Lễ rước Thần Nông tại Quảng Nam

Thời gian: 1/3 Âm lịch
Lễ rước Thần Nông được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 1 tháng 3 Âm lịch, tại thành phố Hội An, Quảng Nam. Đây được coi là Hội của những trẻ chăn trâu, lễ rước và cầu Thần Nông cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.

Những mục đồng vui đùa trên các cánh đồng trên đường đi rước Thần Nông
Những mục đồng vui đùa trên các cánh đồng trên đường đi rước Thần Nông

Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt. Trên các quyển lịch cổ hàng năm, người ta thường vẽ 1 mục đồng dắt 1 con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu là tượng trưng cho nghề nông. Hình mục đồng cũng như hình con trâu được thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ xấu hay tốt. Năm nào được coi là năm được mùa, Thần Nông sẽ có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày 1 chân. Con trâu được đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu đen, trắng, vàng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc và Hỏa. Lễ rước Mục Đồng - lễ hội dành cho trẻ chăn trâu - thời xưa được tổ chức tại làng Phong Lệ, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Ngày trước, theo lệ cứ đến các năm Tý, năm Ngọ, năm Mẹo và năm Dậu, nghĩa là cứ cách 3 năm, làng lại tổ chức lễ rước Mục đồng 1 lần. Sau dãn dần ra 6 năm, rồi cuối cùng là 12 năm mới tổ chức 1 lần. Lần cuối cùng được ghi nhận là vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936).

Lễ rước Mục đồng - lễ rước vinh danh trẻ chăn trâu
Lễ rước Mục đồng - lễ rước vinh danh trẻ chăn trâu

Chuyện kể rằng, ở làng Phong lệ xưa có 1 cồn cỏ. Ngày nọ, có một người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng bị dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó níu lại. Cho là có thần linh giáng hạ nên chẳng một ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó cồn có tên gọi là cồn Thần. Một hôm, có một đàn trâu trong làng chạy lạc đến cồn, đám trẻ chăn trâu đến đó tìm nhưng không hề hấn gì cả. Từ đó có tiếng đồn là cồn Thần chỉ cho những trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng ở trong làng. Câu chuyện lạ lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần dần hình thành nên một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, được gọi là lễ rước Mục đồng.

