Lễ cơm mới người Thái ở Mai Châu tại Hoà Bình
Đây là lễ có tính chất gia đình nhưng lại là một lễ hội thực sự vì nó được tổ chức phổ biến ở khắp vùng mà có người dân tộc Thái sinh sống. Tuy là lễ của một gia đình nhưng họ hàng đến dự rất đông, thậm chí còn có sự góp mặt của đông đảo hàng xóm nên lễ cơm mới đã trở thành một ngày hội. Lễ cơm mới của mỗi dòng họ thường do trưởng họ đứng ra làm.
Trước ngày làm lễ, chủ nhà sẽ phải đi mời ông mo luông (ông mo có uy tín) được ông mo nhận lời về nhà chuẩn bị làm lễ. Cô con dâu cả ở trong nhà đi mời các cô gái chưa chồng (sao hàm) đến để giúp việc. Ngoài ra, chủ nhà còn đi mời những người khác để làm những việc phục vụ cho ngày lễ gồm những người trong họ hàng, những già bản (tháu kè), những thanh niên, trai gái (sao chở, bào chở) để đánh trống, đánh chiêng và đánh máng (keng loóng).
Buổi sáng sớm hôm làm lễ, cô dâu cả cùng với cô gái giúp việc xuống sân lấy 2 cụm lúa (bó lúa đã đặt sẵn) gánh lên nhà đặt trước bàn thờ, để báo cho tổ tiên biết mùa màng đã thu hoạch và xin phép được ăn cơm mới, tỏ ý là không dám ăn trước tổ tiên. Khấn báo xong, 2 người lấy bó lúa xuống sân rồi lại làm động tác gánh lên nhà, bỏ lên gác bếp cho khô rồi mang xuống máy gỗ giữa sân giã ra hạt thóc, bỏ vào cối giã ra gạo, xong rồi mang lên nhà ngâm vào ang và sau đó đem đồ chín. Tất cả những động tác này chỉ làm tượng trưng theo nghi lễ, còn mọi thứ chuẩn bị cho lễ đã được chuẩn bị từ những hôm trước đó rồi.
Sau khi xôi đồ và cá đồ chín xong, người sắp xếp mâm cỗ là vợ chồng người con trai cả. Mâm cỗ được bày biện rất đẹp mắt, trên mâm được lót lá chuối, nắm xôi thành một vòng tròn quanh mâm tượng trưng cho bờ ruộng. Sau đó, đổ xôi vào giữa theo hình quả đồi bát úp, lấy một nắm xôi nặn hình chảo và úp tiến lên, 9 miếng gừng thái lát đặt trên “núi”. Gói mọc cá đặt lên sườn núi và riêng gói chính (mọc cọc, buộc chín lạt) đặt trên đỉnh. Mọc cá được trộn với bột nếp cùng với gia vị, đặt giữa lá chuối và buộc túm lại hấp chín. ở người dân tộc Thái, lễ cơm mới chỉ dùng cá để cúng thờ, tránh thịt gia súc, gia cầm nuôi trong nhà vì họ cho rằng đến mùa lúa, những con vật này cũng ăn thóc giống như người.
Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng trong lễ cơm mới
Trong lễ cơm mới, một chị người dân tộc Thái kể lại rằng: Sự tích về lễ cơm mới là có một nàng dâu hiếu thảo, trước ngày gặt lúa thì bố chồng mất. Đêm đó, nàng bàn với chồng là đi gặt lúa cúng cơm mời vong hồn bố về ăn. Nhà quá nghèo chỉ có một con gà mái đang nuôi nhưng họ quyết định thịt con gà mái để cúng bố. ở dưới gầm sàn, mẹ con gà nghe thấy hết câu chuyện của vợ chồng chủ liền oà khóc chiêm chiếp và nức nở. Vợ chồng người chủ nghe những lời từ biệt não nề, sầu thảm của mẹ con gà mà động lòng thương xót. Người chồng quyết định không giết con gà nữa mà hứa sẽ đem chài ra suối bắt cá về để cúng bố. Từ đó thành lệ, lễ cơm mới chỉ dùng cá và dùng thịt thú rừng.
Ngoài ra, còn có 2 bát canh măng chua nấu với cá, 5 đôi đũa tre, 1 vò rượu cần, vuông vải trắng tự dệt, vải thổ cẩm, vòng tay bằng bạc và 1 bộ áo mới của chủ nhà (người con trai cả) con cháu mang đến mỗi người 1 bộ quần áo, đĩa trầu cau têm sẵn và chai rượu tự cất.
Mâm cỗ đặt trên 1 cái mâm tre hình chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 60cm, chiều cao 1m. Bắt đầu từ cửa vào nhà, người con trai trưởng sẽ nhấc mâm cỗ tiến từng bước đi về bàn thờ tổ tiên. Nếu “mọc cộc” buộc chín lạt thì sẽ bước chín bước, năm lạt thì sẽ bước năm bước, ba lạt thì sẽ bước ba bước. Số lạt buộc ở đây là để phân biệt đẳng cấp xã hội. Dòng họ Tạo Phìa (dòng họ quyền thế trước đây) thường buộc chín lạt. Dòng họ Khà Khum (cũng thuộc họ Hà Công của Tạo Phìa) do lép vế, sống như cuộc sống dân thường nên được buộc năm lạt. Các dòng họ thường dân thì chỉ được phép buộc ba lạt.
