Mục lục:
Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
Thời gian: 13/9- 16/9 Âm lịch
Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm.
Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm.
Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến trúc đạo Phật cổ mang đậm yếu tố kiến trúc gô-tích, tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ- huyện Trực Ninh- tỉnh Nam Định. Trong ngôi chùa này có quả chuông Đại Hồng Chung được hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936, và là quả chuông lớn nhất Việt Nam. Chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa thờ Phật thế nhưng kiến trúc của nó lại trông giống một thánh đường Thiên Chúa Giáo, bởi kiến trúc của nó là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ Việt Nam và các yếu tố kiến trúc Gô-tích của Châu Âu.
Trước chùa Cổ Lễ là một ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa có chiều cao khoảng 32m được dựng từ năm 1927. Đế tháp được dựng trên lựng một con rùa lớn có đầu quay vào chùa. Con rùa này được đặt giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn ngọn núi giả khá lớn và bốn con voi to như voi thật. Trong lòng tháp có một cầu thang hình xoắn ốc đến đỉnh gồm 98 bậc. Tương truyền răng những tín đồ phật tử và khách hành hương khi lên đến bậc thứ 98 này và sờ được bức tượng trên đỉnh tháp thì cuộc sống sẽ luôn gặp được may mắn.
Hàng năm, cứ đến ngày 13/9 âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Cổ Lễ lại khai hội. Lễ hội thu hút hàng vạn khách xem hội từ khắp tỉnh thành trong nước. Phần lễ có nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền như múa rối chầu Thánh tổ, rước Phật... Phần Hội có nhiều trò chơi vui dân gian như tổ điếm tôm, leo cầu ngô, cờ tướng, bơi, thi đấu thể thao... Điều đặc biệt trò bơi chải truyền thống của làng Cổ Lễ, với sự tham gia của 5 cửa họ là Lê, Nguyễn, Phan, Dương Nhất, Dương Nhì. 5 cửa họ gồm 4 chải, trong mỗi ngày, mỗi cửa họ sẽ bốc thăm chọn 1 chài để bắt đầu thi đấu trên một con sông chạy dọc theo địa phận Cổ Lễ. Sau 4 ngày thi đấu sẽ chọn ra một cửa họ nhất hội để trao giải thưởng.
Bài viết về Nam Định liên quan
- Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định
Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ...
- Lễ hội Đền An Lá tại Nam Định
Lễ hội Đền An Lá diễn ra vào tháng Ba âm lịch hàng năm, tại Đền An Lá thuộc xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là một lễ hội nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của tướng quân Nguyễn Tấn. Cứ...
- Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lần
Đến hẹn lại lên, lễ hội chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) được tổ chức vào đêm mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Dù trời mưa phùn, giá rét nhưng hàng vạn người vẫn đội mưa tham gia phiên chợ Viềng độc đáo "mua...
- Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam Định
Hội đền Cổ Trạch diễn ra từ ngày 18-20/8 âm lịch hàng năm tại xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội đền Cổ Trạch bao gồm phần tế lễ, dâng hương và trẩy hội. Đền Cổ Trạch là đền cổ của xã...
-
- Hội đền Đông Cao tại Nam Định
Hội đền Đông Cao diễn ra ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại làng Đông Cao, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh. Hội đền Đông Cao có nghi lễ đặc biệt là lễ rước kiệu Mỵ Châu đến yết kiến và tạ tội...
- Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)
Hội Chùa Lương diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định. Hội là dịp người dân nơi đây bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Trần Vũ, Hoàng Gia, Vũ Chi và...
- Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định
Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định diễn ra vào ngày 20 tháng 8 hàng năm, tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đền Bảo Lộc trước kia còn có tên là An Lạc, tọa lạc tại làng Bảo Lộc, thuộc tổng Bữu Bị...
- Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam Định
Hội làng Cao Đài diễn ra tại làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Hàng năm, vào ngày 22 tháng 7 âm lịch, dân làng Cao Đài tổ chức lễ hội tưng bừng và uy nghi để tưởng niệm ngày húy...
- Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam Định
Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 hằng năm tại Khu Di tích Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm ôn lại truyền thống "Uống nước...
-
- Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam Định
Hằng năm cứ đến ngày 1/11 âm lịch, hàng nghìn người con dòng tộc họ Trần lại cùng đổ về Đền Hạ Mã (Mỹ Lộc, Nam Định) để dâng hương tưởng niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua...
- Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam Định
Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm tại đền Ninh Xá, xã Yên Ninh huyện Ý Yên tỉnh Nam Định để tưởng nhớ ông tổ nghề mộc Ninh Hữu...
- Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam...
- Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, đêm 5/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về dự Lễ hội khai ấn đền Trần. Năm nay cũng là năm đầu tiên lễ hội...
- Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
(lehoi.org)- Hôm nay 21/4 tức ngày mùng 3/3 âm lịch, lễ hội Phủ Dầy năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định Lễ hội Phủ Dầy được...
Ghi chú bài viết Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm. Lễ hội Chùa Cổ...
Từ khóa:
Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm. Lễ hội Chùa Cổ...