Lễ Đấu đèn ở Chùa Ông tại Cần Thơ
Trong các ngày lễ vía, bà con người Hoa cùng người Việt ở địa phương đều hội tụ về tham dự rất đông, đã tạo nên một không khí ngày hội vô cùng sôi động và vui tươi. Người đi lễ đều ăn mặc rất chỉnh tề, thành kính dâng hương lên thần linh để thể hiện ước vọng bình an trong cuộc sống. Bên cạnh lễ chính, Ban trị sự của chùa còn tổ chức các hoạt động khác như: đấu giá đèn lồng, múa sư tử, múa rồng, múa lân, hội diễn văn nghệ... lại càng tạo nên không khí sinh hoạt văn hóa vui tươi, lành mạnh cho người dân trong địa phương và khách thập phương.
Đấu đèn là một trong những nghi thức cổ truyền, và là một nét văn hóa đặc trưng của người Hoa vẫn còn được lưu giữ và phát huy cho đến ngày nay. Lễ đấu đèn đã tồn tại từ lâu đời, đã được biết bao thế hệ người Hoa lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong nhiều thế kỷ qua. Tục đấu giá đèn lồng thường tổ chức không theo định kỳ, có khi 1 năm tổ chức, có khi 3 năm không tổ chức. Nhưng cũng có một số nơi tổ chức đấu giá đèn hằng năm. Tuy nhiên, tập tục này vẫn ít khi được tiến hành độc lập mà thường hay tổ chức theo một ngày lễ, hay ngày kỷ niệm nào đó.
Bên trong Chùa Ông rất cổ kính nhưng cũng rất trang nghiêm
Mục đích của việc đấu giá đèn lồng là để làm tăng thêm sinh khí của các ngày lễ hội, tạo nên sự vui tươi, tình đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng. Không những thế, nó còn mang một ý nghĩa to lớn hơn, đó là để từ thiện. Số tiền thu về từ cuộc đấu giá sẽ được dùng vào việc công đức như: xây trường học, giúp đỡ trẻ mồ côi cơ nhỡ, xây nghĩa trang... Vào ngày thành lập chùa, hội ngày vía Bà, vía Quan Thánh Đế Quân, ngày thành lập trường... đều tổ chức tục đấu giá đèn lồng. Người Hoa có cách làm đèn lồng rất đẹp, mỗi chiếc đèn lồng đều có tên riêng như: đèn Quan Thánh Đế, đèn Thiên Hậu Thánh Mẫu, đèn Phước Đức Chính Thần... Đèn cao chừng 60cm, chu vi đèn khoảng 40cm, thường là hình trụ có 6 mặt, mỗi mặt có một miếng kính, có vẽ hình ảnh phong cảnh, mai, điểu, núi sông, trúc, sen... và những câu chúc phúc được viết bằng chữ Hán như: “Hiệp gia bình an”, “Sinh ý hưng long”, “Tài lai lộc tấn”... Sáu góc đèn có hình sáu con rồng và được thếp vàng trông rất lộng lẫy, đầu 6 con rồng chầu vào nhau, 6 đuôi rồng thì hơi dang ra, tạo thành thế chân đèn, các cạnh của đèn đều treo tòong teng và các miếng ngọc bội màu xanh, có nơ màu đỏ, phía dưới treo một miếng thẻ bằng nhựa màu vàng có ghi tên từng loại đèn, chữ màu đỏ, phía trong đèn có gắn một bóng đèn tròn, khi đèn nóng lên thì lồng đèn sẽ tự động xoay. Người Hoa quan niệm rằng: đấu được đèn là một vinh dự lớn lao cho bản thân, cho gia đình và làng xóm. Người ta cũng tin rằng, khi đấu được đèn và rước đèn về nhà sẽ gặp được nhiều may mắn, bình an, và làm ăn thuận lợi, phát đạt...
Đấu giá đèn lồng luôn là sự kiện sau cùng của lễ hội. Khi các nghi thức của ngày lễ được cử hành xong là cuộc đấu giá đèn lồng bắt đầu. Mọi người tập trung ở chính diện của hội quán. Tất cả các đèn lồng đều được treo lên trần theo thứ tự giá khởi điểm từ thấp đến cao. Tùy theo địa phương thờ vị thần nào là chính thì giá của đèn lồng mang tên vị thần đó sẽ cao. Ngoài ra, cũng tùy thuộc vào tâm lý của từng người. Người nào thích vị thần nào thì cho giá đèn đó cao để quyết tâm đấu được. Đa phần chiếc đèn mang tên Quan Thánh Đế Quân là có giá cao nhất.
Giờ đấu đèn đến. Người trong hội quán của địa phương bước lên bục, giới thiệu dẫn chương trình bằng tiếng Hoa và tiếng Việt về mục đích, ý nghĩa của việc đấu đèn, cách thức đấu đèn. Người trong Ban Trị sự của Hội quán đứng ra điều khiển buổi đấu giá. Từng loại đèn được đọc tên, nêu giá khởi điểm. Một người nữa đứng kế bên, chờ đếm số lần định giá. Mọi người bàn tán xôn xao, xầm xì to nhỏ khi người điều khiển cho biết giá, mọi người hớn hở reo hò, những cánh tay nối nhau giơ lên... Cứ thế, giá mỗi chiếc đèn ngày càng được tăng cao cho đến khi không còn ai trả hơn thì chiếc đèn đó thuộc sở hữu của người đặt giá cao nhất.
