- Về đầu bài viết
- Ảnh: Phủ Tiên Hương (chính phủ) trong quần thể Phủ Giầy
- Ảnh: Không khí náo nhiệt trong ngày khia hội Phr Giầy Nam Định
- Ảnh: Màn biểu diễn múa rồng Thanh Long và rồng Hoàng Long trong ngày hội
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam. Thái Mẫu Liễu Hạnh đã được phụng thờ ở nhiều nơi như Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ, Phủ Sòng và rất nhiều các phủ, đền khác, nhưng lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định là lễ hội lớn nhất và có tính quy mô nhất.
Phủ Giầy là một quần thể di tích thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Phủ Giầy trước đây có tên cổ là Kẻ Giầy, cho tới khi Mẫu Liễu Hạnh được suy tôn là Mẫu nghi Thiên hạ thì Kẻ Giầy mới được đổi tên thành Phủ Giầy.
Phủ Tiên Hương (chính phủ) trong quần thể Phủ Giầy
Phủ Giầy là một quần thể kiến trúc độc đáo giữa một vùng đồng bằng bát ngát, sông nước mênh mông, các dải núi đất bao quanh những con sông uốn lượn. Các dãy núi này được dân gian ví như một con rồng khổng lồ mà đầu là núi Ngăm, mình rồng là núi Báng, núi Lê, núi Tiên Hương, núi Gôi và đuôi nó là núi Thổ. Những nét văn hóa của triều đại nhà Nguyễn được in đậm trong công trình kiến trúc này. Có hai đền lớn trong Phủ Giầy: thôn Vân Cát - quê cha và thôn Tiên Hương - quê chồng của bà chúa Liễu Hạnh. Ngoài hai phủ chính này, bao quanh còn có một loạt các đền miếu khác như đền Đức Vua, đền Công Đồng, đền Khâm Sai, đền Thượng, đền Cây Đa, đình ông Khổng, đền Giếng Gàng, Phủ Tổ, làng Mẫu… Quy mô về sự thờ phụng cũng như sự tôn nghiêm của Phủ Giầy từ đó cũng được tăng lên nhờ có hệ thống đền miếu này.
Ở Phủ Giầy có bộ ba kiến trúc liên quan chặt chẽ với Thái Mẫu Liễu Hạnh là: Phủ Tiên Hương (Chính phủ), phủ Vân Cát và lăng chúa Liễu
Theo các sách, truyện hay tầm phả còn lưu lại thì bà Liễu Hạnh sinh năm 1557 tại làng Vân Cát, là con của ông bà Lê Công Chính và Trần Thị Phúc. Bà lấy ông Đào Long ở làng Tiên Hương gần kề với làng Vân Cát vào năm 18 tuổi. Không biết vì lý do gì bà mất năm 21 tuổi để lại một con thơ. Miếu thờ bà hiện nay được lập ở hai làng Vân Cát và Tiên Hương.
Không khí náo nhiệt trong ngày khia hội Phr Giầy Nam Định
Sự tích này lại được bao phủ bởi nhiều huyền thoại đan xen. Có người lại cho rằng, cha bà Liễu Hạnh đã từng nằm mộng được lên thiên đình. Ông được chứng kiến cảnh Đệ nhị Tiên chúa Quỳnh Nương bị đày xuống trần gian do phạm lỗi đánh vỡ chén ngọc. Khi ông tỉnh giấcthì vợ ông đã sinh được một cô con gái. Đêm ấy có hương lạ thơm nức ở trong nhà, trăng sáng soi vào cửa sổ. Nhớ lại giấc mộng ông bà liền đặt tên con là Lê Thị Thắng, biệt hiệu là Giáng Tiên (Tiên giáng trần).
Hội Phủ Dầy Nam Định kéo dài 10 ngày từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch. Đồ lễ đặt tại cung Đệ nhất thờ Mẫu phổ biến là hương và hoa quả tinh khiết. Ban Công Đồng và ban thờ các quan thì đặt đồ lễ mặn. Ngoài những nghi thức lễ thông thường giống như ở các di tích tôn giáo khác thì hội Phủ Giầy còn có thêm hình thức đặc biệt là hầu đồng (hầu bóng).
Hầu bóng diễn ra liên tục trong năm, nhưng hình thức đội bát nhang, trình đồng, lên đồng diễn ra đặc biệt sôi nổi trong các ngày hội.
Nghi thức quan trọng được tổ chức trong lễ hội Phủ Giầy là rước kiệu Mẫu Liễu. Lễ rước được diễn ra khá sôi động với sự tham gia của các nam nữ thanh đồng, của nhân dân trong thôn, đặc biệt là có đoàn xe tay chở các quan, các vị chức sắc hàng huyện, tổng... vàcác sư chùa Thiên Hương đi thỉnh kinh.
