Lễ vía Quan Thánh Đế tại Cần Thơ
Theo sách xưa có ghi, trong quá trình người Hoa di cư sang nước ta họ đã gặp phải rất nhiều khó khăn vì những trận sóng to gió lớn trong suốt chuyến đi, cuộc sống bơ vơ, cơ cực nơi ở mảnh đất xa lạ. Người Hoa mang theo tín ngưỡng từ quê nhà và kết hợp với tín ngưỡng của người dân bản địa nơi họ sinh sống đã tạo nên đời sống tinh thần của họ càng thêm phong phú, tạo nên sự dung hợp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Hoa nơi đất Việt. Đời sống tâm linh của họ được thể hiện qua các Hội quán mà dân gian vẫn quen gọi là chùa Hoa. Hội quán là nơi sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của người Hoa xa quê đang sinh sống tại Việt Nam. Những điều thiêng liêng và cao quý, được tôn kính đều được họ đặt trong Hội quán. Tiêu biểu nhất phải kể đến là tín ngưỡng thờ Quan Công và Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Đặc biệt, Quan Công là một vị thần vẫn được người Hoa hết mực tôn kính về trung, hiếu, lễ, nghĩa, gắn liền với câu chuyện ông cùng Trương Phi và Lưu Bị kết duyên ở vườn đào. Họ tôn Quan Công là Quan Thánh Đế Quân và thờ phụng ông ở rất nhiều nơi.
Theo tục lệ, buổi lễ thường bắt đầu vào lúc 9 giờ, mọi thức ăn và đồ cúng đều được chuẩn từ trước và sẵn sàng cho giờ tế lễ. Đúng 9 giờ sáng, sau khi tiếng chuông chùa vang lên để báo hiệu đã đến giờ cử hành nghi lễ, tất cả mọi người (những người trong Ban trị sự và người có liên quan đến công việc bảo quản Hội quán) có khoảng 7- 8 người sẽ chọn ra một người làm chủ lễ, họ cùng tập trung và xếp hàng ngay ngắn trước chánh điện. Thức cúng đều được dọn sẵn ra một cái bàn đặt trước chánh điện. Lễ vật gồm: đặt chính giữa là 1 con heo quay, thân heo được trang trí trông rất đẹp mắt, trên lưng của con heo có cắm 1 con dao, với ngụ ý rằng mời các vị thần về dự lễ sẽ dùng dao xẻ thịt ăn. Bên phải đặt 1 con gà luộc, bên trái là 1 đĩa trái cây với nhiều loại quả như nho, chôm chôm, chuối,... phía trước là hai bình trà và vài cốc trà, rượu sẽ được đặt kề bên.
Khi mọi người cùng tề tựu xong, một hồi trống sẽ vang lên (người đánh trống phải thường là một cụ ông). Ông chủ lễ sẽ đọc bài văn tế thần bằng tiếng Hoa. Sau đó, một hồi trống nữa lại vang lên. Bài văn tế thần lại được đọc lại một lần nữa nhưng lần này sẽ thay tên vị thần cũ bằng vị thần đang được cúng, rồi mọi người cùng xá ba xá. Đọc văn tế xong sẽ châm trà rượu. Cứ như thế, nghi lễ sẽ diễn ra và các vị thần được cúng lần lượt là: Thần Tài, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phước Đức Chính Thần, Mã Tiền Tướng Quân, Phật Bà Quan Âm. Riêng Phật Bà Quan Âm thường được cúng bằng đồ chay, hay trái cây.
Lễ vía Quan Thánh Đế tại Cần Thơ
Lễ đã cử hành xong, người dân sẽ vào bếp phụ nấu ăn, người thì dọn bàn, người dọn ly để chuẩn bị đãi khách xem lễ. Lúc này khách lại tấp nập đến để thắp hương lên đèn ở Hội quán. Có người cúng bằng tiền, nếu số lượng ít thì bỏ luôn vào hùng phước thiện, còn nhiều thì nộp cho người tiếp nhận để ghi tên người cúng vào cuốn sổ công đức. Có người mang nhang khoanh đến cúng (loại nhang này có cọng nhỏ, uốn cong các vòng tròn từ nhỏ đến lớn). Một cụ bà sẽ dùng một cây để móc cuộn nhang treo lên trần nhà. Sau đó, bà sẽ đưa một cái cây bằng gỗ dài, ở trên có đặt một cây nến để khách đốt nhang của mình. Từ trên trần nhà, rất nhiều vòng nhang từ nhỏ đến lớn chụp xuống tạo thành khung cảnh tuyệt đẹp. Khói của nhang bay phảng phất, mùi thơm của hương tỏa ra tạo thành một bầu không khí huyền ảo nhưng cũng rất trang nghiêm.
