- Về đầu bài viết
- Ảnh: Lễ hội Dạ cổ hoài lang tại Bạc Liêu
- Ảnh: Lễ hội Dạ cổ hoài lang là dịp các nghệ nhân của làng ca vọng cổ tri ân cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
- Ảnh: Nghệ sĩ dâng hương trong ngày Lễ hội Dạ cổ hoài lang tại Bạc Liêu
- Ảnh: Bạc Liêu là nơi sinh ra những làn điệu vọng cổ
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ hội Dạ cổ hoài lang tại Bạc Liêu
Hàng năm cứ đến ngày 12 tháng 8 âm lịch, các nghệ sĩ trong làng ca nhạc cổ Bạc Liêu lại rộn ràng chuẩn bị cho ngày giỗ Tổ. Địa điểm tổ chức hành lễ trước kia đặt tại nhà của nhạc sĩ Lê Văn Chột tại xóm Rạch Ông Bổn, năm 1950 đã di dời về nhà nhạc sĩ Trần Tấn Hưng ở số 225 đường Minh Mạng - Bạc Liêu (nay là số nhà 165 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5 thị xã Bạc Liêu), năm 1982 nhạc sĩ Trần Tấn Hưng qua đời, lễ giỗ Tổ lại tiếp tục được di dời một lần nữa, sau đó được di dời một vài nơi khác cho đến khi dời đến Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu, để thờ như ngày nay.
Ngày nay, lễ giỗ Tổ được tổ chức đơn giản hơn nhiều so với những năm trước đây. Ngày xưa, cách ngày 12 tháng 8 vài hôm những nhạc sĩ lão thành sẽ tổ chức một cuộc họp để bàn việc tổ chức lễ giỗ Tổ. Nội dung của cuộc họp sẽ thống nhất về các chương trình trong ngày giỗ Tổ như hành lễ, hương đăng trà quả, các bản nhạc tế lễ, đồ ăn thức uống, quy định về mức đóng góp của các thành viên, đồng thời cử ra một ban ban gồm thư ký, thủ quỹ và các ban khác như: tiếp tân, tế lễ, hậu cần...
Lễ hội Dạ cổ hoài lang là dịp các nghệ nhân của làng ca vọng cổ tri ân cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Sáng ngày 11, ban tổ chức sẽ cử ra người đi chợ để mua sắm những thứ cần thiết, đêm hôm đó họ sẽ bắt đầu nấu nướng, có khi còn thức cả đêm để hoàn thành nhiệm vụ đã được giao, ban tế lễ cũng phải túc trực để chỉ đạo người trang trí bàn thờ Tổ, sắp xếp nơi thực hiện nghi thức hành lễ, dọn dẹp và bày biện nơi tiếp khách...
Sáng ngày 12 tháng 8 ban tiếp tân phải đến từ rất sớm, họ chuẩn bị trà nước và sắp đặt bàn ghế, phụ giúp ban tế lễ nâng hoa quả rượu, trà do khách mang tới thắp hương. Ban tiếp tân còn phải phụ trách cả công việc bưng mâm để tế lễ.
Trên bàn thờ Tổ không có ảnh hoặc tượng mà chỉ có một bài vị ghi 4 chữ Cổ Nhạc Tổ Sư đều bằng chữ Hán. Phía trước đặt một bát hương to, hai bên đặt chân đèn và cặp nến thắp sáng, trên bàn thờ bày biện mâm ngũ quả, hương, hoa, hai bên bàn thờ còn treo các loại nhạc cụ như: đàn sến, đàn kìm, đàn gáo, đàn tranh, đàn cò, đàn lục huyền, đàn độc huyền... và các loại kèn sáo, bên cạnh đó còn có một bộ trống cổ; phía trước bàn thờ đặt một cái bàn thấp để bày mâm cúng thức ăn, giữa bàn thường đặt một con heo quay đỏ chói, phía trước bàn thờ là một khoảng trống khá rộng, có trải đệm hoặc chiếu để mọi người tế lễ.
Nghệ sĩ dâng hương trong ngày Lễ hội Dạ cổ hoài lang tại Bạc Liêu
10 giờ sẽ bắt đầu hành lễ. Người đến dự lễ đa số là các nghệ nhân trong nghề hay nghệ sĩ địa phương và nhiều người hâm mộ. Mọi người sẽ đứng xếp thành hình chữ U lớn ngay trước bàn thờ Tổ, người chủ tế và bồi tế mặc trang phục áo dài khăn đóng màu xanh, lần lượt bước ra trong tiếng chuông, tiếng trống đánh liên hồi, bắt đầu thực hiện các nghi thức tế lễ như: dâng hương, dâng rượu, dâng hoa, dâng bánh, âng ngũ quả, dâng giấy tiền... sau cùng họ sẽ đọc văn tế - nội dung của bài văn tế là để tuyên dương công đức Tổ và cầu chúc cho quốc thái dân an.
