- Về đầu bài viết
- Ảnh: Độc đáo lễ cúng hà bá trên 'Hạ Long cạn' tại Ninh Bình
- Ảnh: Chiếc thuyền chở ông chủ tế và 2 trinh nữ đang làm nghi thức bên cạnh cây tre trồng trên mặt sông
- Ảnh: Hàng ngàn người hàng trăm thuyền có mặt trên khúc sông tiến hành buổi tế
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ cúng Hà Bá tại Ninh Bình
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ cúng Hà Bá tại Ninh Bình
Lễ cúng thần sông hà bá được tổ chức là để cầu cho 1 năm mưa thuận gió hoà. Đây là một phong tục đặc trưng của nhiều vùng gắn bó với đời sống sông nước của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Chiếc thuyền chở ông chủ tế và 2 trinh nữ đang làm nghi thức bên cạnh cây tre trồng trên mặt sông
Buổi lễ được diễn ra rất long trọng, dẫn đầu là chiếc thuyển chở ông chủ tế và 2 trinh nữ. Nối đuôi là hàng trăm chiếc thuyền chở đoàn tế lễ mặc sắc phục truyền thống đến địa điểm khúc sông Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để tiến hành làm nghi thức bên cạnh cây tre trồng trên mặt sông.
Hai trinh nữ tham gia lễ tế có nhiệm vụ lấy nước sông bằng một chiếc gáo dừa, cho vào chiếc bình gốm để đoàn rước đưa nước lên Đền Thờ Đức Thành Trần dựng trong một thung lũng cách đó khoảng chừng 5km.
Sau khi buổi lễ cúng thần sông được tiến hành xong, đoàn thuyền sẽ đi dọc khúc sông dài chừng 5km để tiến đến đền thờ Đức Thành Trần, ngôi đền thờ cổ hàng trăm năm tuổi được dựng bằng đá nguyên khối ở trong 1 thung lũng.
Hàng ngàn người hàng trăm thuyền có mặt trên khúc sông tiến hành buổi tế
Hệ thống sông nước chảy theo chiều Bắc - Nam gắn liền với quần thể núi non và hang động đã tạo cho “Hạ Long cạn” Ninh Bình một đặc trưng riêng biệt mà không vùng nào có. Cùng với cố đô của triều đại phong kiến hưng thịnh 1 thời, những địa danh tâm linh ở nơi đây đã thu hút hàng ngàn người đổ về tham dự.
Lễ cúng thần sông hà bá được tổ chức trên sông Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình là một trong nhiều hoạt động của lễ hội truyền thống Thánh Quý Minh Đại Vương của những người dân bản địa. Hàng ngàn người dân trong vùng và ở khắp cả nước đã có mặt để tận mắt chứng kiến lễ hội tưng bừng đẫm sắc màu văn hoá của vùng văn vật./.
Bài viết về Ninh Bình liên quan
- Tuần du lịch Ninh Bình năm 2018 với chủ để Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An
Tuần du lịch Ninh Bình năm 2018 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" diễn ra từ ngày 9-16/6, là sự kiện du lịch quan trọng lần đầu tiên được tổ chức nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 1050...
- Lễ hội Giáng sinh nhà thờ Phát Diệm tại Ninh Bình
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất, được ví như "kinh đô công giáo" của Việt Nam. Hàng năm, vào dịp lễ Giáng sinh, các giáo...
- Lễ hội động Thiên Tôn ở Ninh Bình
Lễ hội động Thiên Tôn được tổ chức vào các ngày mồng 6, 7, 8 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại thị trấn Thiên Tôn, xã Gia Phương, huyện gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Lễ hội động Thiên Tôn ở Ninh Bình Động Thiên...
- Lễ hội làng Yên Vệ ở Ninh Bình
Lễ hội làng Yên Vệ là một lễ hội truyền thống của người dân làng Yên Vệ, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 4 tháng Giêng âm lịch, người dân nơi đây lại tưng bừng...
-
- Lễ hội Yên Cư ở Ninh Bình
Lễ hội Yên Cư là một trong những lễ hội truyền thống của tỉnh Ninh Bình. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, tại làng Yên Cư, xã Khánh Cư, Yên Mô, Ninh Bình. Nơi đây có đền...
- Lễ Hội Chùa Địch Lộng ở Ninh Bình
Lễ Hội Chùa Địch Lộng là một lễ hội truyền thống của người dân huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 6 đến mồng 7 tháng Ba âm lịch, người dân Gia Viễn lại tưng bừng mở hội, dâng hương...
- Lễ Hội Chùa Nhất Trụ tại Ninh Bình
Lễ Hội Chùa Nhất Trụ là một trong những lễ hội truyền thống khá nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch, người dân nơi đây lại nô nức mở hội Chù Nhất Trụ. Cổng Chùa...
- Lễ Hội Đền Áp Lãng tại Ninh Bình
Lễ Hội Đền Áp Lãng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân Ninh Bình, được du khách thập phương biết đến nhiều. Đây là một lễ hội khá nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình, thu hút được...
- Lễ hội đền Thái Vi Ninh Bình
Đền Thái Vi nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Đền thờ 4 vị vua đời nhà Trần đó là Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Anh Tông, Trần Nhân Tông, và Hiển Từ Hoàng Thái...
-
- Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư tại Ninh Bình
Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư – (xưa thường gọi là hội Trường Yên, hay hội Cờ Lau) diễn ra hàng năm vào các ngày 6,7,8 tháng 3 âm lịch. Sử sách cho biết: Trong nhiều triều đại phong kiến, lễ hội Hoa...
- Lễ hội chùa Bái Đính - Ninh Bình
Chùa Bái Đính Ninh Bình có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở phía tây cố đô Hoa Lư. Đây là một quần thể công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính: ...
- Khai mạc Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư năm 2012
(lehoi.org)- Kỷ niệm 1044 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên tại Việt Nam, ngày 29/3 (tức ngày 8/3 Âm lịch) nhân dân...
- Lễ hội cố đô Hoa Lư tại Ninh Bình
Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa lư (thời xưa thường gọi là hội Trường Yên, hay gọi là hội Cờ Lau) được diễn ra vào các ngày mùng 6, mùng 7 và mùng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội thường được tổ chức...
- Lễ hội đền Thái Vi tại Ninh Bình
Lễ hội đền Thái Vi thường diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/3 âm lịch hằng năm tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Đây là dịp để nhân dân ở Ninh Bình và nhân dân trong cả nước tưởng tới nhớ...
- Lễ hội chùa Bái Đính tại Ninh Bình
(lehoi.org) - Lễ hội chùa Bái Đính được diễn ra hàng năm từ ngày mùng 6 tết cho đến hết tháng 3, tại xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về với vùng đất...
Ghi chú bài viết Lễ cúng Hà Bá tại Ninh Bình
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ cúng thần sông hà bá diễn ra hàng năm vào tháng 3 Ấm lịch, tại địa điểm khúc sông Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã trở thành 1...