Lễ hội Đồng Nọc Nạn của tỉnh Bạc Liêu
Lễ hội Đồng Nọc Nạn hay còn gọi Nọc Nạng theo cách gọi của địa phương, được tổ chức tại Di tích lịch sử quốc gia đồng Nọc Nạn ở ấp 4 của xã Phong Thạnh B (Giá Rai). Khu di tích này gồm nhà tưởng niệm, khu mộ gia đình Mười Chức, nhà trưng bày, cụm tượng tái hiện lại trận đánh giữa gia đình Mười Chức chống lại bọn Tây cướp lúa.
Lịch sử đã ghi lại: Xưa kia vùng đất Giá Rai vẫn còn hoang vu, chủ yếu là bùn lầy, lau sậy, cỏ dại, rừng tràm, và rất nhiều thú dữ, rắn độc. Thời đó, những người dân tới đây khai hoang phải chặt cây để làm nọc đóng xuống bùn, sau đó gác nạng lên để dựng nhà tránh thú dữ và rắn độc. Cái tên Nọc Nạn cũng ra đời ra từ đó, đây cũng là tên gọi của một cánh đồng và một con rạch.
Khu di tích lịch sử đồng Nọc Nạn ở tỉnh Bạc Liêu
Trước năm 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạn, đã khai hoang được 73 ha. Năm 1908, người nông dân này chết, đã để lại đất cho người con của mình là Hương chánh Nguyễn Thành Luông. Năm 1910, Hương chánh Luông đã làm đơn khẩn 20 ha đất và đã được chính quyền chấp thuận bằng văn bản. Năm 1912, Hương chánh Luông lại tiếp tục dâng đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán cho diện tích 73 ha đã khai hoang và cũng được chủ tỉnh Bạc Liêu phê duyệt, có cả tờ bản đồ về phần đất này.
Khi Hương chánh Luông mất, con trai của ông là Nguyễn Văn Toại (còn gọi là Biện Toại) là người được thừa kế phần đất. Năm 1917, một Hoa kiều giàu có tiếng ở Bạc Liêu tên là Mã Ngân, người dân nơi đây thường gọi y là Bang Tắc, có ý đồ muốn chiếm đoạt đất của nhà Biện Toại. Là người mưu mô xảo quyệt, Bang Tắc biết rõ đất của nhà Biện Toại đã có bằng khoán tạm, nên hắn đã mua lại đất của bà Nguyễn Thị Dương, khu đất giáp ranh với đất của nhà Biện Toại, nhưng trong hợp đồng lại có ghi ranh giới bao trùm lên đất của nhà anh em Biện Toại.
Vụ tranh chấp đất giữa hai bên gia đình Biện Toại và là Bang Tắc đã nổ ra. Qua nhiều lần phán xử, gia đình Biện Toại luôn là bên thua bởi Bang Tắc đã chi nhiều tiền để lót tay cho nhà chức trách. Cuối cùng đất đã về tay Bang Tắc. Ngay sau đó Bang Tắc đã bán khu đất 50 ha này cho người nhà của quan phủ. Từ đó người chủ mới đã bắt anh em anh em nhà Biện Toại phải nộp lại địa tô ngay trên mảnh đất của gia tộc mình.
Ngày 13 và 14/2/1928, lính mã tà đến gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa. Vì quyết bảo vệ mảnh đất máu thịt của dòng họ, tối ngày 14/2, anh em nhà Biện Toại đã làm lễ cúng vái ông bà tổ tiên, chích máu ăn thề không sợ chết. Sáng ngày 16/2/1928, khi quan lính kéo đến tịch thu lúa, anh em Biện Toại đã dùng dao mác gậy gộc lao ra quyết chiến. Hậu quả, 4 người em của Biện Toại là Nhẫn, Nhịn, Mười Chức, và bà Nghĩa (vợ Mười Chức đang mang thai) đã bị bắn tử vong. Một lính Pháp bị Mười Chức đâm cho thủng bụng.
Lễ hội Đồng Nọc Nạn tại tỉnh Bạc Liêu là dịp người dân Bạc Liêu ôn lại tinh thần đấu tranh kiên cường của cha anh
Ngày 17/8/1928, Tòa Đại hình Cần Thơ mở phiên tòa xử vụ án đồng Nọc Nạn. Hai luật sư người Pháp đã bào chữa miễn phí cho gia đình nhà Biện Toại. Công tố viên người Pháp cũng đã cho rằng tình cảnh của gia đình Biện Toại cô cùng đáng thương: họ bị những kẻ không có lương tâm đến cướp đất, rồi những người quyền thế tiếp tay với cường hào cướp đất. Công tố viên đã đề nghị tòa tha bổng các thành viên trong gia đình Biện Toại. Luật sư người Pháp cũng đã hết lời ca ngợi tinh thần lao động, chăm chỉ khẩn hoang của gia đình Biện Toại, ý chí kiên cường đấu tranh lại ới thiên nhiên, với cường hào.
Để lưu lại sự kiện này, UBND tỉnh Bạc Liêu đã quyết định cho xây dựng khu di tích đồng Nọc Nạn ngay chính nơi đã xảy ra vụ việc năm xưa. Di tích này là chứng tích lịch sử đã thể hiện cho công cuộc đấu tranh của người nông dân Bạc Liêu nói riêng, và nông dân Nam bộ nói chung đã kiên cường đứng lên chống lại những tên địa chủ, ác bá và thực dân đã cướp đoạt ruộng đất của họ. Di tích đồng Nọc Nạn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1991.
