Lễ hội Nước Mặn tại Bình Định

Thời gian: 30/1- 2/2 Âm lịch
Lễ hội Nước Mặn ra đời cách đây gần 4 thế kỷ, là một trong những lễ hội cổ truyền ra đời sớm nhất và có quy mô lớn nhất ở tỉnh Bình Định. Khi cảng thị Nước Mặn bắt đầu thời kỳ phồn vinh, người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến đã dong thuyền sang Việt Nam xin chúa Nguyễn cho nhập cư để mở phố buôn bán, trao đổi hàng hóa cùng người Việt, lập nên chùa Ông (Quan Thánh đế miếu) và chùa Bà (Thiên Hậu miếu) tại thôn An Hòa của xã Phước Quang, thuộc huyện Tuy Phước, để thờ cúng. Lễ hội Nước Mặn diễn ra hàng năm trong trong 3 ngày: ngày cuối của tháng giêng âm lịch, có thể là ngày 29 hay 30 tùy tháng lịch của năm, và ngày mồng 1 và mồng 2 tháng Hai tại Chùa Bà.

Lễ hội Nước Mặn tại Bình Định
Lễ hội Nước Mặn tại Bình Định

Lễ hội Nước Mặn được lập ra và tổ chức tại chùa Bà đã đánh dấu một cảng thị đã bước vào thời kỳ phồn vinh, đồng thời thể hiện sự dung hợp văn hóa giữa người Việt và người Hoa, và cứ thế duy trì, phát triển trải qua bao thăng trầm của cảng thị này. Cho tới ngày nay, mặc dầu cảng thị này đã suy tàn, không còn là một nơi phồn vinh nữa mà là một vùng quê yên tĩnh nhưng chùa Bà thì vẫn còn, lễ hội Nước Mặn vẫn còn được gìn giữ như một hoài niệm của người dân nơi đây về một đô thị thương cảng đã từng là một trung tâm thương mại và văn hóa của một thời của Bình Định. 

Thuở xưa, khi cảng thị đang còn phồn vinh, phố phường nơi đây rất đông đúc, tới ngày lễ ban nghi lễ sẽ diễu hành, dân cảng thị có cả người Việt lần người Hoa (Minh Hương) cùng khiêng kiệu đến miếu Thành Hoàng, miếu Bà Mụ (bà chúa Thai sinh - Bảo sản), miếu Quán Thánh để rước linh vị của các vị thần này về chùa Bà để chuẩn bị cho nghi thức tế lễ. Vào lúc nửa đêm ngày 30 tháng Giêng sẽ cử hành lễ tế chính thức thần Thành Hoàng, Quan Thánh, Bà Mụ, Thiên Hậu là những vị thần đã khai sáng và che chở cho cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của người dân cảng thị, cầu xin các vị thần sẽ ban phúc lành cho họ để họ làm ăn phát đạt hơn, sinh đẻ tốt lành con cháu đông đúc, và cầu cho cảng thị ngày một phát triển hơn. Những gia đình đã làm ăn phát đạt hay sinh con đạt ý nguyện trong năm qua sẽ thành kính mang lễ vật đến tạ ơn các vị thần. 

Đoàn rước lễ trong Lễ hội Nước Mặn
Đoàn rước lễ trong Lễ hội Nước Mặn

Có người ở Kon Tum, Gia Lai, xuống, từ Khánh Hòa, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh ra và hiến tế cả một con heo, con bò hay một khoản tiền khá lớn để giúp dân cảng thị tu sửa lại đền miếu và cử  hành lễ hội. 

Phần tế lễ đã phần nào thể hiện được tinh thần dung hợp giữa hai tín ngưỡng Việt và Hoa trong đời sống tâm linh. Các vị thần người được Việt và người Hoa sùng bái đều sẽ được rước về thờ trong chùa Bà để khách gần xa đến chiêm bái, thỉnh cầu. Sự xuất hiện thần Thành Hoàng trong tế lễ với ngai thờ riêng đã chứng tỏ một điều rằng, dù là các vị thần của người Việt hay người Hoa đều phải chịu sự cai quản của Thành Hoàng của bản xứ. 

Sau ngày tế thần, đến ngày thứ hai và ngày thứ ba sẽ là hai ngày hội. Ban tế lễ và ban tổ chức hội đều phải chịu sự cai quản và hướng dẫn của chính quyền cảng thị. Ngày tế thần là một nghi thức tín ngưỡng, ngày hội mới là lúc phô diễn được những vẻ đẹp văn hóa của cảng thị xưa. Khách thập phương xa gần đều hội tụ về Nước Mặn và chờ đợi từ vài ngày trước. Sau tế lễ họ được mới vào chùa cầu để cúng và dự hội. Nghi thức mong chờ nhất đó là hình thức rước các biểu trưng diễu hành đường phố để tưởng nhớ tới công lao của cha ông, những người đã biến vùng sình lầy này trở thành một cảng thị sầm uất ở miền cực Nam của Việt Nam lúc bấy giờ. Những hình người tượng trưng như: người vỡ ruộng đắp bờ, kẻ chặt cây phá rừng ngập mặn, kẻ giăng lưới đánh cá, người chăn nuôi gia súc.v.v… đều được đặt lên một kiệu tiếp nối nhau khiêng đi. Lại còn có hình ảnh biểu trưng cho tàu thuyền viễn dương với những tay chèo vạm vỡ đã vượt qua biết bao sóng gió đã làm sống lại cảnh tượng của cảng thị trong những ngày đầu thời kỳ phồn vinh. Phật giáo và Đạo giáo cũng thuận theo bước chân di cư của người Việt, sau đó là người Hoa đến Nước Mặn nên trong ngày hội Nước Mặn còn có lễ rước biểu trưng Hà Tiên Cô đang ngồi trong tòa hoa sen có cánh khi cụp khi xòe vô cùng ấn tượng đã thu hút sự chú ý của người xem. 

Người dân từ khắp nơi đổ vể Bình Định tham dự lễ hội Nước Mặn
Người dân từ khắp nơi đổ vể Bình Định tham dự lễ hội Nước Mặn

Việc rước các biểu trưng diễu hành qua phố phường đã đánh thức những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta trong quá trình mở nước và xây dựng một vùng đất mới. 

Sau lễ rước biểu trưng, ban ngày sẽ tổ chức các trò chơi dân gian. Tùy điều kiện tổ chức của mỗi năm nhưng nhìn chung là có các trò như: kéo co, đấu vật, chơi cù, chọi gà, đấu võ, bắt vịt, đập ấm, nấu cơm thi, bịt mắt bắt dê. Còn có trò chơi tao nhã như thả thơ, hô bài chòi,  xổ cổ nhơn, đánh cờ người. Có trò chơi được truyền từ người Hoa như đốt cây bông hay đổ giàn. Ban đêm, các gánh hát nổi tiếng của phủ Quy Nhơn sẽ tới hát bả trạo và diễn tuồng; còn có tiết muc múa lục cúng của các phật tử.

Các trò chơi dân gian và các tiết mục văn nghệ múa hát đã thu hút lượng đông đảo người trong vùng cũng như khách phương xa đến dự hội cả ngày lẫn đêm. Bởi vì thế trong cả 3 ngày lễ hội Nước Mặn thời xưa, người dân ở phủ Quy Nhơn luôn sống trong niềm vui hân hoan và bầu không khí ngày hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Trên tất cả các tuyến phố, người Việt cùng người Hoa, người từ các nước Đông Nam Á và phương Tây sẽ tới truyền giáo, buôn bán và cùng chung vui.