Từ hạ tuần tháng 3 âm lịch, khi vụ mùa đã hoàn tất là lúc các công việc sắp đặt cho lễ hội được bắt đầu. Để phục vụ cho lễ rước, ngoài việc cắt cử các chức sắc để lo việc tế lễ, dân làng Phong Lệ còn phải chuẩn bị cho một cổ kiệu hai đòn khiêng có giăng hoa và kết trái tươm tất và phân công cho 4 mục đồng khỏe mạnh khăn đóng, áo dài giữ phần khiêng kiệu. Ngoài cờ nhỏ của mục đồng, còn có cờ lớn của 13 tộc họ ngày đó. Cờ lớn cán làm bằng tre dài khoảng 5 mét, có khoan lỗ đút cây ngang qua để treo các con giống, nào là tứ kinh (long, lân, quy, phụng), nào là tứ nghệ (sĩ, nông, công, thương). Nhưng nhiều nhất vẫn là các dụng cụ sản xuất nông nghiệp như cuốc, xẻng, cày, bừa, dần, nia... Chuẩn bị đâu vào đó, chiều ngày 29 tháng 3 âm lịch làm lễ dạo đồng. Đây là lúc các con cháu sinh sống ở những nơi xa kéo về đông đủ. Mục đồng cầm cờ và dạo quanh các cánh đồng tỏ ý cầu cho được mùa. Buổi sáng ngày 30, chính thức diễn ra lễ rước. Lễ bắt đầu vào sáng sớm tinh mơ ngay giữa đình thần. Sau khi hương khói, khấn lễ và Trùm Mục (người cai quản các mục đồng) lễ phục tươm tất trịnh trọng tiến vào hậu tẩm khấn vái, cung kính thỉnh bài vị thần nông nâng cao ngang mày rồi quỳ xuống đặt vào trong kiệu. Kiệu rước cũng được bài trí như kiệu rước thần, cỡ 80 cm x 100 cm, nóc kiệu thì có 4 mái, rèm kiệu được giăng hoa kết đèn rực rỡ và do 4 mục đồng khiêng. Đoàn người cờ xí xếp hàng đâu vào đấy, chiêng trống lại gióng giã vang lên; tất cả các mục đồng hướng vào chánh điện đồng loạt chắp tay xá 3 cái rồi đám rước dài lượt thượt đi qua đường làng, hướng về Cồn Thần, trong tiếng nhạc rộn rã của phường bát âm và cờ xí rợp trời. Đến Cồn Thần, kiệu thần được hạ xuống. Trùm Mục quỳ trên chiếc chiếu hoa, ngửa mặt lên trời lầm rầm khấn giữa hai hàng đuốc chập chờn hư ảo. Sau một hồi lâu khấn vái, Trùm Mục gieo hai đồng tiền xu vào cái đĩa con trước mặt: 1 sấp, 1 ngữa. Thế là thần đã giáng! Một hồi sênh nổi lên, tiếp đó là 3 hồi chiêng trống. Rồi, trống cơm và phường bát âm cũng cùng tấu những âm điệu rộn rã chào mừng. Sau ba tiếng sênh làm hiệu, Trùm Mục dõng dạc xướng: “Chúng Mục Đồng Phong Lệ tạ! Xin cho tốt lúa, tốt gieo, vũ thuận, phong điều! Đồng reo một tiếng'... Đoàn Mục Đồng đồng thanh reo vang trời và cầm cờ nối đuôi theo vị Trùm Mục chạy tới, chạy lui, quanh đi, quẫn lại chung quanh tảng đá trắng ở giữa cồn thần. Một lúc sau, đám rước rồng rắn quay trở lại đình thần trong tâm niệm tôn kính là ở trên kiệu đã có vị thần thiêng liêng của mình. Trời vừa sáng, đám rước cũng về đến đình làng. Sau đó sẽ là lễ đặt bài vị và lễ dâng vật cúng của dân làng. Trong lễ, tất cả mọi người ai ai cũng giữ sự cung kính trước đám mục đồng. Lễ vật xôi, gà được bày trên chiếu hoa trải khắp 3 gian đình, ai nấy đều hoan hỉ vì họ tin rằng lòng thành của mình đã được thần mục chứng giám; và ngày mai, đồng ruộng sẽ tươi tốt. Thời phong kiến, hàng năm đều có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình cũng như ở tại các địa phương./.

Đặc sắc lễ rước Thần Nông tại Quảng Nam
Đặc sắc lễ rước Thần Nông tại Quảng Nam

Bài viết về Quảng Nam liên quan

  • Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung 2018 tại Quảng NamẢnh Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung 2018 tại Quảng Nam
    Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 3 với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đất nước" sẽ diễn ra trong...
  • Lễ tế Cá Ông tại Quảng NamẢnh Lễ tế Cá Ông tại Quảng Nam
    Lễ tế Cá Ông của các làng chài Hội An - Quảng Nam thường được tổ chức vào dịp cầu ngư hàng năm. Đây được xem là lễ hội lớn nhất của ngư dân tỉnh Quảng Nam. Thờ phụng cá ông không chỉ thể hiện sự tôn kính...
  • Hội Tết Nguyên Đán Mậu Tuất Hội An 2018 tại Quảng NamẢnh Hội Tết Nguyên Đán Mậu Tuất Hội An 2018 tại Quảng Nam
    Tết Nguyên Đán là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng nhất trong đời sống văn hóa người Việt. Đây là dịp để mỗi người hướng về cội nguồn, về những giá trị tâm linh đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ...
  • Lễ hội sâm núi Ngọc Linh tại Quảng NamẢnh Lễ hội sâm núi Ngọc Linh tại Quảng Nam
    Lễ hội sâm núi Ngọc Linh là lễ hội mới ở Quảng Nam, được tổ chức vào ngày 10 tháng 6, tại vùng sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My. Đây là năm đầu tiên tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ hội này, và chủ đề của lễ...
  • Lễ Hội Rước Cộ Chợ Được ở Quảng NamẢnh Lễ Hội Rước Cộ Chợ Được ở Quảng Nam
    Lễ Hội Rước Cộ Chợ Được là một nét văn hóa đặc trưng của người Quảng Nam, mang đậm yếu tố tâm linh và tín ngưỡng của người dân nơi đây. Lễ hội diễn ra vào ngày hai ngày là mồng 10 và 11 tháng Giêng âm...
  • Lễ hội Phật đản tại chùa Thạch Khê ở Quảng NamẢnh Lễ hội Phật đản tại chùa Thạch Khê ở Quảng Nam
    Lễ hội Phật đản tại chùa Thạch Khê ở Quảng Nam diễn ra vào ngày 15 tháng Tư âm lịch, tại chùa Thạch Khê ở Quế Sơn. Ngày lễ Phật đàn là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật( Phật đản, Vu lan...
  • Lễ hội đêm phố cổ Hội An - Quảng NamẢnh Lễ hội đêm phố cổ Hội An - Quảng Nam
    Lễ hội đêm phố cổ Hội An diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng tháng, là ngày trăng bắt đầu tròn. Vào đêm ngày 14, người dân Hội An sẽ cùng nhau sống trong cảnh không khí phồn hoa xưa cũ với những...
  • Lễ tết Nguyên Tiêu tại Quảng NamẢnh Lễ tết Nguyên Tiêu tại Quảng Nam
    Lễ tết Nguyên Tiêu tại Quảng Nam diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, tại hội quán Triều Châu và Quảng Triệu. Đây là một lễ cúng đầu năm của hai bang là Quảng Đông và Triều Châu của cộng đồng người...
  • Lễ vía Bà Thiên Hậu ở Quảng NamẢnh Lễ vía Bà Thiên Hậu ở Quảng Nam
    Lễ vía Bà Thiên Hậu là một lễ hội truyền thống của người Hoa đang sinh sống ở Hội An, Quảng Nam. Hội được tổ chức vào ngày 23 tháng Ba âm lịch, tại quán Phúc Kiến và Ngũ Bang. Đây là lễ hội cúng bà Thiên...
  • Hội rước Thần Nông ở Quảng NamẢnh Hội rước Thần Nông ở Quảng Nam
    Hội rước Thần Nông ở Quảng Nam diễn ra vào ngày mồng 1 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại thành phố Hội An. Đây được xem là ngày hội của trẻ chăn râu, lễ rước và cầu thần nông cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận...
  • Lễ cúng tổ Minh Hải tỉnh Quảng NamẢnh Lễ cúng tổ Minh Hải tỉnh Quảng Nam
    Vào ngày 7/11 âm lịch hàng năm, Lễ cúng tổ Minh Hải sẽ được tổ chức tại chùa Chúc Thánh tỉnh Quảng Nam. Lễ cúng tổ Minh Hải bao gồm những nghi lễ liên quan đến Phật giáo. Sau phần tế lễ là phần hội...
  • Lễ hội đèn lồng Hội AnẢnh Lễ hội đèn lồng Hội An
    Lễ hội đèn lồng Hội An là một sự kiện văn hóa, du lịch của vùng đất phố cổ nhằm tôn vinh những sản phẩm du lịch độc đáo của Hội An. Lễ hội được bắt đầu từ đêm 30 rạng sáng mùng 1 tết cho đến hết ngày...
  • Festival Di sản Quảng NamẢnh Festival Di sản Quảng Nam
    Festival Di sản Quảng Nam là một sự kiện văn hóa do UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ VH-TT-DL, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Quốc gia UNESCO VN tổ chức. Đây là sự kế thừa và phát triển của lễ hội “Quảng Nam - Hành trình...
  • Lễ hội Cầu Ngư tại Quảng NamẢnh Lễ hội Cầu Ngư tại Quảng Nam
    Lễ hội cầu ngư còn được gọi là lễ hội cá Ông, một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 6 tết tại các địa phương ven biển Quảng Nam. Đây là một lễ hội có ý nghĩa về mặt tâm linh, mang...
  • Tưng bừng lễ hội giỗ tổ nghề làng gốm Thanh HàẢnh Tưng bừng lễ hội giỗ tổ nghề làng gốm Thanh Hà
    (lehoi.org) - Nghề gốm truyền thống ở đây đã tồn tại trên 500 năm, vẫn còn lưu giữ những cách thức làm gốm thủ công bằng tay và sử dụng bàn xoay theo kiểu truyền thống. Để các...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ rước Thần Nông tại Quảng Nam

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ rước Thần Nông tại Quảng Nam, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ rước Thần Nông được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 1 tháng 3 Âm lịch, tại thành phố Hội An, Quảng Nam. Đây được coi là Hội của những trẻ chăn trâu, lễ...