Tất cả khách đến thắp hương cầu khấn đều được mời dùng bữa cơm thân mật hay nán lại uống ly trà, trò chuyện hỏi thăm dăm ba câu, tán chuyện thời sự, thế thái nhân tình...
Lễ vía Quan Thánh Đế Quân ở Cần Thơ là một lễ hội của người Hoa, mang đậm tính văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Nam, nhưng cũng mang nét văn hóa của người Việt trong đó.
Bài viết về Cần Thơ liên quan
- Ngày hội du lịch - Đêm Hoa Đăng Ninh Kiều
Ngày hội du lịch - Đêm Hoa Đăng Ninh Kiều tại Cần Thơ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017. Lễ hội này diễn ra từ ngày 19-21/08, tại thành phố Cần Thơ, với số lượng du khách lên tới hàng nghìn người...
- Lễ hội Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ
Hàng năm cứ vào ngày 29 tháng 8 đến ngày mùng 01 tháng 9 âm lịch, theo phong tục của đồng bào Khmer Nam bộ, bà con lại nô nức tổ chức lễ Sene Đolta hay gọi là lễ cúng ông bà. Lễ hội nhằm tưởng...
- Lễ hội Sinh vật cảnh & Thương mại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010.
(lehoi.org)- Việc tổ chức Lễ hội Sinh vật cảnh và Thương mại tại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010, không chỉ giúp cho các nghệ nhân tiếp cận được với thông tin, kinh nghiệm từ các nhà khoa học, các doanh...
- Đồng bào dân tộc Khmer đón “Lễ hội Sen Dolta” tại Cần Thơ
(lehoi.org) - Ngày 20/9/2011, đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ đã nô nức tổ chức Lễ hội Sen Dolta- lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm tại Cần Thơ . Hàng năm từ ngày rằm đến 30 tháng 8 âm lịch...
-
- Khai hội Kỳ Yên Thượng Điền tại Cần Thơ
(lehoi.org)- Tối ngày 2/5, Chương trình nghệ thuậ kỷ niệm 160 năm sắc phong đình Bình Thủy và khai hội Kỳ Yên Thượng Điền đã tưng bừng diễn ra tại sân đình Bình Thủy. Đình...
- Tổ chức Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ mừng Xuân Quý Tỵ tại Cần Thơ
(lehoi.org) - Ngày 2/2 tại khu ẩm thực nhà hàng Hoa Sứ, khu du lịch cồn Cái Khế, quận Ninh Kiều, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Cần Thơ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và...
- “Lễ hội Kỳ yên Thượng điền” tại Cần Thơ
(lehoi.org)- Từ ngày 21đên 23/5 (tức ngày 12 đến 14/4 âm lịch), Lễ hội Kỳ yên Thượng điền - một trong những lễ hội đình lớn nhất tại Cần Thơ và các tỉnh khu vực ĐBSCL đã được tổ chức long trọng...
- Lễ hội đình Bình Thủy tại Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có rất nhiều đình thần, trong có ngôi Đình Bình Thuỷ, hàng năm đình có hai kỳ lễ hội lớn được gắn liền với dấu ấn của ngành sản xuất nông nhiệp. Lễ Thượng điền là để cúng đất đai...
- Lễ Đấu đèn ở Chùa Ông tại Cần Thơ
Chùa Ông ở Cần Thơ còn được gọi với cái tên khác là Quảng Triệu Hội Quán. Là ngôi chùa có nhiều lễ hội lớn diễn ra trong năm, nhưng nổi bật nhất là ngày vía Quan Thánh Đế Quân diễn ra vào ngày 26...
-
- Lễ Kỳ Yên tại Cần Thơ
Tại Cần Thơ, các ngôi đình thường tổ chức lễ hội Kỳ Yên, có nơi cúng vào 3 ngày của giữa tháng Ba, tháng Tư âm lịch. Cũng có nơi lại cúng vào tháng Bảy âm lịch, như ngôi đình thần Vĩnh Trinh. Còn lễ Kỳ...
- Lễ Vu Lan tại Cần Thơ
Tháng 7 hàng năm, Lễ hội Vu Lan lại diễn ra tại nghĩa trang người Hoa ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 19 đến 29 tháng 7 âm lịch hàng năm, là một trong những lễ...
Ghi chú bài viết Lễ vía Quan Thánh Đế tại Cần Thơ
Từ khóa:
Hàng năm, cứ đến ngày 24 tháng 6 âm lịch người dân Cần Thơ lại rộn ràng mở hội lễ vía Quan Thánh Đế vào ngày vía. Các vị cao niên trong Ban trị sự chùa và...