Từ giữa thế kỷ thứ XVIII trở về sau, biển đã lùi ra xa, tàu thuyền lớn cũng không vào Nước Mặn được nữa, cảng thị dần dần suy tàn, theo đó cảng thị Quy Nhơn bắt đầu ra đời vào cuối thế kỷ thứ XIX sang đầu thế kỷ thứ  XX. Người dân Nước Mặn, nhất là những thương nhân người Hoa đã chuyển về Quy Nhơn, hay các thị trấn thị tứ trong vùng hoặc đi xa vào tận Chợ Lớn - Sài Gòn để buôn bán. Thế nhưng đến ngày mở hội họ vẫn trở về Nước Mặn như là trở về quê hương một thuở của họ vậy. 

Lễ hội Nước Mặn là một lễ hội truyền thống của tỉnh Bình Định
Lễ hội Nước Mặn là một lễ hội truyền thống của tỉnh Bình Định

Phần hội ngày nay không còn nghi thức rước biểu trưng trên các tuyến phố như xưa nhưng vẫn có nhiều trò chơi truyền thống, ngoài ra còn tổ chức thi đấu bóng chuyền giao lưu giữa các xã lân cận. Ban đêm vẫn mời các gánh hát trong vùng về diễn suốt mấy tối của lễ hội. 

Cùng với sự suy tàn của cảng thị, màu sắc cổ truyền của lễ hội Nước Mặn cũng ngày càng phai nhạt đi sau bao thăng trầm và biến động theo năm tháng. Lễ hội Nước Mặn sẽ là hồi ức về một đô thị thương cảng lớn nhất của phủ Quy Nhơn trước khi suy tàn, hóa thân thành một thành phố biển Quy Nhơn của tỉnh Bình Định như ngày nay. 

Bài viết về Bình Định liên quan

  • Tổ chức lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2014 tại Bình ĐịnhẢnh Tổ chức lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2014 tại Bình Định
    (lehoi.org) - Ngày 2/3/2014 (tức ngày 2/2 âm lịch) hàng nghìn người dân đã tụ về chùa Bà, thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định để tham dự lễ hội...
  • Độc đáo Lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2010, Bình ĐịnhẢnh Độc đáo Lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2010, Bình Định
    (lehoi.org) - Năm nay lễ hội Đô thị nước mặn diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến ngày 19/3. Trong những ngày diễn ra lễ hội, không chỉ riêng người dân của tỉnh Bình Định, mà còn có cả du khách ở các địa...
  • Tưng bừng lễ hội Đô Thị Nước Mặn tại Bình ĐịnhẢnh Tưng bừng lễ hội Đô Thị Nước Mặn tại Bình Định
    (lehoi.org)-Trong các ngày từ 21 đến 23/2 (tức 30 tháng giêng và mùng 1, 2 tháng 2 âm lịch), Lễ hội Đô Thị Nước Mặn đã diễn ra tưng bừng tại Chùa Bà thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy...
  • Khôi phục lễ rước Ngư - Tiều - Canh - Mục tại Bình ĐịnhẢnh Khôi phục lễ rước Ngư - Tiều - Canh - Mục tại Bình Định
    (lehoi.org) - Lễ hội đô thị Nước Mặn- một trong những lễ hội dân gian tiêu biểu của Bình Định đã được tổ chức bài bản t ừ ngày 11-13/3 . Đặc biệt năm nay, lễ rước biểu trưng Ngư - Tiều - Canh - Mục đa...
  • Lễ hội Tháp Đôi tỉnh Bình ĐịnhẢnh Lễ hội Tháp Đôi tỉnh Bình Định
    Lễ hội Tháp Đôi là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của đất võ Bình Định. Lễ hội diễn ra tối mùng 2 Tết tại di tích Tháp Đôi, phường Đống Đa, Quy Nhơn. Du khách tham dự lễ hội được thưởng...
  • Lễ hội chùa Ông NúiẢnh Lễ hội chùa Ông Núi
    Ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách gần xa nô nức đổ về chùa Ông Núi đi lễ, dâng hương, cầu phúc, cầu xin sức khỏe, tài lộc... Chùa Ông Núi rất linh thiêng nên...
  • Lễ hội đua thuyền truyền thống sông Gò Bồ tỉnh Bình ĐịnhẢnh Lễ hội đua thuyền truyền thống sông Gò Bồ tỉnh Bình Định
    Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Gò Bồ là nét văn hóa đặc trưng trong dịp tết đến xuân về của người dân đất võ Bình Định. Vào chiều mùng 2 Tết hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách tập trung...
  • Lễ hội Đống Đa Tây SơnẢnh Lễ hội Đống Đa Tây Sơn
    Lễ hội Đống Đa Tây Sơn là nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ Bình Định. Hàng năm, vào ngày 4-5 tháng Giêng, người dân và du khách thập phương náo nức tham dự lễ hội tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn...
  • Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình ĐịnhẢnh Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định
    Nghệ thuật Bài chòi là một sáng tạo độc đáo giữa trò chơi với âm nhạc dân gian, không hề mang tính đỏ đen mà có giá trị cao về văn hóa, tinh thần. Đây là một thú vui dân gian của người dân đất võ Bình...
  • Lễ hội cầu ngư truyền thống 2012 tại Bình ĐịnhẢnh Lễ hội cầu ngư truyền thống 2012 tại Bình Định
    (lehoi.org)- Từ 4 - 7/3 (tức từ 12 đến 15/2 Âm lịch), tại đền Nam Hải, ngư dân phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn đã khai mạc Lễ hội cầu ngư truyền thống năm 2012. Ngày chính lễ diễn...
  • Lễ hội đâm Trâu tại Bình ĐịnhẢnh Lễ hội đâm Trâu tại Bình Định
    (lehoi.org)- Hàng năm, từ tháng chạp đến tháng ba âm lịch, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh dân tộc Bana theo truyền thống mở lễ hội tạ ơn Giàng (Yang) là đấng thần linh tối...
  • Hội xuân chợ Gò tại Bình ĐịnhẢnh Hội xuân chợ Gò tại Bình Định
    Hội Xuân chợ Gò ( thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, Bình Định) là một hội chợ lớn được tổ chức hằng năm vào ngày mùng một tết và là nơi vui chơi, cầu lộc của người dân trong ngày đầu năm mới...
  • Sau 10 năm Lễ hội đâm trâu làng Tà Điệt (Bình Định) lại tổ chứcẢnh Sau 10 năm Lễ hội đâm trâu làng Tà Điệt (Bình Định) lại tổ chức
    (lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 13 - 14/2 (tức ngày 30, mồng Một Tết Canh Dần), bắt đầu bằng những điệu múa truyền thống của người Bana hòa lẫn trong tiếng cồng chiêng rộn ràng giữa núi rừng đại ngàn Vĩnh...
  • Bình Định sẽ tổ chức Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ 1Ảnh Bình Định sẽ tổ chức Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ 1
    (lehoi.org) - Từ ngày 26 - 28/3, Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ I sẽ được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sự kiện này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương...
  • Bình Định: Thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ IẢnh Bình Định: Thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I
    Vừa qua Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I. Lễ hội do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Lộc làm Trưởng ban. Ban...
  • Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật và lễ hội năm 2011 tại Bình ĐịnhẢnh Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật và lễ hội năm 2011 tại Bình Định
    (lehoi.org) - Vừa qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại tỉnh Bình Định đã ban hành công văn số 58 /SVHTTDL-VP, ngày 19 tháng 1 năm 2011 về việc “kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật...
  • Sôi động lễ hội Cầu Ngư, Bình ĐịnhẢnh Sôi động lễ hội Cầu Ngư, Bình Định
    (lehoi.org) - Ngày 20/3/2011 (tức ngày 16/2 âm lịch), Lễ hội Cầu Ngư đã diễn ra tại thôn Bình Thái, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (Bình Định) trong không khí náo nhiệt, tưng...

Ghi chú bài viết Lễ hội Nước Mặn tại Bình Định

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Nước Mặn tại Bình Định, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội Nước Mặn ra đời cách đây gần 4 thế kỷ, là một trong những lễ hội cổ truyền ra đời sớm nhất và có quy mô lớn nhất ở tỉnh Bình Định. Khi cảng thị Nước...