- Về đầu bài viết
- Ảnh: Việc tổ chức lễ hội đã thu hút được hàng triệu lượt người tham gia và thăm quan du lịch Hòa Bình.
- Ảnh: Lễ hội cầu mưa của người Mường ở Hòa Bình
- Ảnh: Phục dựng Lễ hội Cau Mương của dân tộc Tày ở Hòa Bình
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Hòa Bình tổng kết công tác tổ chức lễ hội năm 2012
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Hòa Bình tổng kết công tác tổ chức lễ hội năm 2012
Theo báo cáo tổng kết, trong năm 2012 đã có 2 lễ hội xin ý kiến của UBND tỉnh cho phép phục dựng bằng nguồn ngân sách cấp huyện (lễ rước Bụt Khụ Dúng, Mường Động) và 2 lễ hội quy mô cấp huyện được duy trì tổ chức, 3 lễ hội do UBND các xã tổ chức. Các lễ hội này được thực hiện do kinh phí từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa. Ngoài ra còn nhiều lễ hội truyền thống khác ở các làng, bản có quy mô nhỏ, mang tính chất lễ nghi cho một cộng đồng.
Việc tổ chức lễ hội đã thu hút được hàng triệu lượt người tham gia và thăm quan du lịch Hòa Bình.
Trong quá trình tổ chức lễ hội, các địa phương đều tôn trọng theo truyền thống của các lễ hội theo 2 phần là phần lễ, phần hội. Các quy định về tổ chức lễ hội cũng được tuân thủ nghiêm ngặt, không có vi phạm lớn xảy ra. Cũng theo báo cáo, thời điểm tổ chức các lễ hội hầu hết vào dịp đầu xuân năm mới và các lễ hội thường diễn ra từ 1 - 3 ngày, chỉ có 2 lễ hội kéo dài từ 2 - 3 tháng do phải phụ thuộc vào khách hành hương là chùa Tiên (Lạc Thủy) và đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc). Việc tổ chức lễ hội đã thu hút được hàng triệu lượt người tham gia và thăm quan du lịch đến với Hòa Bình và thông qua đó đã góp phần duy trì truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Tuy nhiên, công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012 tại Hòa Bình vẫn còn nhiều hạn chế như các lễ hội trên địa bàn tỉnh quy mô nhỏ; thiếu kinh nghiệm tổ chức; chưa có quy hoạch cụ thể của tỉnh và của các địa phương. Các cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho lễ hội chưa đáp ứng nhu cầu và số lượng khách tham dự.
Lễ hội cầu mưa của người Mường ở Hòa Bình
Một số lễ hội được tổ chức còn mang nặng tính hình thức sân khấu hóa, hình thức vay mượn. Một số lễ hội có sự pha tạp giữa lễ hội này với lễ hội ở nơi khác và đang có chiều hướng gia tăng. Công tác tuyên truyền, quảng bá cho lễ hội chưa được quan tâm đúng mức. Công tác báo cáo của các địa phương về tổ chức lễ hội hàng năm thực hiện theo Quy chế lễ hội và Nghị định 103 của Chính phủ và Thông tư 04 của Bộ VH-TT&DL về quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa công cộng chưa được thực hiện nghiêm túc. Trong khi đó, kinh phí để tổ chức, phục dựng các lễ hội của địa phương còn hạn hẹp, công tác xã hội hóa trong tổ chức lễ hội còn hạn chế.
Bên cạnh đó, một số lễ hội truyền thống đã và đang bị mai một, trong đó điển hình như lễ hội cổ của đền Bờ (ở Cao Phong, Đà Bắc), đình Cổi (Lạc Sơn), Mường Thàng (Cao Phong), đình Ngòi (TPHB), Lế mừng xuân hạn khuống của dân tộc Tày. Các hệ thống luật tục, lễ thức tín ngưỡng của các dân tộc cũng đang dần bị mai một.
Phục dựng Lễ hội Cau Mương của dân tộc Tày ở Hòa Bình
Tại một số lễ hội vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực xuất hiện như: rút thẻ, bói toán, cúng thuê, cờ bạc trá hình, đốt đồ hàng mã, đặt quá nhiều hòm công đức gây mất mỹ quan, đặt lễ, đặt tiền giọt dầu tùy tiện và các tình trạng mất vệ sinh ATTP, chen lấn, xô đẩy, xả rác bừa bãi, nạn đeo bám khách du lịch… vẫn còn tồn tại.
Nhằm khắc phục những yếu kém, hạn chế trong tổ chức lễ hội, Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình sẽ lập đề án trình lên UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch lễ hội năm 2013 theo lộ trình lựa chọn các lễ hội tiêu biểu của các vùng và dân tộc mang tính tiêu biểu, đặc sắc, phân bổ theo thời gian hàng năm.
lehoi.info tổng hợp
Bài viết về Hoà Bình liên quan
- Hội hát Sắc bùa trong dịp Tết của người Mường
Hội hát Sắc bùa hay còn gọi là xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn nhất của người Mường thường diễn ra vào mùa xuân, đặc biệt là các ngày Tết. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa, phong tục không...
- Lễ hội khai mùa Mường Thàng tỉnh Hòa Bình
Lễ khai hạ Mường Thàng là tục lệ hàng năm của dân tộc Mường ở Cao Phong để cầu mùa và mở cửa rừng. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, khắp các bản Mường lại ngân vang tiếng chiêng khai hội, cầu một năm mưa thuận...
- Rộn ràng lễ hội Gầu Tào tại Hòa Bình
Lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh tín ngưỡng, phong tục tập quán...
- Lễ hội đền Chúa Thác Bờ ở Thung Nai - Hòa Bình
Lễ hội đền Chúa Thác Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, dòng người khắp bốn phương đổ về lễ tạ, hòa vào không khí náo nhiệt và vui tươi...
-
- Khám phá hội Xên Mường tại Mai Châu - Hòa Bình
Hội Xên Mường huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Hội thường mở vào mùa hoa ban nở, thể hiện ước vọng lớn lao của đồng bào nơi đây về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh...
- Hội chùa Tứ Pháp tại Hưng Yên
Hội chùa Tứ Pháp diễn ra hàng năm tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Chùa Pháp Vân còn có tên gọi khác là Thái...
- Lễ hội đình Trung tại Hòa Bình
Hàng năm, cứ đến giữa tháng 11, người dân trên mảnh đất giàu truyền thống anh hùng xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ hội tại đình Trung để tưởng nhớ công lao to lớn của 7 vị vua cha...
- Lễ cầu phúc Đình Cổi của người Mường ở Hòa Bình
Lễ cầu phúc Đình Cổi được Người Mường ở xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình duy trì qua nhiều thế hệ; giờ đây đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người dân nơi đây. Lễ cầu...
- Độc đáo lễ cầu phúc của người Thái ở Hòa Bình
Lễ cầu phúc là lễ hội tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ thần của người thái tại Mai Châu, Hòa Bình. Tháng 8 âm lịch hàng năm, vào lúc chuẩn bị cày vụ mùa mới, người Thái tổ chức lễ cầu phúc để cầu thần linh...
-
- Lễ hội rửa lá lúa của người Mường ở Hòa Bình
Lễ hội rửa lá lúa được người Mường tổ chức khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch tại xã Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ hội rửa lá lúa là phong tục đặc sắc, tưởng nhớ công ơn người mở đất cho...
- Lễ hội Cồng chiêng của người Mường ở Hòa Bình
Hằng năm cứ đến ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch, người Mường tại Hòa Bình lại nô nức kéo nhau về thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc để cùng nhau tổ chức và tham dự lễ hội cồng chiêng độc đáo được tổ chức...
- Lễ hội Chùa Tiên tại Hòa Bình
Chùa Tiên (Hòa Bình) là một địa chỉ du lịch ngày nay đã được nhiều người biết tới. Bởi nơi đây còn giữ được nhiều nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những động thạch...
- Lễ hội Khai hạ Mường Bi (lễ xuống đồng) tại Hòa Bình
Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Lễ hội xuống đồng) là lễ mở cửa rừng của người Mường ở Hòa Bình được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 8 tháng 1 Âm lịch với ý nghĩa năm mới cầu mong mùa màng thịnh vượng, may...
- Nhiều hoạt động kỷ niệm văn hóa ý nghĩa trong ngày Hội tại Hòa Bình
(lehoi.org) - Ngày 2/10, tại Sân vận động tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (1886-2011), 20 năm ngày tái lập tỉnh (1991-2011) và khai mạc Lễ hội văn hóa...
- Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi, Hòa Bình
(lehoi.org) - Ngày 21/2/2010 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là Lễ xuống đồng của người Mường Bi đã diễn ra tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Lễ...
Ghi chú bài viết Hòa Bình tổng kết công tác tổ chức lễ hội năm 2012
Từ khóa:
(lehoi.org) - Mới đây, Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo phòng VH-TT các huyện, thành phố tổng kết công tác tổ chức lễ hội năm 2012. Theo báo cáo tổng...