Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế tại Hà Nội

Thời gian: 30/7- 1/8 Âm lịch

Chùa Anh Linh và đền Chúa ở thôn Viên thuộc xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm , Hà Nội, là hai di tích kiến trúc đền chùa gắn liền với sự kiện lịch sử thời Trần chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông, ngoài ra còn gắn liền với việc công chúa Túc Trunh- con gái của Vua Trần Thánh Tông, chiêu dân để lập ấp thành làng Việt Cổ tại vùng đất Cổ Nhuế. Hàng năm, cứ đến ngày 30 tháng 7 đền chùa lại mở cửa để mở hội, đến hết ngày mồng 1 tháng 8 âm lịch thì đóng cửa chùa, vãn hội.

Đoàn lễ rước Chúa Bà với trang phục rực rỡ
Đoàn lễ rước Chúa Bà với trang phục rực rỡ

Tương truyền, sau khi quân ta chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất (vào năm Mậu Ngọ - 1258), vì muốn phát triển nền sản xuất để nhân dân có cuộc sống ấm no, quốc gia hưng thịnh, Vua Trần đã xuống chiếu lệnh cho các vương hầu, công chúa đi chiêu dân phiêu tán, khai khẩn đất hoang, mở rộng vùng đất ven kinh thành Thăng Long. Theo chiếu chỉ của vua Trần, con gái Vua Trần Thánh Tông (1240 -1290) - công chúa Túc Trinh đã rời cung điện, di chuyển về vùng phía Tây Bắc của kinh thành Thăng Long để chiêu dân. Công chúa Túc Trinh đã bỏ tiền bạc phát chẩn, cấp tiền cho dân nghèo để dựng nhà, khai hoang đất đai, làm ăn sinh sống và gây dựng thành làng, xóm. Sau khi làng Cổ Nhuế Viên được thành lập, công chúa Túc Trinh đã chuyển đến làng An Nội thuộc xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm để tiếp tục làm việc ân đức.

Sau này, vào ngày mất của công chúa Túc Trinh, người dân hai làng An Hội và Cổ Nhuế đã tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến bà. Đêm ngày  30 tháng Bảy âm lịch hàng năm, dân hai làng sẽ làm lễ mở cửa đền. Vào giờ Tý của ngày mồng 1 tháng Tám âm lịch hàng năm, sẽ cử hành lễ cúng thức và mộc dục. Lễ mộc dục thường do một vị bô lão có uy tin trong làng cử hành, ông phải mặc trang phục chỉnh tề, đầu có đội khăn xếp, quần trùng, áo dài, chân mang hài vân sảo, tất cả đều màu đỏ. Vị bô lão này sẽ thay mặt cho cả dân làng làm việc ân đức với Chúa, chính vì vậy vị bô lão này phải tuân thủ các điều kiêng kỵ như ăn chay cả  tháng trước ngày hội, không được ngủ chung với phụ nữ... Nước được dùng trong lễ mộc dục phải là nước mưa tinh khiết đun với ngũ vị hương. Người nấu nước dùng trong lễ mộc dục là đàn bà và cũng phải ăn chay, nằm mộng trước cả tháng. Trước khi cử hành lễ, vị bô lão này sẽ rửa tay được gọi là quán tẩy, sau đó ông vẩy nước hoa, vào người, rồi xoa lên mặt, đầu và hai cánh tay, được gọi là tẩy uế.

Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế tại Hà Nội
Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế tại Hà Nội

Sau khi làm lễ mộc dục cho Chúa Bà xong, các đồ mã cũ được đem đi đốt, dâng đồ mới lên Chúa Bà. Người dân trong làng tranh nhau để được mang y phục cũ của Chúa Bà về để để trên bàn thờ tổ tiên gia đình với ý nghĩa: Chúa Bà sẽ phù hộ cho gia đình làm ăn hưng thịnh, tránh những điều tai ương hoặc họ se thành sợi rồi buộc vào cổ tay, chân hoặc đeo ở cổ cho trẻ nhỏ để đi đêm không sợ bị ma quỷ quấy nhiễu, đêm ngủ không bị giật mình. Các cụ bà cũng lấy một miếng vải áo của y phục cũ của Chúa Bà khâu ở vạt áo của mình hoặc buộc vào tràng hạt để đeo với mong cầu khi chết sẽ được Chúa Bà giúp sức đưa về cảnh tây phương cực lạc.

Lễ mộc dục kết thúc sẽ đến lễ cúng thức, ông chủ tế đứng lên đọc chúc văn, nội dung là lời ca ngợi công đức của công chúa Túc Trinh, người đã có công lập làng Cổ Nhuế, cầu Chúa Bà ban phúc cho dân làng.

Sáng ngày mồng 1 tháng Tám, lễ cúng phật diễn ra tại chùa Anh Linh, sau đó sẽ sẽ ;à ;ễ khai quang ở đền Chúa. Ngày giỗ Chúa còn được gọi là cúng đối kỵ, có dâng lục cúng gồm: quả, đăng, thực, hương, hoa, trà. Lễ cúng thực gồm Cơm tẻ  được nấu bằng gạo lật, muối vừng, giá luộc,  trám đen muối, canh đậu xanh,  tương,  sau nghi lễ cúng thực xong sẽ dâng chè lam, chè kho và kẹo lạc lêm Chúa Bà.