Hàng năm, cứ đến ngày diễn ra sự kiện, UBND huyện Giá Rai lại tổ chức lễ hội Đồng Nọc Nạng một cách long trọng để tưởng nhớ đến sự kiên cường bất khuất của gia đình Mười Chức. Đây cũng là dịp để nhắc nhớ thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh kiên cường của người dân Bạc Liêu nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Bài viết về Bạc Liêu liên quan
- Lễ hội Quán âm Nam Hải tại Bạc Liêu
(lehoi.org)-Lễ hội Quán âm Nam Hải ở tỉnh Bạc Liêu là một trong những lễ hội dân gian mang nét đẹp đặc trưng của người dân miền biển ở Bạc Liêu, đã được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đứng ra tổ...
- Lễ hội Nghinh Ông ở Bạc Liêu lần thứ IX
(lehoi.org)- Từ ngày 30/3 - 2/4 lễ hội Nghinh Ông truyền thống lần thứ IX đã diễn ra tại cửa biển Gành Hào, Đông Hải, Bạc Liêu. Hàng chục nghìn ngư dân vùng ven biển Bạc...
- Lễ hội Dạ cổ hoài lang tại Bạc Liêu
(lehoi.org) - Lễ hội Dạ cổ hoài lang hay Lễ giỗ tổ cổ nhạc Bạc Liêu được tổ chức vào ngày 12 tháng 8 âm lịch hàng năm, tại Khu lưu niệm của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tại phường 2, Thị xã Bạc Liêu...
- Lễ Kỳ Yên tại Bạc Liêu
(lehoi.org)- Lễ hội Kỳ Yên (hay còn gọi là lễ cầu an) là một trong những lễ hội có quy mô lớn, được người dân Bạc Liêu tổ chức long trọng mỗi khi xuân về. Mục đích của lễ hội này là cầu cho một năm mưa...
-
- Tổ chức long trọng lễ hội Quán âm Nam Hải tại Bạc Liêu
(lehoi.org) - Sáng ngày 6/5, lễ hội Quán Âm Nam Hải được chính thức khai mạc tại khu vực Quán âm Phật đài thị xã Bạc Liêu. Tham dự lễ hội có Đại Đức Thích Minh Lành- Phó trưởng Ban Thường...
- Không khí tưng bừng tại Lễ hội Nghinh Ông 2011, Bạc Liêu
(lehoi.org) - Trong 3 ngày 11, 12 và 13/4 vừa qua, hàng ngàn ngư dân và du khách thập phương đã về dự Lễ hội Nghinh Ông lần thứ 8, năm 2011 tại cửa biển Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Lễ...
- Tổ chức ''Lễ hội Dạ cổ hoài lang'' qui mô lớn tại Bạc Liêu
(lehoi.org) - Sau 4 ngày từ ngày 9 đến 12/9 diễn ra liên tục, Lễ hội ''Dạ cổ hoài lang'' do UBND tỉnh tổ chức tại khu lưu niệm cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu phường 2, thành phố Bạc Liêu  ...
- Hàng ngàn người tham dự Lễ Quán âm Phật đài Nam Hải - Bạc Lie
Từ ngày 4 đến 6/8, (tức từ 17 đến 19/6 Âm lịch), Lễ Quán âm Phật đài Nam Hải đã được long trọng tổ chức tại khu Phật bà Nam Hải, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu thu hút ...
- Tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Duyên Hải 2013 tại Bạc Liêu
(lehoi.org) - Trong 3 ngày từ 18 - 20/2 đã diễn ra lễ hội Nghinh Ông lần thứ 2 - năm 2013 tại Lăng Ông Duyên Hải ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Lễ hội thu hút hàng nghìn...
-
- Tưng bừng Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, Bạc Liêu 2013
(lehoi.org)- D iễn ra từ ngày 18 - 20/4, h àng vạn lượt ngư dân và du khách đã đến tham dự Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải lần thứ 10, năm 2013 tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Lễ hội Nghinh Ông là di sản...
- Tổ chức lễ hội Quan âm Nam Hải 2013 tại Bạc Liêu
(lehoi.org)- Lễ hội Quan âm Nam Hải đã diễn ra tại Khu Quán âm Phật đài, thuộc phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu t rong ba ngày (1-3/5/2013) . Lễ hội Quan âm là một trong những lễ hội dân gian đặc...
- Liên hoan Festival Đờn ca tài tử Việt Nam - Bạc Liêu lần thứ 1 năm 2014
(lehoi.org) - Festival Đờn ca tài tử Việt Nam - Bạc Liêu lần thứ 1 năm 2014 v ới chủ đề: “Tiếng lòng người phương Nam” sẽ diễn ra vào tháng 4/2014 tại TP. Bạc Liêu. Festival Đờn ca tài tử Viê...
- Lễ hội nghinh Ông ở Đông Hải tại Bạc Liêu
Lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội văn hóa dân gian đặc trưng của những người ngư dân biển Gành Hào, thuộc huyện Đông Hải, Bạc Liêu. Lễ hội Nghinh Ông thường diễn ra vào hai ngày, từ ngày mồng 09 đến ngày...
- Lễ hội Đản sinh thần Phước Đức tại Bạc Liêu
(lehoi.org)-Lễ hội Đản sinh thần Phước Đức còn được gọi với cái tên khác là lễ Sinh nhật ông Bổn, thường tổ chức vào ngày 29 tháng ba âm lịch hàng năm, tại Phước Đức cổ miếu , là ngôi miếu cổ nằm...
Ghi chú bài viết Lễ hội Đồng Nọc Nạn của tỉnh Bạc Liêu
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội “Đồng Nọc Nạng” hay Đồng Nọc Nạn, diễn ra trong ba ngày từ ngày 15 đến 17 tháng hai âm lịch hàng năm, tại khu di tích Lịch sử Nọc Nạng...