Khi cỗ được bày xong, ông mo sẽ bắt đầu cúng. Đầu tiên ông khấn gọi mo tảy (thần của thầy mo) vị thần này do then luông, ông vua lớn nhất của Mường trời trao cho những người làm thầy mo ở hạ giới để hành nghề. Trước khi hành lễ, ông thầy mo phải xin mo tảy nhập vào mình, cũng là xin phép then luông để làm việc. Mo tảy cũng phải có mâm cỗ riêng: xôi, gà, rượu, vải và tiền. Xong nghi lễ đầu tiên này cũng vừa hết buổi sáng, mọi người nghỉ ngơi và ăn cơm trưa để chuẩn bị vào phần chính của lễ cơm mới.
Phần chính của lễ này có 2 nội dung: nội dung thứ nhất là ông mo kể trước bàn thờ một bài mo dài suốt một ngày một đêm, mọi người ngồi nghe rất đông, chật cả sàn nhà. Nội dung thứ 2 là các cuộc xoè, múa và hát đối đáp (khắp tua) đánh trống chiêng và đánh máng (keng loóng).
Ông mo kể như hát, ông gọi các bậc tổ tiên từ trên trời xuống, từ mộ về và từ bệ thờ ra cùng ngồi với con cháu vui mùa lúa mới. Sau đó ông kể tại sao có cá và có cơm. Tại sao trời hạn hán, lũ lụt, kể đến sự vật lộn với thiên nhiên để giành lấy một cuộc sống ấm no. Mo còn kể những cuộc đấu tranh xua đuổi những cái ác, cái xấu ra khỏi nhà, khỏi bản, để đem lại cuộc sống tốt lành cho tất cả mọi người.
Đồng bào và du khách cùng nối tay nhau trong vòng xòe Thái
Cho đến bây giờ, lễ cơm mới thực sự là một cuộc sinh hoạt văn hoá hấp dẫn và lý thú của người dân tộc Thái ở Mai Châu. Du khách đến tham quan du lịch vào thời điểm này còn được chiêm ngưỡng những cuộc múa xoè, múa trống chiêng và đánh máng của những tràng trai, cô gái bản. Cuộc vui này không chỉ bó hẹp trong gia đình, trong dòng họ mà còn thu hút cả bản Mường cùng tới nghe kể mo và múa hát. Trai gái nhảy múa say sưa suốt đêm, hát hò qua đêm đến sáng.
Bài viết về Hoà Bình liên quan
- Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người Mường
Hội hát Sắc bùa hay còn gọi là xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn nhất của người Mường thường diễn ra vào mùa xuân, đặc biệt là các ngày Tết. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa, phong tục không...
- Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa Bình
Lễ khai hạ Mường Thàng là tục lệ hàng năm của dân tộc Mường ở Cao Phong để cầu mùa và mở cửa rừng. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, khắp các bản Mường lại ngân vang tiếng chiêng khai hội, cầu một năm mưa thuận...
- Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa Bình
Lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh tín ngưỡng, phong tục tập quán...
- Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa Bình
Lễ hội đền Chúa Thác Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, dòng người khắp bốn phương đổ về lễ tạ, hòa vào không khí náo nhiệt và vui tươi...
-
- Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa Bình
Hội Xên Mường huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Hội thường mở vào mùa hoa ban nở, thể hiện ước vọng lớn lao của đồng bào nơi đây về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh...
- Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng Yên
Hội chùa Tứ Pháp diễn ra hàng năm tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Chùa Pháp Vân còn có tên gọi khác là Thái...
- Lễ hội đình Trung tại Hòa Bình
Hàng năm, cứ đến giữa tháng 11, người dân trên mảnh đất giàu truyền thống anh hùng xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ hội tại đình Trung để tưởng nhớ công lao to lớn của 7 vị vua cha...
- Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa Bình
Lễ cầu phúc Đình Cổi được Người Mường ở xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình duy trì qua nhiều thế hệ; giờ đây đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người dân nơi đây. Lễ cầu...
- Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa Bình
Lễ cầu phúc là lễ hội tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ thần của người thái tại Mai Châu, Hòa Bình. Tháng 8 âm lịch hàng năm, vào lúc chuẩn bị cày vụ mùa mới, người Thái tổ chức lễ cầu phúc để cầu thần linh...
-
- Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa Bình
Lễ hội rửa lá lúa được người Mường tổ chức khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch tại xã Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ hội rửa lá lúa là phong tục đặc sắc, tưởng nhớ công ơn người mở đất cho...
- Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa Bình
Hằng năm cứ đến ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch, người Mường tại Hòa Bình lại nô nức kéo nhau về thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc để cùng nhau tổ chức và tham dự lễ hội cồng chiêng độc đáo được tổ chức...
- Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa Bình
Chùa Tiên (Hòa Bình) là một địa chỉ du lịch ngày nay đã được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những động thạch...
- Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa Bình
Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Lễ hội xuống đồng) là lễ mở cửa rừng của người Mường ở Hòa Bình được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 8 tháng 1 Âm lịch với ý nghĩa năm mới cầu mong mùa màng thịnh vượng, may...
- Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa Bình
(lehoi.org) - Ngày 2/10, tại Sân vận động tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (1886-2011), 20 năm ngày tái lập tỉnh (1991-2011) và khai mạc Lễ hội văn hóa...
- Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa Bình
(lehoi.org) - Ngày 21/2/2010 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là Lễ xuống đồng của người Mường Bi đã diễn ra tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ...
Ghi chú bài viết Lễ cơm mới người Thái ở Mai Châu tại Hoà Bình
Từ khóa:
Năm nào cũng vậy, lễ cơm mới của người dân tộc Thái ở Mai Châu được tổ chức một lần vào tháng 8 âm lịch. Không định ngày tuỳ theo điều kiện của từng gia...