Độc đáo Lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2010, Bình Định
Tinh thần dung hợp tín ngưỡng Việt - Hoa trong đời sống tâm linh của người Nước Mặn thể hiện rõ trong phần tế lễ. Các vị thần người Hoa và người Việt sùng bái đều được rước về ngồi chung trong chùa Bà để mọi người xa gần tới thỉnh cầu, chiêm bái. Trong tế lễ có sự xuất hiện của thần Thành Hoàng với ngai thờ riêng, chứng tỏ các vị thần dù của người Hoa hay người Việt thì đều chịu sự cai quản của Thành Hoàng bản xứ.
Tế lễ nghinh thần rước sắc tại chùa Ông.
Sau khi kết thúc phần tế lễ bà con mới vào chùa cầu cúng và dự hội. Nghi thức đầu tiên mà mọi người chờ đón là hình thức rước các biểu tượng hình người như: người vỡ ruộng đắp bờ, kẻ đốn cây phá rừng ngập mặn, người chăn nuôi gia súc, kẻ bủa lưới đánh cá, ... được cung kính đặt lên kiệu. Đoàn kiệu nối theo nhau khiêng đi diễu hành trên đường phố để tưởng nhớ, suy tôn công lao khai sáng của cha ông đã biến vùng đầm lầy ven biển nơi đây trở thành một đô thị thương cảng sầm uất.
Năm nay lễ hội đô thị nước mặn được tổ chức trang trọng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương. Ngoài phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian truyền thống và các môn thể thao như: đập ấm, nhảy bao bố, đi cà kheo, thi đấu giao hữu bóng chuyền nam - nữ giữa các xã trong huyện, .. đã thu hút hàng ngàn lượt người dân đến tham gia. Bên cạnh đó, còn có các trò chơi du nhập của người Hoa như: tục đổ giàn, đốt cây bông cũng không kém phần hấp dẫn.
Điểm đặc biệt của Lễ hội là vào các ngày lễ người dân ở đây đều thắp đèn lồng. Mọi nhà xem lễ hội như Tết thứ hai trong năm và đều chuẩn bị đồ ăn thức uống trong nhà để sẵn sàng chào đón khách thập phương đến.
Ban tổ chức lễ hội năm nay còn tổ chức 3 đêm hát tuồng phục vụ nhân dân trong xã, thu hút đông đảo người dân đến xem.
Đông đảo du khách về Chùa Bà dự Lễ hội đô thị Nước Mặn.
Lễ hội Nước Mặn (Bình Định) ra đời và được tổ chức ở chùa Bà đã đánh dấu một cảng thị ở vùng đất biên viễn bước vào thời kỳ phồn vinh, đồng thời thể hiện tinh thần dung hợp văn hóa Việt - Hoa khi biên giới Đại Việt mới tới núi Đá Bia (Đèo Cả - Phú Yên). Lễ hội cứ thế được duy trì, phát triển và thăng trầm theo nhịp sống của cảng thị này.
Lễ hội kéo dài đến hết ngày 19/3/2010./.
Bài viết về Bình Định liên quan
- Tổ chức lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2014 tại Bình Định
(lehoi.org) - Ngày 2/3/2014 (tức ngày 2/2 âm lịch) hàng nghìn người dân đã tụ về chùa Bà, thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định để tham dự lễ hội...
- Tưng bừng lễ hội Đô Thị Nước Mặn tại Bình Định
(lehoi.org)-Trong các ngày từ 21 đến 23/2 (tức 30 tháng giêng và mùng 1, 2 tháng 2 âm lịch), Lễ hội Đô Thị Nước Mặn đã diễn ra tưng bừng tại Chùa Bà thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy...
- Khôi phục lễ rước Ngư - Tiều - Canh - Mục tại Bình Định
(lehoi.org) - Lễ hội đô thị Nước Mặn- một trong những lễ hội dân gian tiêu biểu của Bình Định đã được tổ chức bài bản t ừ ngày 11-13/3 . Đặc biệt năm nay, lễ rước biểu trưng Ngư - Tiều - Canh - Mục đa...
- Lễ hội Nước Mặn tại Bình Định
Lễ hội Nước Mặn ra đời cách đây gần 4 thế kỷ, là một trong những lễ hội cổ truyền ra đời sớm nhất và có quy mô lớn nhất ở tỉnh Bình Định. Khi cảng thị Nước Mặn bắt đầu thời kỳ phồn vinh, người Hoa từ...
-
- Lễ hội Tháp Đôi tỉnh Bình Định
Lễ hội Tháp Đôi là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của đất võ Bình Định. Lễ hội diễn ra tối mùng 2 Tết tại di tích Tháp Đôi, phường Đống Đa, Quy Nhơn. Du khách tham dự lễ hội được thưởng...
- Lễ hội chùa Ông Núi
Ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách gần xa nô nức đổ về chùa Ông Núi đi lễ, dâng hương, cầu phúc, cầu xin sức khỏe, tài lộc... Chùa Ông Núi rất linh thiêng nên...
- Lễ hội đua thuyền truyền thống sông Gò Bồ tỉnh Bình Định
Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Gò Bồ là nét văn hóa đặc trưng trong dịp tết đến xuân về của người dân đất võ Bình Định. Vào chiều mùng 2 Tết hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách tập trung...
- Lễ hội Đống Đa Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa Tây Sơn là nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ Bình Định. Hàng năm, vào ngày 4-5 tháng Giêng, người dân và du khách thập phương náo nức tham dự lễ hội tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn...
- Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định
Nghệ thuật Bài chòi là một sáng tạo độc đáo giữa trò chơi với âm nhạc dân gian, không hề mang tính đỏ đen mà có giá trị cao về văn hóa, tinh thần. Đây là một thú vui dân gian của người dân đất võ Bình...
-
- Lễ hội cầu ngư truyền thống 2012 tại Bình Định
(lehoi.org)- Từ 4 - 7/3 (tức từ 12 đến 15/2 Âm lịch), tại đền Nam Hải, ngư dân phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn đã khai mạc Lễ hội cầu ngư truyền thống năm 2012. Ngày chính lễ diễn...
- Lễ hội đâm Trâu tại Bình Định
(lehoi.org)- Hàng năm, từ tháng chạp đến tháng ba âm lịch, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh dân tộc Bana theo truyền thống mở lễ hội tạ ơn Giàng (Yang) là đấng thần linh tối...
- Hội xuân chợ Gò tại Bình Định
Hội Xuân chợ Gò ( thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, Bình Định) là một hội chợ lớn được tổ chức hằng năm vào ngày mùng một tết và là nơi vui chơi, cầu lộc của người dân trong ngày đầu năm mới...
- Sau 10 năm Lễ hội đâm trâu làng Tà Điệt (Bình Định) lại tổ chức
(lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 13 - 14/2 (tức ngày 30, mồng Một Tết Canh Dần), bắt đầu bằng những điệu múa truyền thống của người Bana hòa lẫn trong tiếng cồng chiêng rộn ràng giữa núi rừng đại ngàn Vĩnh...
- Bình Định sẽ tổ chức Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ 1
(lehoi.org) - Từ ngày 26 - 28/3, Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ I sẽ được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sự kiện này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương...
- Bình Định: Thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I
Vừa qua Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I. Lễ hội do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Lộc làm Trưởng ban. Ban...
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật và lễ hội năm 2011 tại Bình Định
(lehoi.org) - Vừa qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại tỉnh Bình Định đã ban hành công văn số 58 /SVHTTDL-VP, ngày 19 tháng 1 năm 2011 về việc “kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật...
- Sôi động lễ hội Cầu Ngư, Bình Định
(lehoi.org) - Ngày 20/3/2011 (tức ngày 16/2 âm lịch), Lễ hội Cầu Ngư đã diễn ra tại thôn Bình Thái, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (Bình Định) trong không khí náo nhiệt, tưng...
Ghi chú bài viết Độc đáo Lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2010, Bình Định
Từ khóa:
(lehoi.org) - Năm nay lễ hội Đô thị nước mặn diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến ngày 19/3. Trong những ngày diễn ra lễ hội, không chỉ riêng người dân của...