễ hội đua bò Bảy Núi mở rộng lần thứ 22, tranh Cúp Truyền hình An Giang - 2013 tại sân đua bò xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên n hân dịp Tết...
- Lễ túc yết tại An Giang
Lễ Túc Yết (Túc trực - Yết kiến) vốn là nghi thức tế lễ trong cung đình được lưu truyền trong dân gian. Lễ Túc Yết được tổ chức vào 0h ngày 26/4, tiến hành theo trình tự: Dâng hương - chúc rượu - tiêm...
- Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên Tử
Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên Tử diễn ra trong dịp đầu xuân năm mới. Năm 2018, lễ hội diễn ra từ ngày 15 đến 23 tháng 3, tại Trung tâm tổ chức lễ hội và dịch vụ Yên Tử ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng...
-
- Lễ hội đền Phủ Na tại Thanh Hóa
Hàng năm cứ đến ngoài mồng 2 tết, người dân trong vùng và du khách khắp nơi lại kéo nhau về đền Phủ Na để cầu điều may. Lễ hội đền Phủ Na thường kéo dài suốt tháng Giêng, tháng Hai và tháng Tám âm lịch...
- Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An Giang
Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An Giang được tổ chức ngày 18/5 âm lịch để kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo (18/5/1939 năm Kỷ Mão). Cổng chào trước An Hòa Tự lộng lẫy...
- Hội chùa Bối Khê tại Hà Nội
Hội chùa Bối Khê được tổ chức ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Hội chùa Bối Khê là nơi kết nối cộng đồng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn...
- Lễ hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng) của người Khmer
Lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng là lễ hội truyền thống lâu đời của dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ cúng trăng được tổ chức vào ngày 15 tháng Ka-Đât theo lịch Khmer (tức ngày...
- Lễ hội Đôn-ta
Lễ hội Đôn-ta là một lễ hội truyền thống của người dân Khmer tại An Giang. Lễ hội này còn được xem là lễ cúng ông bà, có ý nghĩa tương tự lễ Vu Lan của người Việt Nam, hay còn được gọi là lễ "xá tội vong...
- Lễ Hội Chol ChNam Thmay của người Khmer tại An Giang
(lehoi.org)-Lễ hội Chôl Chnam Thmây còn được gọi là "Lễ chịu tuổi" hay "Tết năm mới" . Là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng Nam bộ, rất giống với tết Nguyên...
- Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer
(lehoi.org)- Ngày 12/4, ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer năm 2015 đã được long trọng khai mạc tại chùa Mới, thuộc thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với nhiều hoạt động...
- Linh thiêng Lễ hội Bà Chúa Xứ, An Giang
(lehoi.org) - Nhân kỷ niệm 10 năm (2000-2010) Lễ hội vía Bà Chúa Xứ tỉnh An Giang đã được nâng lên thành lễ hội cấp Quốc gia. Ngày 4/6, L ễ hội Bà Chúa Xứ được Ủy ban nhân dân thị xã Châu...
- An Giang sẽ tổ chức Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào Khmer Nam Bộ
(lehoi.org) - Dự kiến vào tháng 11/2011, Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ V - 2011 sẽ được tổ chức tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với chủ đề “VHTTDL...
- Nhộn nhịp Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011
(lehoi.org) - Ngày 24/5, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011 đã được tổ chức tại thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang thu hút hàng chục nghìn người dân từ các khắp các tỉnh thành trong cả nước...
Ghi chú bài viết Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me tại An Giang
Từ khóa:
Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me thường được tổ chức vào lễ "Đôn ta" (lễ cúng ông bà), từ ngày mồng 9 đến ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm...