Mục lục:
Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định
Thời gian: 1/3- 10/3 Âm lịch
Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Phủ Quảng Cung là một quần thể di tích đã được Bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch xếp hạng là "Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 11/4/2013. Quần thể di tích này bao gồm: Phủ chính là nơi thờ thánh mẫu Liễu Hạnh tại thôn Tiến Thắng, quần thể di tích đền Đáy ở thôn Nam Lễ của xã Yên Đồng.
Tương truyền, Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất vào đêm ngày 06/03/1434 thời Lê Thái Tông, hóa thân vào đêm mồng 2/3/1473 thời Hồng Đức thứ tư tại ấp Quảng Nạp, thuộc huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, Nam Định. Bà giáng sinh lần thứ hai vào năm 1557, và hóa vào ngày 3/3/1577 tại thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản(Vũ Bản ngày nay).
Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra vào thời gian nông nhàn của bà con nông dân, vì vậy các hoạt động diễn ra trong không khí phấn khởi, vui tươi. Mở đầu lễ hội là lễ rước Mẫu từ phủ Quảng Cung lên đến phủ Đồi cách đó khoảng 4km. Dẫn đầu đội múa rồng và các kiệu: Kiệu Mẫu Đệ Nhất được phủ khăn màu đỏ, Mẫu đệ Nhị màu xanh, Mẫu Đệ Tam màu trắng, các phu kiệu mặc trang phục theo màu của kiệu. Sau đoàn người rước kiệu Mẫu sẽ đến phần rước nước. Lễ rước nước thể hiện sự tôn kính của nhân dân địa phương đối với Thánh Mẫu. Trước kia, lễ rước nước thường được tổ chức trên sông Sắt nằm ở phía Bắc của xã Yên Đồng gần Phủ Đồi. Nhưng về sau, lễ rước nước lại được tổ chức ở Sông Đáy.
Công tác chuẩn bị cho lễ rước nước được tiến hành từ ngày hôm trước. Địa điểm diễn ra lễ rước nước là bến đò Vọng của Sông Đáy. Đoàn người tham gia lễ rước rất đông và náo nhiệt. Dẫn đầu đoàn rước là đội múa rồng, mùa kỳ lần sư tử. Sau đó, là đoàn người cần cờ quạt, phường bát âm, bát bửu, đội múa sênh tiền, tàn lọng... Tại bến đồ Vọng đã chuẩn bị 5 thuyền và 1 kiệu hoa dùng để trang trí. Dụng cụ để lấy nước là 1 chóe đựng nược và 2 muôi đồng. Lễ rước nước cũng diễn ra một cách trang nghiêm nhưng cũng vô cùng náo nhiệt.
Bài viết về Nam Định liên quan
- Lễ hội Đền An Lá tại Nam Định
Lễ hội Đền An Lá diễn ra vào tháng Ba âm lịch hàng năm, tại Đền An Lá thuộc xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là một lễ hội nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của tướng quân Nguyễn Tấn. Cứ...
- Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lần
Đến hẹn lại lên, lễ hội chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) được tổ chức vào đêm mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Dù trời mưa phùn, giá rét nhưng hàng vạn người vẫn đội mưa tham gia phiên chợ Viềng độc đáo "mua...
- Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam Định
Hội đền Cổ Trạch diễn ra từ ngày 18-20/8 âm lịch hàng năm tại xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội đền Cổ Trạch bao gồm phần tế lễ, dâng hương và trẩy hội. Đền Cổ Trạch là đền cổ của xã...
- Hội đền Đông Cao tại Nam Định
Hội đền Đông Cao diễn ra ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại làng Đông Cao, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh. Hội đền Đông Cao có nghi lễ đặc biệt là lễ rước kiệu Mỵ Châu đến yết kiến và tạ tội...
-
- Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)
Hội Chùa Lương diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định. Hội là dịp người dân nơi đây bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Trần Vũ, Hoàng Gia, Vũ Chi và...
- Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định
Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định diễn ra vào ngày 20 tháng 8 hàng năm, tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đền Bảo Lộc trước kia còn có tên là An Lạc, tọa lạc tại làng Bảo Lộc, thuộc tổng Bữu Bị...
- Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm. Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến...
- Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam Định
Hội làng Cao Đài diễn ra tại làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Hàng năm, vào ngày 22 tháng 7 âm lịch, dân làng Cao Đài tổ chức lễ hội tưng bừng và uy nghi để tưởng niệm ngày húy...
- Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam Định
Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 hằng năm tại Khu Di tích Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm ôn lại truyền thống "Uống nước...
-
- Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam Định
Hằng năm cứ đến ngày 1/11 âm lịch, hàng nghìn người con dòng tộc họ Trần lại cùng đổ về Đền Hạ Mã (Mỹ Lộc, Nam Định) để dâng hương tưởng niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua...
- Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam Định
Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm tại đền Ninh Xá, xã Yên Ninh huyện Ý Yên tỉnh Nam Định để tưởng nhớ ông tổ nghề mộc Ninh Hữu...
- Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam...
- Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, đêm 5/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về dự Lễ hội khai ấn đền Trần. Năm nay cũng là năm đầu tiên lễ hội...
- Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
(lehoi.org)- Hôm nay 21/4 tức ngày mùng 3/3 âm lịch, lễ hội Phủ Dầy năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định Lễ hội Phủ Dầy được...
Ghi chú bài viết Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ...
Từ khóa:
Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ...