Lễ hội Phủ Thượng Đoạn tại Hải Phòng
Phủ Thượng Đoạn thờ Mẫu, là một trong “ Tứ linh từ ” theo tín ngưỡng của nhân dân Việt Nam. Phủ Thượng Đoạn tọa lạc trên địa phận phường Đông Hải, thuộc Quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Hàng năm, cứ đến tháng 3 âm lịch, lễ hội truyền thống Phủ Thượng Đoạn là được người dân tổ chức linh đình.
Lễ hội Phủ Thượng Đoạn được tổ chức cách 1 năm tổ chức 1 lần. Ngày mồng 1 là ngày bắt đầu vào hội, bắt đầu bằng tế lễ nhập tịch do nhân dân làng thượng Đoạn cử hành. Trước ngày nhập tịch 1 ngày, ban tổ chức lễ sẽ dùng lễ trầu, xôi, gà, rượu làm lễ cáo yết , sau đó dùng nước thơm để tắm thần vị, tắm xong phải lau phủ bằng nước trầm hương thêm một lượt nữa, đó gọi là lễ mộc dục. Tắm xong tượng thần xong sẽ phong áo mũ đại trào, cũng có bằng giấy, cũng có thể bằng giấy, tế xong một tuần, được gọi là tế gia quan. Ngày mồng 2 hợp tế của 3 xã là Vạn Mỹ, Đoạn Xá và Thượng Đoạn. Tối ngày mồng 2 tổng Hạ Đoạn sẽ cử ra một đoàn chức sắc, lão hạng và chức dịch để thực hiện lễ yết. Ngày mồng 3 sẽ tế hàng huyện vì đây được xem là một trong những ngũ linh của huyện An Dương. Ngày mồng 4 sẽ đóng cửa Phủ, cho đến hết ngày mồng 7.
Cổng chính Phủ Thượng Đoạn Hải Phòng
Ngày mồng 8 lại mở cửa đền từ sáng sớm, lễ hội lại tiếp diễn, nghi thức tế lễ được tổ chức giống lần trước. Đặc biệt là vào buổi sáng ngày 11, sẽ cử hành đám rước thần tượng chúa Liễu, xuất phát từ Phủ Thượng Đoạn qua chùa tân ( ngày nay là chùa Vẽ ) để làm lễ chư Phật, sau đó xin nghênh rước kinh sách về Phủ Thượng Đoạn để phối thờ hưởng trong mấy hội lễ. Đến ngày 14 tháng 3 sẽ cử hành lễ rước trả lại chùa. Tương truyền răng, trong một kiếp hóa thân của chúa Liễu đã quy y Tam Bảo nên lễ hội Phủ Thượng Đoạn mới có lễ rước kinh phật này với mục đích nhắc lại sự tích của Thánh Mẫu.
Bên trong Phủ Thượng Đoạn Hải Phòng
Vào ngày tổ chức đám nghênh rước, tất cả người dân trong vùng cùng tham dự, ai được phân công khiêng kiệu hoặc khiêng vác cái gì cũng vậy, đều phải ăn chay nằm mộng, mặc trang phục mới, đồ tốt. Từ đem, người thủ hiệu đã gióng một hồi trống để báo hiệu cho những ai được gì thì nhanh chóng về đỉnh để chuẩn bị sắp sẵn mà đi rước. Rước long kiệu khi đi qua cửa tam quan thì phải dừng kiệu để chờ các xã khác trong tổng giao hiếu đến đầy đủ, xếp hàng lần lượt như đã qui định đâu đấy mới bắt đầu rước tiếp. Trong khi cử hành lễ rước, khi các xã giao hiếu, xã đàn anh sẽ đi đầu tiên, kế đến sẽ là các xã khác theo thứ tự lần lượt mà đi, mãi cho tận cuối đoàn là dân Thượng Đoạn.
Trong những ngày lễ hội, du khách thập phương từ khắp nơi đổ về xem hội rất tấp nập, áo quần đua sắc khuôn mặt ai cũng biểu lộ sự hồ hởi, vui tươi. Trong Phủ khói hương bay nghi ngút, ngoài sân lá cờ tán đang bay phấp phới, người vào Phủ người đến chùa cứ ra ra vào vao chen chúc nhau. Ngoài hoạt động tế lễ diễn ra rất trang nghiêm, rước sách kính cẩn và rất vui nhộn, ngày hội Phủ Thượng Đoạn còn thu hút du khách bởi các trò chơi dân gian hấp dẫn hư : hát chèo, hát ca trù, tổ tôm điếm, đánh cờ, múa rối nước ... ngoài ra còn có đám hát chầu Thánh Mẫu được đông đảo du khách quan tâm. Đến ngày 15 tháng 3 thì tổ chức lễ tạ cuốn cờ, đóng cửa đình kết thúc hội
Bài viết về Hải Phòng liên quan
- Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
- Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
- Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
-
- Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
- Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
- Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
- Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ. Đền Hạ được xây dựng khoảng...
- Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
-
- Lễ hội chợ Xưa ở Hải Phòng
Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
- Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
- Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
- Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
- Lễ hội đền Bà Lê Chân
Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
Ghi chú bài viết Lễ hội Phủ Thượng Đoạn tại Hải Phòng
Từ khóa:
Phủ Thượng Đoạn thờ Mẫu, là một trong “ Tứ linh từ ” theo tín ngưỡng của nhân dân Việt Nam. Phủ Thượng Đoạn tọa lạc trên địa phận phường Đông Hải, thuộc...