Lễ hội đền Thái Vi Ninh Bình
Đền Thái Vi nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Đền thờ 4 vị vua đời nhà Trần đó là Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Anh Tông, Trần Nhân Tông, và Hiển Từ Hoàng Thái Hậu.
Quang cảnh lễ hội.
Lễ hội thường được diễn ra từ ngày 14 tháng 3 đến hết ngày 16 tháng 3 Âm lịch, chính hội là vào ngày rằm tháng ba, cứ 3 năm một lần, nhân dân ở trong vùng lại tổ chức hội lớn (hội tổng).
Hằng năm, cứ đến ngày 28 tháng chạp, nhân dân trong thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải lại bắt đầu tiến hành nghi thức tắm tượng (lễ mộc dục) tại ngôi đền. Nước ở giếng Ngọc ngay trước cửa ngôi đền được lấy lên và được sử dụng trong nghi thức này.
Vào dịp lễ hội, ngay từ chiều ngày 14 tháng 3 Âm lịch, dân làng thôn Văn Lâm đã làm lễ mở cửa đền rước bát hương thánh ra đình Các.
Buổi sáng ngày 15/3 Âm lịch là ngày chính hội, các đồ tế khí sẽ được mang ra, lau chùi sạch sẽ và rước đặt ở sân rồng cùng với các lễ vật khác: một chiếc bánh dày to bằng một chiếc mâm, ở trên bánh có vẽ hình của một con chim phượng hoàng rất đẹp. Ngoài ra lễ vật còn có cả hoa quả, thủ lợn, gà luộc, oản chuối, xôi... Đặc biệt là xôi ở đây phải trắng tượng trưng cho sự thanh bạch và cao khiết. Nhân dân nơi đây còn cúng lên vua một bát cơm gạo tám và một bát canh rau sắng (rau vi) bởi lẽ trước kia, khi vua Trần Thái Tông tới nơi đây thì xung quanh khu vực đền là những rừng rau sắng tốt tươi. Cũng có lẽ chính vì thế mà nhà vua đã đặt tên nơi này là Thái Vi.
Lễ hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội.
Nghi thức đầu tiên ở trong ngày chính lễ đó là lễ rước kiệu. Rước kiệu ở đền Thái Vi không chỉ có một đoàn mà có tới trên dưới 30 đoàn rước kiệu của các xã ở trong huyện Hoa Lư và ở trong tỉnh. Mỗi một đoàn thường rước ba cỗ kiệu đó là kiệu song hành dành cho quần thần, kiệu bát cống dành cho vua và kiệu võng dành cho vương mẫu hay cho công chúa. Kiệu được trang hoàng lọng cắm, màu sắc rất rực rỡ. Sau hàng kiệu của các đoàn là đến hàng kiệu khiêng hương hoa lễ vật. Sau đó là đến phường bát âm, rồi tới ban tế do ông chủ tế dẫn đầu đi hàng hai, tất cả đều phải mặc thẩm phục. Lễ rước kiệu được khởi hành từ đình hoặc đền của các làng rước đến tập trung ở tại đình Các, sau đó tất cả đều rước vào trong đền Thái Vi để tế vua. Thông thường đoàn rước kiệu của thôn sở tại sẽ là đoàn đi đầu, sau đó là đến đoàn của thôn Hành Cung (xã Ninh Thắng), tiếp theo là các đoàn rước của các thôn khác, xã khác, thậm chí còn ở cả huyện khác (có đoàn rước của xã Khánh Hoà, huyện Yên Khánh, nơi thờ công chúa Trần Huyền Trân).
Sau khi đoàn rước đã đi vào tới đền, thì nghi thức rước đuốc sẽ được tiến hành. Họ sẽ tiến vào cung trong để dâng hương sau đó mới rước đuốc lửa ra và đốt lên ở trên mâm đá đặt ở ngoài sân rồng.
Và nghi thức cuối cùng trong phần lễ đó là lễ tế, đây là một trong những nghi thức vô cùng quan trọng và nó mang tính trang trọng cao. Mỗi một đoàn rước kiệu đều thành lập một ban tế. Thành phần dự tế bao gồm các cụ cao tuổi, các chức sắc ở trong làng. Ban tế chính gồm có 5 người. Một ông chánh tế, hai ông phân hiến và hai ông bồi tế. Giáp ban có ông thông xướng, ông hạ xướng, ông đánh trống, ông rước đài. Sau cùng đó là 9 ông đọc 9 khúc của một bài ca nghi lễ ca ngợi công đức của vua Trần. Đặc biệt là, ông đọc văn tế ca ngợi công đức của vua Trần Thái Tông được trình bày qua nghệ thuật diễn xướng. Sau mỗi một khúc tế, lại có hai người phường trò, người nam thì chơi đàn, còn người nữ thì dẫn giải bằng lỗi hát ca trù.