Sau khi tế lễ xong, mọi người sẽ lui về vị trí của mình và ngồi xuống. Tiếng nhị cầm (đàn cò) lại tiếp tục vang lên, các loại đàn sáo cũng hòa theo mở màn cho một bản nhạc lớn; giữa hương khói nghi ngút một người (đã được chọn từ trước) bước ra trước bàn thờ Tổ quỳ xuống và lạy 3 lạy, sau đó cất tiếng ca để hòa chung với điệu đàn; bản mở đầu thường chọn bản Lưu thủy trường - bản thứ nhất của 20 bản Tổ; tiếp theo sẽ là màn hòa tấu của một số bản (đã định trước) trong 19 bản Tổ còn lại gồm: Xuân tình, Phú lục, Bình bán, Xàng xê, Ngũ đối thượng, Tây thi, Cổ bản, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Phụng hoàng, Giang nam, Đảo ngũ cung, Tứ đại oán, Vạn giá, Tiểu khúc, Nam xuân, Nam ai, Phụng cầu. Chấm dứt phần lễ hiến Tổ sẽ là một hồi trống dài, mọi người sẽ đứng dậy nghiêm trang và cùng bái Tổ.
Bạc Liêu là nơi sinh ra những làn điệu vọng cổ
Sau khi cúng tế xong, các món ăn sẽ được dọn ra, các món ăn được bày trí theo hình chữ U, những người tham dự vừa ăn vừa tiếp tục hòa tấu. Giai đoạn này những nghệ nhân tấu nhạc sẽ thực hiện các bản nhạc canh tân, thường mở đầu bằng các tuyệt phẩm do Nhạc Khị sáng tác như: Minh hoàng thưởng nguyệt, Ngự giá đăng lâu, Phò mã giao duyên hoặc Ái tử kê. Tiếp theo đó sẽ hòa tấu một số trong các nhạc bản sau:
- Nhạc do người Bạc Liêu sáng tác như: Thu phong (Bá điểu), Dạ cổ hoài lang, Liêu giang, Hòa duyên, Huỳnh ba, Mẫu đơn, Vạn thọ, Nhật nguyệt, Lưỡng long, Tam quan nguyệt, Minh hoàng thưởng nguyệt, Tùng lâm dạ lãm, Vọng cổ, Hứng trung thinh, Ngũ quan, Ngự giá...
- Nhạc phẩm đã được cải tiến từ nhạc cổ Trung bộ như: Nguyên tiêu, Hồ Quảng, Phẩm tuyết, Bình bản (Bình nguyên), Tây mai, Liên huờn, Kim tiền Huế, Tẩu mã, Xuân phong, Long hổ...
- Nhạc bản được cải tiến từ nhạc cổ Trung Quốc như: Khốc hoàng thiên, Uyên ương hội vũ, Mạnh Lệ Quân, Xang xừ liếu, Tân xái phỉ, Ngũ điểm, Bài tạ, Quý phi túy tửu, Lạc âm thiều, Tô Vũ mục dương...
- Nhạc bản cải tiến từ dân ca như: Lý thập tình, Lý giao duyên, Lý ngựa ô, Lý con sáo, Ngựa ô nam...
Khoảng 3 giờ chiều, buổi lễ sẽ kết thúc. Kèn trống nổi lên tưng bừng, mọi người đến dự lễ cùng hướng về linh vị Tổ bái 3 bái, sau đó cùng nhau thu dọn và lần lượt ra về. Ban tế lễ cùng các nhạc sĩ lớn tuổi sẽ ở lại để dự cuộc họp thường niên.
Trong lễ hội còn có các chương trình biểu diễn nghệ thuật khác như: rước đèn trung thu, thả hoa đăng, giao lưu Đờn Ca tài tử, tổ chức khu ẩm thực Bạc Liêu, trưng bày hiện vật và hình ảnh về cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các sản phẩm nghề truyền thống…
Đây không chỉ là dịp khơi dậy giá trị truyền thống lễ hội Dạ cổ hoài lang mà còn là dịp góp phần quảng bá hình ảnh vùng miền, con người, văn hóa và tiềm năng du lịch của tỉnh Bạc Liêu.
Bài viết về Bạc Liêu liên quan
- Tổ chức ''Lễ hội Dạ cổ hoài lang'' qui mô lớn tại Bạc Liêu
(lehoi.org) - Sau 4 ngày từ ngày 9 đến 12/9 diễn ra liên tục, Lễ hội ''Dạ cổ hoài lang'' do UBND tỉnh tổ chức tại khu lưu niệm cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu phường 2, thành phố Bạc Liêu  ...
- Lễ hội Quán âm Nam Hải tại Bạc Liêu
(lehoi.org)-Lễ hội Quán âm Nam Hải ở tỉnh Bạc Liêu là một trong những lễ hội dân gian mang nét đẹp đặc trưng của người dân miền biển ở Bạc Liêu, đã được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đứng ra tổ...