Màn biểu diễn múa lân và đốt pháo
Màn biểu diễn múa lân và đốt pháo

Vao ngày giỗ Chúa, người dân trong làng sẽ làm cỗ chay và ăn chay. Những sản vật do từng nhà sản xuất được sẽ được đem dâng lễ tại đền như: dừa, lựu, mít, cam, mía, khoai luộc... Ngoài ra, trong ngày này các gia đình nằm trên trục đường xã Cổ Nhuế - Chèm phải sắm hoa quả, đèn nến, vàng, hương, oản... bày lên một cái bàn nhỏ đặt ở trước nhà gần rệ đường để dâng lên Chúa Bà để xin bà ban cho sức khỏe và an khang, thịnh vượng.

Bài viết về Hà Nội liên quan

  • Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch ThấtẢnh Tưng bừng hội vật truyền thống chùa Cao xã Hạ Bằng - Thạch Thất
    Hội vật truyền thống chùa Cao (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn, có uy tín được tổ chức vào dịp đầu xuân mới từ 13-15 tháng Giêng thu hút nhiều đô vật giỏi từ khắp nơi...
  • Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà NộiẢnh Lễ hội cổ truyền Thúy Lai tại Hà Nội
    Lễ hội cổ truyền Thúy Lai (xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mỗi ngày hội đều có những lễ thức đặc trưng, mùng 6 đóng đám và làm lễ mộc dục...
  • Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà NộiẢnh Nét văn hóa độc đáo trong lễ hội thổi cơm thi tại Thạch Thất - Hà Nội
    Hàng năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ở đình làng Kim, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội diễn ra lễ hội thổi cơm thi. Đây là phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm...
  • Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9Ảnh Điểm hẹn văn hóa: Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9
    Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 9 được tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM trong 9 ngày từ 8-17/6/2018. Liên hoan là sự kiện đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa giữa Việt...
  • Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà NộiẢnh Hội Giằng bông cầu quý tử ở Sơn Đồng - Hà Nội
    Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hội Giằng bông là hoạt động văn hóa truyền thống với mong muốn cầu chúc...
  • Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa HươngẢnh Xôn xao thông tin hàng trăm người hôi đồ cúng tại chùa Hương
    Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Lễ hội là nét văn hóa, tâm linh truyền thống tốt đẹp của người Việt...
  • Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018Ảnh Dàn nghệ sĩ siêu khủng biểu diễn tại Nhạc hội NEX Music Festival 2018
    Nhạc hội EDM "NEX Music Festival 2018" quy tụ dàn DJ đình đám trong nước và quốc tế biểu diễn trên sân khấu với hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư quy mô. Sân khấu nhạc hội NEX Music Festival...
  • Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ LongẢnh Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa châu Á (MAFF) 2018 tại Hà Nội và Hạ Long
    Hôm nay 20/4, lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (MAFF 2018) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội là sự kiện chào hè ấn tượng và hấp dẫn diễn ra tại Mon City Mỹ Đình - Hà Nội (ngày 20-22/4) và tại...
  • Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà NộiẢnh Nhiều ưu đãi hấp dẫn trong lễ hội sách mùa hạ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sách mùa hạ 2018 diễn ra trong 4 ngày từ 12-15/4 tại công viên Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn đọc tham gia lễ hội sách có cơ hội được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Lễ hội sách mùa hạ hứa hẹn...
  • Lễ hội Giã LaẢnh Lễ hội Giã La
    Lễ hội Giã La là một lễ hội truyền thống của hai làng Ỷ La ( Làng Cả) và La Nội thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Lễ hội diễn ra từ ngày mồng 6 đến 14 tháng Giêng âm lịch. ...
  • Lễ hội đình và đền Kim LiênẢnh Lễ hội đình và đền Kim Liên
    Lễ hội đình và đền Kim Liên là một lễ hội truyền thống thường diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại làng Kim Liên cũ, tức phương Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đền Kim...
  • Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà NộiẢnh Tưng bừng lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 tại Hà Nội
    Lễ hội sắc màu Holi Ấn Độ 2018 diễn ra tại Kinder Park, công viên nước Hồ Tây. Đây là lễ hội truyền thống của Ấn Độ, là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa đông...
  • Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà NộiẢnh Lễ hội đình - đền Chèm tại Hà Nội
    Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động...
  • Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018Ảnh Những điểm hấp dẫn của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam năm 2018
    Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2018 (VITM) với chủ đề chính "Du lịch trực tuyến, Du lịch Việt Nam hướng tới công nghệ 4.0" nhằm thúc đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh của các doanh nghiệp...
  • Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà NộiẢnh Tháng phim vì môi trường từ 1-31/3 tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm chuỗi ngày Quốc tế vì môi trường (cuộc sống hoang dã, tài nguyên rừng, tài nguyên nước) từ ngày 1-31/3, Viện Pháp tại Hà Nội giới thiệu tới khán giả Thủ đô 8 bộ phim tài liệu hấp dẫn, đáng...
1 2 3 4 5 6 7 ... Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế tại Hà Nội

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế tại Hà Nội, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Chùa Anh Linh và đền Chúa ở thôn Viên thuộc xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm , Hà Nội, là hai di tích kiến trúc đền chùa gắn liền với sự kiện lịch sử thời Trần...