Kết thúc phần lễ là đến phần hội. Đây thực sự là phần vui chơi giải trí rất sôi nổi của nhân dân và của những người đến tham dự hội. Hội của đền Thái Vi thường tổ chức những trò chơi dân gian rất hấp dẫn, có thể kể đến như: trò đua thuyền rồng, trò nấu cơm thi, hội diễn chèo, cờ bỏi, tổ tôm điếm, thi đu quay, đu giật, thi múa rồng, múa lân, kéo co…
Tất cả những dòng người từ khắp mọi nơi tụ hội, ai ai cũng đắm mình trong bầu không khí linh thiêng của lễ hội và cái huyên náo, sôi động của những trò chơi dân gian rất thú vị. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng hoà cùng với những làn điệu ca trù mượt mà khiến ai đã từng đặt chân đến vùng đất này sẽ không thể quên được một vùng non nước hữu tình cũng như là một lễ hội cổ truyền vô cùng đặc sắc ở trên dải đất Cố đô./.
Bài viết về Ninh Bình liên quan
- Tuần du lịch Ninh Bình năm 2018 với chủ để Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An
Tuần du lịch Ninh Bình năm 2018 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" diễn ra từ ngày 9-16/6, là sự kiện du lịch quan trọng lần đầu tiên được tổ chức nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 1050...
- Lễ hội Giáng sinh nhà thờ Phát Diệm tại Ninh Bình
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất, được ví như "kinh đô công giáo" của Việt Nam. Hàng năm, vào dịp lễ Giáng sinh, các giáo...
- Lễ hội động Thiên Tôn ở Ninh Bình
Lễ hội động Thiên Tôn được tổ chức vào các ngày mồng 6, 7, 8 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại thị trấn Thiên Tôn, xã Gia Phương, huyện gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Lễ hội động Thiên Tôn ở Ninh Bình Động Thiên...
- Lễ hội làng Yên Vệ ở Ninh Bình
Lễ hội làng Yên Vệ là một lễ hội truyền thống của người dân làng Yên Vệ, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 4 tháng Giêng âm lịch, người dân nơi đây lại tưng bừng...
-
- Lễ hội Yên Cư ở Ninh Bình
Lễ hội Yên Cư là một trong những lễ hội truyền thống của tỉnh Ninh Bình. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, tại làng Yên Cư, xã Khánh Cư, Yên Mô, Ninh Bình. Nơi đây có đền...
- Lễ Hội Chùa Địch Lộng ở Ninh Bình
Lễ Hội Chùa Địch Lộng là một lễ hội truyền thống của người dân huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 6 đến mồng 7 tháng Ba âm lịch, người dân Gia Viễn lại tưng bừng mở hội, dâng hương...
- Lễ Hội Chùa Nhất Trụ tại Ninh Bình
Lễ Hội Chùa Nhất Trụ là một trong những lễ hội truyền thống khá nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch, người dân nơi đây lại nô nức mở hội Chù Nhất Trụ. Cổng Chùa...
- Lễ Hội Đền Áp Lãng tại Ninh Bình
Lễ Hội Đền Áp Lãng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân Ninh Bình, được du khách thập phương biết đến nhiều. Đây là một lễ hội khá nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình, thu hút được...
- Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư tại Ninh Bình
Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư – (xưa thường gọi là hội Trường Yên, hay hội Cờ Lau) diễn ra hàng năm vào các ngày 6,7,8 tháng 3 âm lịch. Sử sách cho biết: Trong nhiều triều đại phong kiến, lễ hội Hoa...
-
- Lễ hội chùa Bái Đính - Ninh Bình
Chùa Bái Đính Ninh Bình có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở phía tây cố đô Hoa Lư. Đây là một quần thể công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính: ...
- Khai mạc Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư năm 2012
(lehoi.org)- Kỷ niệm 1044 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên tại Việt Nam, ngày 29/3 (tức ngày 8/3 Âm lịch) nhân dân...
- Lễ hội cố đô Hoa Lư tại Ninh Bình
Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa lư (thời xưa thường gọi là hội Trường Yên, hay gọi là hội Cờ Lau) được diễn ra vào các ngày mùng 6, mùng 7 và mùng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội thường được tổ chức...
- Lễ hội đền Thái Vi tại Ninh Bình
Lễ hội đền Thái Vi thường diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/3 âm lịch hằng năm tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Đây là dịp để nhân dân ở Ninh Bình và nhân dân trong cả nước tưởng tới nhớ...
- Lễ hội chùa Bái Đính tại Ninh Bình
(lehoi.org) - Lễ hội chùa Bái Đính được diễn ra hàng năm từ ngày mùng 6 tết cho đến hết tháng 3, tại xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về với vùng đất...
Ghi chú bài viết Lễ hội đền Thái Vi Ninh Bình
Từ khóa:
Đền Thái Vi nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Đền thờ 4 vị vua đời nhà Trần đó là Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Anh Tông, Trần...