- Lễ hội Nghinh Ông ở Bạc Liêu lần thứ IX
(lehoi.org)- Từ ngày 30/3 - 2/4 lễ hội Nghinh Ông truyền thống lần thứ IX đã diễn ra tại cửa biển Gành Hào, Đông Hải, Bạc Liêu. Hàng chục nghìn ngư dân vùng ven biển Bạc...
- Lễ Kỳ Yên tại Bạc Liêu
(lehoi.org)- Lễ hội Kỳ Yên (hay còn gọi là lễ cầu an) là một trong những lễ hội có quy mô lớn, được người dân Bạc Liêu tổ chức long trọng mỗi khi xuân về. Mục đích của lễ hội này là cầu cho một năm mưa...
-
- Tổ chức long trọng lễ hội Quán âm Nam Hải tại Bạc Liêu
(lehoi.org) - Sáng ngày 6/5, lễ hội Quán Âm Nam Hải được chính thức khai mạc tại khu vực Quán âm Phật đài thị xã Bạc Liêu. Tham dự lễ hội có Đại Đức Thích Minh Lành- Phó trưởng Ban Thường...
- Không khí tưng bừng tại Lễ hội Nghinh Ông 2011, Bạc Liêu
(lehoi.org) - Trong 3 ngày 11, 12 và 13/4 vừa qua, hàng ngàn ngư dân và du khách thập phương đã về dự Lễ hội Nghinh Ông lần thứ 8, năm 2011 tại cửa biển Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Lễ...
- Hàng ngàn người tham dự Lễ Quán âm Phật đài Nam Hải - Bạc Lie
Từ ngày 4 đến 6/8, (tức từ 17 đến 19/6 Âm lịch), Lễ Quán âm Phật đài Nam Hải đã được long trọng tổ chức tại khu Phật bà Nam Hải, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu thu hút ...
- Tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Duyên Hải 2013 tại Bạc Liêu
(lehoi.org) - Trong 3 ngày từ 18 - 20/2 đã diễn ra lễ hội Nghinh Ông lần thứ 2 - năm 2013 tại Lăng Ông Duyên Hải ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Lễ hội thu hút hàng nghìn...
- Tưng bừng Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, Bạc Liêu 2013
(lehoi.org)- D iễn ra từ ngày 18 - 20/4, h àng vạn lượt ngư dân và du khách đã đến tham dự Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải lần thứ 10, năm 2013 tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Lễ hội Nghinh Ông là di sản...
-
- Tổ chức lễ hội Quan âm Nam Hải 2013 tại Bạc Liêu
(lehoi.org)- Lễ hội Quan âm Nam Hải đã diễn ra tại Khu Quán âm Phật đài, thuộc phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu t rong ba ngày (1-3/5/2013) . Lễ hội Quan âm là một trong những lễ hội dân gian đặc...
- Liên hoan Festival Đờn ca tài tử Việt Nam - Bạc Liêu lần thứ 1 năm 2014
(lehoi.org) - Festival Đờn ca tài tử Việt Nam - Bạc Liêu lần thứ 1 năm 2014 v ới chủ đề: “Tiếng lòng người phương Nam” sẽ diễn ra vào tháng 4/2014 tại TP. Bạc Liêu. Festival Đờn ca tài tử Viê...
- Lễ hội Đồng Nọc Nạn của tỉnh Bạc Liêu
(lehoi.org) - Lễ hội “Đồng Nọc Nạng” hay Đồng Nọc Nạn, diễn ra trong ba ngày từ ngày 15 đến 17 tháng hai âm lịch hàng năm, tại khu di tích Lịch sử Nọc Nạng nằm trong thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai...
- Lễ hội nghinh Ông ở Đông Hải tại Bạc Liêu
Lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội văn hóa dân gian đặc trưng của những người ngư dân biển Gành Hào, thuộc huyện Đông Hải, Bạc Liêu. Lễ hội Nghinh Ông thường diễn ra vào hai ngày, từ ngày mồng 09 đến ngày...
- Lễ hội Đản sinh thần Phước Đức tại Bạc Liêu
(lehoi.org)-Lễ hội Đản sinh thần Phước Đức còn được gọi với cái tên khác là lễ Sinh nhật ông Bổn, thường tổ chức vào ngày 29 tháng ba âm lịch hàng năm, tại Phước Đức cổ miếu , là ngôi miếu cổ nằm...
Ghi chú bài viết Lễ hội Dạ cổ hoài lang tại Bạc Liêu
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội Dạ cổ hoài lang hay Lễ giỗ tổ cổ nhạc Bạc Liêu được tổ chức vào ngày 12 tháng 8 âm lịch hàng năm, tại Khu lưu niệm của cố nhạc sĩ Cao...