Trong đám rước còn có sự xuất hiện của các đội múa sư tử, múa tứ linh, múa rồng, múa võ rất đẹp mắt. Có 6 con rồng với nhiều màu, đặc biệt có một con rồng mây được gọi là rồng Thanh Long (rồng xanh), luôn múa đôi cùng rồng Hoàng Long (rồng vàng). Hai con rồng này hòa quyện với nhau thì đất nước sẽ hưng thịnh. Đặc biệt còn có 3 con rồng được kết bằng hàng nghìn quả bóng bay với ba màu vàng, đỏ, xanh tượng trưng cho Tam tòa Thánh Mẫu trông rất sinh động.
Màn biểu diễn múa rồng Thanh Long và rồng Hoàng Long trong ngày hội
Trò kéo chữ cũng là một nét đặc sắc của Phủ Giầy. Hội kéo chữ thường được tiến hành hàng năm vào ba ngày 7, 8, 9 tháng 3 âm lịch.
Đến bất cứ di tích nào trong khu vực Phủ Giầy, chúng ta cũng đều bắt gặp các làn điệu chầu văn vang lên từ sáng sớm đến đêm khuya. Hát chầu văn đã trở thành một nghi thức không thể thiếu trong các nghi lễ chính của tục thờ Mẫu, phục vụ cho lễ lên đồng.
Chợ Viềng cũng góp phần làm nên một không khí hội hè sôi động cho cả vùng Phủ Giầy. Người ta quan niệm chỉ cần mua được một vật dụng gì đó là cả năm tới sẽ làm ăn may mắn, phúc lộc dồi dào không quan trọng đắt hay rẻ. Đi chợ Viềng ai cũng muốn được nếm thử những món đặc sản như thịt bò thui chấm tương gừng, mua bánh dày giò...
Người ta tới chợ Viềng còn với tâm thức đến lễ Mẫu và xin lộc Mẫu. Họ tin rằng mọi vật dụng mà họ mua trong chợ sẽ được Mẫu chứng giám và phù hộ, cầu mọi sự may mắn, bình an, làm ăn phát đạt, cầu mưa thuận gió hòa để mùa màng tươi tốt.
Lễ hội Phủ Giầy là một hình thức sinh hoạt văn hóa - tâm linh đáp ứng nhu cầu tinh thần - tình cảm của đông đảo người dân. Con người có được những giây phút “thăng hoa" để tạm quên đi những nỗi cực nhọc vất vả hàng ngày khi sống trong khung cảnh lễ hội. Chính lễ hội đã tiếp thêm nguồn sức mạnh thiêng liêng để con người nơi đây tiếp tục sống và lao động./.
Bài viết về Nam Định liên quan
- Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định
Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ...
- Lễ hội Đền An Lá tại Nam Định
Lễ hội Đền An Lá diễn ra vào tháng Ba âm lịch hàng năm, tại Đền An Lá thuộc xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là một lễ hội nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của tướng quân Nguyễn Tấn. Cứ...
- Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lần
Đến hẹn lại lên, lễ hội chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) được tổ chức vào đêm mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Dù trời mưa phùn, giá rét nhưng hàng vạn người vẫn đội mưa tham gia phiên chợ Viềng độc đáo "mua...
- Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam Định
Hội đền Cổ Trạch diễn ra từ ngày 18-20/8 âm lịch hàng năm tại xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội đền Cổ Trạch bao gồm phần tế lễ, dâng hương và trẩy hội. Đền Cổ Trạch là đền cổ của xã...
-
- Hội đền Đông Cao tại Nam Định
Hội đền Đông Cao diễn ra ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại làng Đông Cao, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh. Hội đền Đông Cao có nghi lễ đặc biệt là lễ rước kiệu Mỵ Châu đến yết kiến và tạ tội...
- Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)
Hội Chùa Lương diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định. Hội là dịp người dân nơi đây bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Trần Vũ, Hoàng Gia, Vũ Chi và...
- Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định
Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định diễn ra vào ngày 20 tháng 8 hàng năm, tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đền Bảo Lộc trước kia còn có tên là An Lạc, tọa lạc tại làng Bảo Lộc, thuộc tổng Bữu Bị...
- Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm. Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến...
- Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam Định
Hội làng Cao Đài diễn ra tại làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Hàng năm, vào ngày 22 tháng 7 âm lịch, dân làng Cao Đài tổ chức lễ hội tưng bừng và uy nghi để tưởng niệm ngày húy...
-
- Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam Định
Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 hằng năm tại Khu Di tích Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm ôn lại truyền thống "Uống nước...
- Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam Định
Hằng năm cứ đến ngày 1/11 âm lịch, hàng nghìn người con dòng tộc họ Trần lại cùng đổ về Đền Hạ Mã (Mỹ Lộc, Nam Định) để dâng hương tưởng niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua...
- Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam Định
Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm tại đền Ninh Xá, xã Yên Ninh huyện Ý Yên tỉnh Nam Định để tưởng nhớ ông tổ nghề mộc Ninh Hữu...
- Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, đêm 5/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về dự Lễ hội khai ấn đền Trần. Năm nay cũng là năm đầu tiên lễ hội...
- Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
(lehoi.org)- Hôm nay 21/4 tức ngày mùng 3/3 âm lịch, lễ hội Phủ Dầy năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định Lễ hội Phủ Dầy được...
Ghi chú bài viết Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
Từ khóa:
Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu...