Đảm bảo không gian cho hoạt động lễ hội ở các tỉnh thành phía Nam

Vào ngày 14 tháng 5, Viện Văn hóa Nghệ thuật VIệt Nam (Bộ VHTTDL) đã tổ chức hội thảo khoa học “Hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền ở các tỉnh thành phía Nam - Nghiên cứu trường hợp Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam”.
Lễ hội Bà Chúa Xứ, Châu Đốc, An Giang
Lễ hội Bà Chúa Xứ, Châu Đốc, An Giang

Lễ hội cổ truyền là một loại hình sinh hoạt cộng đồng đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa và xã hội Việt Nam. Ngoài việc lễ hội là nơi thu hút một số lượng lớn những người tới tham gia thì đó còn là nơi để lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Song bên cạnh đó lễ hội cũng chính là nơi nảy sinh rất nhiều vấn đề, hiện tượng tiêu cực, gây nhiều khó khăn trong việc quản lý và phát triển.

Có thể nói lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam là một trong những lễ hội điển hình tại khu vực miền Tây Nam Bộ nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Nếu khách quan mà nói, thì công tác quản lý, tổ chức lễ hội Bà Chúa Xứ đã được làm rất tốt. Tuy nhiên tình trạng chen lấn xô đẩy giữa các khách hành hương; nạn ăn xin; xe ôm, bán vé số chèo kéo các du khách thập phương; hệ thống hàng quán dịch vụ vẫn còn rất lộn xộn... Bên cạnh đó thì vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được đảm bảo. Đặc biệt, là việc đốt đồ vàng mã và thắp hương trong khu vực nội tự vẫn được diễn ra rất phổ biến. Một số đồ thờ tự bày trong di tích còn chưa phù hợp.

Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok
Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok

Đề cập đến vấn đề này, ông Hồ Viết Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã cho biết, những tồn tại đã nêu trên hiện đang được chính quyền địa phương xử lý một cách triệt để, mặt khác chính quyền địa phương cũng tăng cường công tác quản lý để đảm bảo an ninh trật tự, văn minh. Qua đó rút ra kinh nghiệm để lễ hội ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực hơn, góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển du lịch và dịch vụ tại địa phương.

Ngoài những tồn tại mang tính chất “khách quan” cũng cần phải thẳng thắn để thấy được rằng công tác quản lý, tổ chức lễ hội, quản lý tiền công đức... đang nảy sinh rất nhiều bất cập, hạn chế và tồn tại. Đó là nhận thức sai lệch về mục đích của việc tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là một nguồn lợi riêng, tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa các loại hình dịch vụ… đã làm giảm đi giá trị truyền thống của các lễ hội.

PGS.TS Trương Quốc Bình (Viện Văn hóa Nghệ thuật VN) đã cho rằng, hiện nay việc tổ chức lễ hội đang xuất hiện xu hướng nâng cấp các lễ hội lên một tầm cao hơn thành cấp khu vực và cấp quốc gia “thành cái gọi là Festival”. Việc áp đặt những suy nghĩ chủ quan, đưa các yếu tố hiện đại không phù hợp vào nội dung của các lễ hội dân gian, sự can thiệp quá sâu và cụ thể của các cấp chính quyền vào lễ hội đã dẫn đến hiện tượng đơn điệu hóa, trần tục hóa và thương mại hóa lễ hội…

Hiện nay cả nước đã có gần 8.000 lễ hội, 90% là các lễ hội dân gian. Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc, lại vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách nước ngoài. Do đó công tác kiểm tra, đánh giá thực trạng về lễ hội để nhằm phát huy những mặt tốt, khắc phục những hạn chế và tồn tại trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Qua đó làm cho lễ hội, di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn ngày càng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Theo ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh Thanh tra Bộ VHTTDL, hiện nay cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý việc tổ chức và quản lý lễ hội. Riêng đối với lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam cần phải sớm rà soát lại quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cho phù hợp hơn với quy mô. Bởi nếu như không sớm quy hoạch và điều chỉnh lại thì sẽ dẫn đến tình trạng quá tải không phục vụ tốt cho khách thập phương về với lễ hội.

Hội đình Bình Thủy tại Cần Thơ
Hội đình Bình Thủy tại Cần Thơ

Ông Trần Minh Chính, Phó cục trưởng phụ trách Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) đã cho rằng, hiện nay chúng ta đã có đầy đủ hành lang pháp lý trong việc quản lý, tổ chức và xử lý những vấn đề lệch lạc diễn ra  trong lễ hội. Vì vậy việc quy hoạch lại không gian của lễ hội mới chỉ có thể giải quyết được một số vấn đề, trong khi để đảm bảo được không gian lễ hội, đặc biệt là các lễ hội lớn có liên quan đến vấn đề quỹ đất. Thực tế hiện nay di tích Bà Chúa Xứ Núi Sam đang bị đô thị hóa và phố xá vây quanh… Không riêng gì di tích này mà các di tích khác cũng có không gian rộng lớn như Chùa Hương, Yên Tử cũng đã trở nên chật chội.

Bài viết về An Giang liên quan

  • Linh thiêng Lễ hội Bà Chúa Xứ, An GiangẢnh Linh thiêng Lễ hội Bà Chúa Xứ, An Giang
    (lehoi.org) - Nhân kỷ niệm 10 năm (2000-2010) Lễ hội vía Bà Chúa Xứ tỉnh An Giang đã được nâng lên thành lễ hội cấp Quốc gia. Ngày 4/6, L ễ hội Bà Chúa Xứ được Ủy ban nhân dân thị xã Châu...
  • Nhộn nhịp Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011Ảnh Nhộn nhịp Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011
    (lehoi.org) - Ngày 24/5, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2011 đã được tổ chức tại thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang thu hút hàng chục nghìn người dân từ các khắp các tỉnh thành trong cả nước...
  • Sôi động lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, An GiangẢnh Sôi động lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, An Giang
    (lehoi.org)- T ại phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2012 đang tưng bừng diễn ra. Như thông lệ, lễ hội sẽ diễn ra trong 5 ngày từ ngày...
  • Công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam năm 2013 tại An GiangẢnh Công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam năm 2013 tại An Giang
    (lehoi.org)- D iễn ra từ ngày 31/5 đến 5/6/2013 (tức ngày 22-27/4 âm lịch), Chương trình “Lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam năm 2013” được đầu tư công phu nhằm tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa...
  • Tưng bừng khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2013 tại An GiangẢnh Tưng bừng khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2013 tại An Giang
    (lehoi.org)- N gày 31/5 (tức ngày 23/4 âm lịch), Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2013 đã được khai mạc trọng thể tại Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc (An Giang). Lễ khai hội...
  • Lễ hội Bà Chúa Xứ tại An GiangẢnh Lễ hội Bà Chúa Xứ tại An Giang
    Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn được gọi là lễ Vía Bà) diễn ra hàng năm bắt đầu từ đêm ngày 23/4 đến 27/4 âm lịch. Tại Miếu Bà Chúa Xứ nằm ở phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế) của thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang...
  • Lễ túc yết tại An GiangẢnh Lễ túc yết tại An Giang
    Lễ Túc Yết (Túc trực - Yết kiến) vốn là nghi thức tế lễ trong cung đình được lưu truyền trong dân gian. Lễ Túc Yết được tổ chức vào 0h ngày 26/4, tiến hành theo trình tự: Dâng hương - chúc rượu - tiêm...
  • Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên TửẢnh Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên Tử
    Lễ hội hoa Anh Đào - Mai Vàng Yên Tử diễn ra trong dịp đầu xuân năm mới. Năm 2018, lễ hội diễn ra từ ngày 15 đến 23 tháng 3, tại Trung tâm tổ chức lễ hội và dịch vụ Yên Tử ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng...
  • Lễ hội đền Phủ Na tại Thanh HóaẢnh Lễ hội đền Phủ Na tại Thanh Hóa
    Hàng năm cứ đến ngoài mồng 2 tết, người dân trong vùng và du khách khắp nơi lại kéo nhau về đền Phủ Na để cầu điều may. Lễ hội đền Phủ Na thường kéo dài suốt tháng Giêng, tháng Hai và tháng Tám âm lịch...
  • Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An GiangẢnh Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An Giang
    Đại lễ Phật Giáo Hòa Hảo 18-5 tỉnh An Giang được tổ chức ngày 18/5 âm lịch để kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo (18/5/1939 năm Kỷ Mão). Cổng chào trước An Hòa Tự lộng lẫy...
  • Hội chùa Bối Khê tại Hà NộiẢnh Hội chùa Bối Khê tại Hà Nội
    Hội chùa Bối Khê được tổ chức ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Hội chùa Bối Khê là nơi kết nối cộng đồng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn...
  • Lễ hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng) của người KhmerẢnh Lễ hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng) của người Khmer
    Lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng là lễ hội truyền thống lâu đời của dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ cúng trăng được tổ chức vào ngày 15 tháng Ka-Đât theo lịch Khmer (tức ngày...
  • Lễ hội Đôn-taẢnh Lễ hội Đôn-ta
    Lễ hội Đôn-ta là một lễ hội truyền thống của người dân Khmer tại An Giang. Lễ hội này còn được xem là lễ cúng ông bà, có ý nghĩa tương tự lễ Vu Lan của người Việt Nam, hay còn được gọi là lễ "xá tội vong...
  • Lễ Hội Chol ChNam Thmay của người Khmer tại An GiangẢnh Lễ Hội Chol ChNam Thmay của người Khmer tại An Giang
    (lehoi.org)-Lễ hội Chôl Chnam Thmây còn được gọi là "Lễ chịu tuổi" hay "Tết năm mới" . Là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng Nam bộ, rất giống với tết Nguyên...
  • Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me tại An GiangẢnh Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me tại An Giang
    Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ - Me thường được tổ chức vào lễ "Đôn ta" (lễ cúng ông bà), từ ngày mồng 9 đến ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. "Đôn-ta" là một trong những lễ hội truyền thống lớn...
  • Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc KhmerẢnh Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer
    (lehoi.org)- Ngày 12/4, ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer năm 2015 đã được long trọng khai mạc tại chùa Mới, thuộc thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với nhiều hoạt động...
  • Sôi động Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ-Me, An GiangẢnh Sôi động Lễ hội đua bò của dân tộc Khơ-Me, An Giang
    (lehoi.org) - Hàng năm, cùng với niềm vui đón Tết Dolta, đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi lại háo hức chờ đợi “Lễ hội đua bò" mỗi khi nước lũ tràn về. Đây là một lễ hội mang đậm nét văn hóa...
  • Sửa đổi điều lệ tham gia Lễ hội đua bò Bảy Núi , An GiangẢnh Sửa đổi điều lệ tham gia Lễ hội đua bò Bảy Núi , An Giang
    (lehoi.org) - Tại trường đua chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) trong giải đua bò ngày 5-10-2010 vừa qua đã xảy ra sự cố. Nhiều “nài” bò tham gia giải đua không chịu...
  • An Giang sẽ tổ chức Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào Khmer Nam BộẢnh An Giang sẽ tổ chức Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào Khmer Nam Bộ
    (lehoi.org) - Dự kiến vào tháng 11/2011, Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ V - 2011 sẽ được tổ chức tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với chủ đề “VHTTDL...

Ghi chú bài viết Đảm bảo không gian cho hoạt động lễ hội ở các tỉnh thành phía Nam

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Đảm bảo không gian cho hoạt động lễ hội ở các tỉnh thành phía Nam, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Vào ngày 14 tháng 5, Viện Văn hóa Nghệ thuật VIệt Nam (Bộ VHTTDL) đã tổ chức hội thảo khoa học “Hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền ở các tỉnh thành...