- Về đầu bài viết
- Ảnh: Nghi thức rước Ngư-Tiều-Canh-Mục góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đô thị cổ Nước Mặn.
- Ảnh: Tế lễ nghinh thần rước sắc tại chùa Ông.
- Ảnh: Đông đảo du khách về Chùa Bà dự Lễ hội đô thị Nước Mặn.
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Khôi phục lễ rước Ngư - Tiều - Canh - Mục tại Bình Định
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Khôi phục lễ rước Ngư - Tiều - Canh - Mục tại Bình Định
Từ khi Cảng thị Nước Mặn còn phồn vinh, đây là một lễ hội dân gian truyền thống và có quy mô lớn. Lễ hội tổ chức nhằm tôn vinh các nghề quan trọng của cha ông, là biểu tượng thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa các thương nhân, tộc người và các quốc gia đến giao thương, buôn bán.
Nghi thức rước Ngư-Tiều-Canh-Mục góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đô thị cổ Nước Mặn.
Điểm nổi bật của Lễ hội năm nay là việc khôi phục nghi thức rước biểu trưng Ngư - Tiều - Canh - Mục. Lễ hội Đô thị Nước Mặn trải qua thời gian dài đã có nhiều thay đổi, một số nghi thức và trò chơi dân gian cũng dần bị mai một. Vì thế việc khôi phục lại nghi thức rước có ý nghĩa góp phần gìn giữ lịch sử, lưu truyền giá trị văn hóa đô thị cổ Nước Mặn. Đặc biệt là phát huy nghệ thuật trình diễn nghi thức lễ tế, các trò chơi dân gian, hoạt động hội, những nét di sản văn hóa đặc sắc của Bình Định đang cần được trân trọng và gìn giữ.
Tế lễ nghinh thần rước sắc tại chùa Ông.
Một vị cao niên trong lễ hội chia sẻ, nghi thức rước biểu trưng Ngư - Tiều - Canh - Mục ông đã được nghe kể nhiều, nhưng cho đến năm nay mới được xem. Trong trang phục tượng trưng các dân tộc từng sinh sống ở đô thị Nước Mặn ngày xưa, đoàn rước xuất phát từ Chùa Bà với dàn nhạc, múa lân đi trước, đoàn người rước kiệu, lễ vật, cầm cờ, lọng đi sau. Đoàn rước lần lượt đi qua chùa Ông, miếu Ông Hổ, miếu Thành Hoàng, miếu Bà Hỏa tạo cho Lễ hội vẻ đẹp đầy sắc màu văn hóa truyền thống.
Đông đảo du khách về Chùa Bà dự Lễ hội đô thị Nước Mặn.
Ngoài ra, trong phần hội, các hoạt động thể thao như võ cổ truyền, múa lân, hội đánh bài chòi cổ, hát bội, trò chơi dân gian, … cũng góp phần làm cho Lễ hội thêm rộn ràng.
Được biết, Sở VHTTDL đã chọn Lễ hội Đô thị Nước Mặn để triển khai Dự án văn hóa phi vật thể năm 2013. Dự án được thực hiện nhằm góp phần gìn giữ, lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền, tạo nên bản sắc riêng trong đời sống tâm linh, văn hóa của người dân nơi đây./
Bài viết về Bình Định liên quan
- Tổ chức lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2014 tại Bình Định
(lehoi.org) - Ngày 2/3/2014 (tức ngày 2/2 âm lịch) hàng nghìn người dân đã tụ về chùa Bà, thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định để tham dự lễ hội...
- Độc đáo Lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2010, Bình Định
(lehoi.org) - Năm nay lễ hội Đô thị nước mặn diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến ngày 19/3. Trong những ngày diễn ra lễ hội, không chỉ riêng người dân của tỉnh Bình Định, mà còn có cả du khách ở các địa...
- Tưng bừng lễ hội Đô Thị Nước Mặn tại Bình Định
(lehoi.org)-Trong các ngày từ 21 đến 23/2 (tức 30 tháng giêng và mùng 1, 2 tháng 2 âm lịch), Lễ hội Đô Thị Nước Mặn đã diễn ra tưng bừng tại Chùa Bà thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy...
- Lễ hội Nước Mặn tại Bình Định
Lễ hội Nước Mặn ra đời cách đây gần 4 thế kỷ, là một trong những lễ hội cổ truyền ra đời sớm nhất và có quy mô lớn nhất ở tỉnh Bình Định. Khi cảng thị Nước Mặn bắt đầu thời kỳ phồn vinh, người Hoa từ...
-
- Lễ hội Tháp Đôi tỉnh Bình Định
Lễ hội Tháp Đôi là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của đất võ Bình Định. Lễ hội diễn ra tối mùng 2 Tết tại di tích Tháp Đôi, phường Đống Đa, Quy Nhơn. Du khách tham dự lễ hội được thưởng...
- Lễ hội chùa Ông Núi
Ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách gần xa nô nức đổ về chùa Ông Núi đi lễ, dâng hương, cầu phúc, cầu xin sức khỏe, tài lộc... Chùa Ông Núi rất linh thiêng nên...
- Lễ hội đua thuyền truyền thống sông Gò Bồ tỉnh Bình Định
Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Gò Bồ là nét văn hóa đặc trưng trong dịp tết đến xuân về của người dân đất võ Bình Định. Vào chiều mùng 2 Tết hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách tập trung...
- Lễ hội Đống Đa Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa Tây Sơn là nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ Bình Định. Hàng năm, vào ngày 4-5 tháng Giêng, người dân và du khách thập phương náo nức tham dự lễ hội tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn...
- Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định
Nghệ thuật Bài chòi là một sáng tạo độc đáo giữa trò chơi với âm nhạc dân gian, không hề mang tính đỏ đen mà có giá trị cao về văn hóa, tinh thần. Đây là một thú vui dân gian của người dân đất võ Bình...
-
- Lễ hội cầu ngư truyền thống 2012 tại Bình Định
(lehoi.org)- Từ 4 - 7/3 (tức từ 12 đến 15/2 Âm lịch), tại đền Nam Hải, ngư dân phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn đã khai mạc Lễ hội cầu ngư truyền thống năm 2012. Ngày chính lễ diễn...
- Lễ hội đâm Trâu tại Bình Định
(lehoi.org)- Hàng năm, từ tháng chạp đến tháng ba âm lịch, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh dân tộc Bana theo truyền thống mở lễ hội tạ ơn Giàng (Yang) là đấng thần linh tối...
- Hội xuân chợ Gò tại Bình Định
Hội Xuân chợ Gò ( thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, Bình Định) là một hội chợ lớn được tổ chức hằng năm vào ngày mùng một tết và là nơi vui chơi, cầu lộc của người dân trong ngày đầu năm mới...
- Sau 10 năm Lễ hội đâm trâu làng Tà Điệt (Bình Định) lại tổ chức
(lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 13 - 14/2 (tức ngày 30, mồng Một Tết Canh Dần), bắt đầu bằng những điệu múa truyền thống của người Bana hòa lẫn trong tiếng cồng chiêng rộn ràng giữa núi rừng đại ngàn Vĩnh...
- Bình Định sẽ tổ chức Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ 1
(lehoi.org) - Từ ngày 26 - 28/3, Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ I sẽ được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sự kiện này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương...
- Bình Định: Thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I
Vừa qua Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I. Lễ hội do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Lộc làm Trưởng ban. Ban...
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật và lễ hội năm 2011 tại Bình Định
(lehoi.org) - Vừa qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại tỉnh Bình Định đã ban hành công văn số 58 /SVHTTDL-VP, ngày 19 tháng 1 năm 2011 về việc “kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật...
- Sôi động lễ hội Cầu Ngư, Bình Định
(lehoi.org) - Ngày 20/3/2011 (tức ngày 16/2 âm lịch), Lễ hội Cầu Ngư đã diễn ra tại thôn Bình Thái, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (Bình Định) trong không khí náo nhiệt, tưng...
Ghi chú bài viết Khôi phục lễ rước Ngư - Tiều - Canh - Mục tại Bình Định
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội đô thị Nước Mặn- một trong những lễ hội dân gian tiêu biểu của Bình Định đã được tổ chức bài bản t ừ ngày 11-13/3 . Đặc biệt năm nay,...