Lễ hội đèn lồng Hội An

Thời gian: 1/1- 14/1 Âm lịch
Lễ hội đèn lồng Hội An là một sự kiện văn hóa, du lịch của vùng đất phố cổ nhằm tôn vinh những sản phẩm du lịch độc đáo của Hội An. Lễ hội được bắt đầu từ đêm 30 rạng sáng mùng 1 tết cho đến hết ngày 14 tháng riêng ÂL hằng năm thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự.

Lễ hội đèn lồng Hội An gắn liền với nghề thủ công mỹ nghệ làm đèn lồng có từ lâu đời tại đây. Hầu hết các cơ sở sản xuất đèn lồng tại Hội An đều tham gia lễ hội với những chiếc đèn có hình thù đặc biệt và màu sắc rực rỡ. Với sự xuất hiện của hàng nghìn chiếc đèn do các cửa hàng và chính quyền thành phố làm ra, lễ hội sẽ rất đặc biệt và hấp dẫn người xem.

Nhiều loại hình đèn lồng rực rỡ sắc màu trong Lễ hội
Nhiều loại hình đèn lồng rực rỡ sắc màu trong Lễ hội

Cầu An Hội là điểm trung tâm của không gian lễ hội đèn lồng Hội An với sân khấu nổi trên sông Hoài được trang trí những chiếc lọng cổ tạo hình hình như một chiếc lồng đèn. Những tác phẩm này đã tôn vinh sản phẩm du lịch độc đáo của Hội An theo các chủ đề linh vật theo con giáp, hình chùa Cầu biểu tượng phố cổ Hội An, đèn kéo quân, đèn cá chép, đèn hoa hồng và trái tim dành cho mùa xuân tình yêu…

Đèn lồng có mặt ở khắp mọi nơi
Đèn lồng có mặt ở khắp mọi nơi

Vào đêm khai mạc, Lễ thắp đèn được tiến hành trang trọng với các điệu dâng rượu tế trời đất. Ba ông đồ cùng với học trò sẽ làm lễ phục vụ, trải chiếu, mở giấy, cầm bút lông lớn viết ba đại tự “Xuân, Đăng, Hội” và ba chữ lớn “Hội, Đèn, Xuân”. Những chiếc lồng đèn đó sẽ được mang ra để ông Thọ sắc bùa làm lễ châm đèn các lồng đèn.  

Lễ rước đèn diễn ra cùng lúc trên sân khấu và dưới sông Hoài. Tại đây, các thuyền nhỏ được trang trí như một thuyền hoa rước các lồng đèn lên dự thi quanh hai bên bờ cho người xem thưởng lãm. Còn trên mặt sông, hàng nghìn hoa đăng được thả trôi làm rực sáng cả mặt nước sông Hoài.

Đêm thả hoa đăng
Đêm thả hoa đăng

Cuối buổi lễ là Lễ thả đèn do các ông đồ và đội gia lễ ra buộc câu chúc phúc vào bong bóng bay. Tiếp đó, các thiếu nữ Hội An trong trang phục áo dài truyền thống xếp hình hoa sen, tay cầm lồng đèn phố Hội. Cầu An Hội là mặt bằng thả thiên đăng, mỗi đội hình 3 người sẽ thả 1 đèn lần lượt tiến ra bờ sông.

Lễ hội sẽ kéo dài đến hết ngày 14 tháng Giêng Âm lịch và những chiếc đèn lồng đẹp nhất, độc đáo nhất sẽ do chính du khách và Ban tổ chức lễ hội bình chọn sau đó được công bố vào đêm bế mạc lễ hội.

