Mục lục:
Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
Thời gian: 20/8 Âm lịch
Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ.
Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được đổi tên thành Đền Hạ.
Đền Hạ được xây dựng khoảng thập niên 10, 20 của thế kỷ XX. Sau đó, Đền Hạ bị xuống cấp nghiêm trọng và gần như đã bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1921, một người phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc (nhân dân quen gọi là bà Đồng Mỏ) đóng góp 100 đồng tiền Đông Dương và 130 bao xi măng; người dân nơi đây góp sức trùng tu lại đền Mẫu rước Thành Hoàng về thờ. Đền Hạ thờ hai vị Thành Hoàng là Nguyễn Tướng công và Trình công được ba triều đại nhà Nguyễn (Thành Thái, Duy Tân, Khải Định) phong sắc "Dực bảo trung hưng, linh phù hiệp chấn quan", tước Thọ Như Hầu. Đền Mẫu là nơi thờ phụng công chúa Liễu Hạnh.
Kiến trúc trong Đền Hạ:
- Gian chính thất thờ 2 vị Thành Hoàng đồng thời thờ một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như: Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Tứ Nghi.
- Gian trái Đền Hạ thờ Mẫu Liễu Hạnh.
- Gian phải Đền Hạ là cung chùa Hạ (sau khi chùa xuống cấp được đưa về đền).
- Phía cổng chính Tam quan vào Đền Hạ vẫn còn đôi câu đối cổ "Hạ giang thái ấp vọng hồng ân. Tứ hải khai điền hưng quốc thổ".
Đền Hạ cũng là nơi ghi dấu lịch sử cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, Đền Hạ là nơi nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Tháng 7 năm 1930, Tổng bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam về nước đã tới Đền Hạ gặp gỡ cán bộ chiến sĩ và chỉ đạo phong trào cách mạng tại Hải Phòng.
Ngày 13 tháng 02 năm 1996, Đền Hạ được Bộ Văn Hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Lễ hội Đền Hạ bao gồm tế lễ, dâng hương. Từ năm 1996 đến nay, Ban quản lý di tích Đền Hạ vẫn duy trì tổ chức 6 lễ hội chính hàng năm tại đền vào các ngày 10 tháng Giêng, 10 tháng 2 (âm lịch), 3-3 (âm lịch), 19-4 (âm lịch), 20-8 và 14-11 (âm lịch).
Bài viết về Hải Phòng liên quan
- Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng được tổ chức ngày 11-13/5/2018 nhằm chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2018). Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà - Hải Phòng
Lễ hội đua thuyền rồng trên đảo Cát Bà được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Lễ hội đua thuyền rồng được các tỉnh...
- Hội đình Dư Hàng tại Hải Phòng
Hội đình Dư Hàng được được tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch hàng năm tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Đình Dư Hàng thờ Thành hoàng Ngô Vương Quyền vị vua lừng danh trong lịch sử...
- Hội đền Khả Lâm tại Hải Phòng
Hội đền Khả Lâm (Kha Lãm) diễn ra ngày 3/6 âm lịch hàng năm tại Kha Lâm, xã Nam Sơn, huyện Kiến An, tỉnh Hải Phòng. Hội đền Khả Lâm là dịp để tưởng nhớ công ơn của công chúa Chiêu Chinh con gái vua Trần...
-
- Hội Tát Giang (Hội hát đúm trên sông) tại Hải Phòng
Hội Tát Giang (hội hát đúm trên sông) diễn ra từ ngày 10-15/8 âm lịch tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hát đúm là sinh hoạt văn hóa truyền thống của vùng đất ven biển, gắn bó với những vui...
- Hội Chùa Vẽ tại Hải Phòng
Hội Chùa Vẽ được tổ chức tại bến cảng sông Bạch Đằng, thành phố Hải Phòng từ ngày 10-20/8 âm lịch hàng năm. Về dự lễ hội chùa Vẽ, du khách không chỉ được tham gia lễ hội truyền thống độc đáo mà còn được...
- Hội đền Phú Xá tại Hải An, Hải Phòng
Hội đền Phú Xá được tổ chức hàng năm này 20/8 âm lịch tại phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm thường có phần lễ tế, rước thần vị, các trò chơi dân gian. Đền Phú Xá...
- Lễ hội đền Trần Quốc Bảo ở Hải Phòng
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tướng quân Trần Quốc Bảo đã có công trong trận thủy chiến Bạch Đằng lịch sử. Đền Trần Quốc Bảo...
- Lễ hội chợ Xưa ở Hải Phòng
Lễ hội chợ Xưa diễn ra vào đúng ngày mồng 1 Tết tại Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tục họp chợ vào ngày đầu năm đã có từ lâu đời, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của chợ phiên Bắc...
-
- Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng tại Hải Phòng
Lễ hội Cầu mùa 21 tháng giêng là một lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng âm lịch hằng năm hàng năm để cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng...
- Lễ hội đảo Dấu ở Đồ Sơn
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tới mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại tưng bừng tổ chức Lễ hội đảo Dấu để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến...
- Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng đỏ là một lễ hội đường phố được tổ chức thường niên tại Hải Phòng vào đúng dịp hoa phượng đỏ nở rộ. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới của thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động...
- Lễ hội đền Mõ - Hải Phòng
Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Hằng năm từ ngày 12 đến 14/2 âm lịch người dân Hải Phòng lại nô nức đến tham dự lễ hội đền Mõ để thắp hương tế lễ công chúa Quỳnh Trân, người...
- Lễ hội đền Bà Lê Chân
Vào ngày 8/2 đến 10/2 âm lịch hằng năm, người dân Hải Phòng đều tưng bừng tham dự lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Hải Phòng để tưởng nhớ...
Ghi chú bài viết Hội Đình Hạ tại Hải Phòng
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Hội Đình Hạ tại Hải Phòng, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được...
Từ khóa:
Hội Đình Hạ diễn ra ngày 20/8 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Đức Thánh Trần) tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Ngày nay, Đình Hạ được...