Bài viết về Quảng Nam liên quan

  • Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung 2018 tại Quảng NamẢnh Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung 2018 tại Quảng Nam
    Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 3 với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đất nước" sẽ diễn ra trong...
  • Lễ tế Cá Ông tại Quảng NamẢnh Lễ tế Cá Ông tại Quảng Nam
    Lễ tế Cá Ông của các làng chài Hội An - Quảng Nam thường được tổ chức vào dịp cầu ngư hàng năm. Đây được xem là lễ hội lớn nhất của ngư dân tỉnh Quảng Nam. Thờ phụng cá ông không chỉ thể hiện sự tôn kính...
  • Hội Tết Nguyên Đán Mậu Tuất Hội An 2018 tại Quảng NamẢnh Hội Tết Nguyên Đán Mậu Tuất Hội An 2018 tại Quảng Nam
    Tết Nguyên Đán là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng nhất trong đời sống văn hóa người Việt. Đây là dịp để mỗi người hướng về cội nguồn, về những giá trị tâm linh đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ...
  • Lễ hội sâm núi Ngọc Linh tại Quảng NamẢnh Lễ hội sâm núi Ngọc Linh tại Quảng Nam
    Lễ hội sâm núi Ngọc Linh là lễ hội mới ở Quảng Nam, được tổ chức vào ngày 10 tháng 6, tại vùng sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My. Đây là năm đầu tiên tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ hội này, và chủ đề của lễ...
  • Lễ Hội Rước Cộ Chợ Được ở Quảng NamẢnh Lễ Hội Rước Cộ Chợ Được ở Quảng Nam
    Lễ Hội Rước Cộ Chợ Được là một nét văn hóa đặc trưng của người Quảng Nam, mang đậm yếu tố tâm linh và tín ngưỡng của người dân nơi đây. Lễ hội diễn ra vào ngày hai ngày là mồng 10 và 11 tháng Giêng âm...
  • Lễ hội Phật đản tại chùa Thạch Khê ở Quảng NamẢnh Lễ hội Phật đản tại chùa Thạch Khê ở Quảng Nam
    Lễ hội Phật đản tại chùa Thạch Khê ở Quảng Nam diễn ra vào ngày 15 tháng Tư âm lịch, tại chùa Thạch Khê ở Quế Sơn. Ngày lễ Phật đàn là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật( Phật đản, Vu lan...
  • Lễ hội đêm phố cổ Hội An - Quảng NamẢnh Lễ hội đêm phố cổ Hội An - Quảng Nam
    Lễ hội đêm phố cổ Hội An diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng tháng, là ngày trăng bắt đầu tròn. Vào đêm ngày 14, người dân Hội An sẽ cùng nhau sống trong cảnh không khí phồn hoa xưa cũ với những...
  • Lễ tết Nguyên Tiêu tại Quảng NamẢnh Lễ tết Nguyên Tiêu tại Quảng Nam
    Lễ tết Nguyên Tiêu tại Quảng Nam diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, tại hội quán Triều Châu và Quảng Triệu. Đây là một lễ cúng đầu năm của hai bang là Quảng Đông và Triều Châu của cộng đồng người...
  • Lễ vía Bà Thiên Hậu ở Quảng NamẢnh Lễ vía Bà Thiên Hậu ở Quảng Nam
    Lễ vía Bà Thiên Hậu là một lễ hội truyền thống của người Hoa đang sinh sống ở Hội An, Quảng Nam. Hội được tổ chức vào ngày 23 tháng Ba âm lịch, tại quán Phúc Kiến và Ngũ Bang. Đây là lễ hội cúng bà Thiên...
  • Hội rước Thần Nông ở Quảng NamẢnh Hội rước Thần Nông ở Quảng Nam
    Hội rước Thần Nông ở Quảng Nam diễn ra vào ngày mồng 1 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại thành phố Hội An. Đây được xem là ngày hội của trẻ chăn râu, lễ rước và cầu thần nông cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận...
  • Lễ cúng tổ Minh Hải tỉnh Quảng NamẢnh Lễ cúng tổ Minh Hải tỉnh Quảng Nam
    Vào ngày 7/11 âm lịch hàng năm, Lễ cúng tổ Minh Hải sẽ được tổ chức tại chùa Chúc Thánh tỉnh Quảng Nam. Lễ cúng tổ Minh Hải bao gồm những nghi lễ liên quan đến Phật giáo. Sau phần tế lễ là phần hội...
  • Festival Di sản Quảng NamẢnh Festival Di sản Quảng Nam
    Festival Di sản Quảng Nam là một sự kiện văn hóa do UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ VH-TT-DL, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Quốc gia UNESCO VN tổ chức. Đây là sự kế thừa và phát triển của lễ hội “Quảng Nam - Hành trình...
  • Lễ hội Cầu Ngư tại Quảng NamẢnh Lễ hội Cầu Ngư tại Quảng Nam
    Lễ hội cầu ngư còn được gọi là lễ hội cá Ông, một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 6 tết tại các địa phương ven biển Quảng Nam. Đây là một lễ hội có ý nghĩa về mặt tâm linh, mang...
  • Tưng bừng lễ hội giỗ tổ nghề làng gốm Thanh HàẢnh Tưng bừng lễ hội giỗ tổ nghề làng gốm Thanh Hà
    (lehoi.org) - Nghề gốm truyền thống ở đây đã tồn tại trên 500 năm, vẫn còn lưu giữ những cách thức làm gốm thủ công bằng tay và sử dụng bàn xoay theo kiểu truyền thống. Để các...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội đèn lồng Hội An

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đèn lồng Hội An, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội đèn lồng Hội An là một sự kiện văn hóa, du lịch của vùng đất phố cổ nhằm tôn vinh những sản phẩm du lịch độc đáo của Hội An. Lễ hội được bắt đầu từ...