Người dân đến thắp hương cầu khấn tại Chùa Ông
Thông thường, những người tham dự đấu giá đèn là người đại diện cho một tập thể, đại diện cho cơ quan cấp tỉnh, một xóm, hay một phường... Người chiến thắng trong cuộc đấu giá sẽ được mời lên phía trên để nhận đèn một cách trang trọng, còn được xướng tên họ, quê quán và đại diện cho tổ chức, địa phương nào, đơn vị nào..., và người trao đèn thường là khách mời từ các ban, ngành, các đoàn thể hay chính quyền địa phương... Nghi thức trao đèn diễn ra cũng rất long trọng với không khí sôi động bởi tiếng vỗ tay tán thưởng, tiếng hò reo của mọi người. Cứ như thế, buổi lễ sẽ diễn ra cho đến khi đấu giá xong chiếc đèn cuối cùng. Trong buổi đấu giá đèn cũng có các tiết mục văn nghệ được biểu diễn xen kẻ để tăng thêm phần hào hứng và cho không khí buổi lễ. Và cũng là để cho những cá nhân, đơn vị đã thua cuộc ở các lần đấu trước củng cố lại niềm tin và có thể thắng cuộc ở những lần đấu giá sau.
Buổi lễ đấu giá kết thúc. Tổng kết lại số tiền thu lại từ buổi đấu giá và ban tổ chức sẽ thông báo số tiền đó, sau đó sẽ sử dụng số tiền này vào những việc có ý nghĩa cho xã hội, hay hỗ trợ cho các đơn vị và cá nhân nào đó.
Người đấu được đèn thường không mang đèn về nhà ngay, và cũng không cần phải trả tiền liền, mà họ sẽ gởi lại ban tổ chức. Người ta sẽ ghi họ tên, địa chỉ của người đó và cho xe chở đèn đến tận nhà của người đó rồi mới thu tiền. Nếu đèn thuộc về cá nhân, đơn vị nào cũng sẽ được treo trang trọng ngay giữa nhà hoặc tại một nơi tôn nghiêm nào đó, nhằm phô diễn sự may mắn, vinh hoa, thành đạt...
Không chỉ là lễ hội man tính tâm linh, lễ hội ở chùa Ông còn là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa lành mạnh, đã giữ gìn và phát triển nét đẹp của nền nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Bài viết về Cần Thơ liên quan
- Ngày hội du lịch - Đêm Hoa Đăng Ninh Kiều
Ngày hội du lịch - Đêm Hoa Đăng Ninh Kiều tại Cần Thơ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017. Lễ hội này diễn ra từ ngày 19-21/08, tại thành phố Cần Thơ, với số lượng du khách lên tới hàng nghìn người...
- Lễ hội Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ
Hàng năm cứ vào ngày 29 tháng 8 đến ngày mùng 01 tháng 9 âm lịch, theo phong tục của đồng bào Khmer Nam bộ, bà con lại nô nức tổ chức lễ Sene Đolta hay gọi là lễ cúng ông bà. Lễ hội nhằm tưởng...
- Lễ hội Sinh vật cảnh & Thương mại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010.
(lehoi.org)- Việc tổ chức Lễ hội Sinh vật cảnh và Thương mại tại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010, không chỉ giúp cho các nghệ nhân tiếp cận được với thông tin, kinh nghiệm từ các nhà khoa học, các doanh...
- Đồng bào dân tộc Khmer đón “Lễ hội Sen Dolta” tại Cần Thơ
(lehoi.org) - Ngày 20/9/2011, đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ đã nô nức tổ chức Lễ hội Sen Dolta- lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm tại Cần Thơ . Hàng năm từ ngày rằm đến 30 tháng 8 âm lịch...
-
- Khai hội Kỳ Yên Thượng Điền tại Cần Thơ
(lehoi.org)- Tối ngày 2/5, Chương trình nghệ thuậ kỷ niệm 160 năm sắc phong đình Bình Thủy và khai hội Kỳ Yên Thượng Điền đã tưng bừng diễn ra tại sân đình Bình Thủy. Đình...
- Tổ chức Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ mừng Xuân Quý Tỵ tại Cần Thơ
(lehoi.org) - Ngày 2/2 tại khu ẩm thực nhà hàng Hoa Sứ, khu du lịch cồn Cái Khế, quận Ninh Kiều, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Cần Thơ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và...
- “Lễ hội Kỳ yên Thượng điền” tại Cần Thơ
(lehoi.org)- Từ ngày 21đên 23/5 (tức ngày 12 đến 14/4 âm lịch), Lễ hội Kỳ yên Thượng điền - một trong những lễ hội đình lớn nhất tại Cần Thơ và các tỉnh khu vực ĐBSCL đã được tổ chức long trọng...
- Lễ hội đình Bình Thủy tại Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có rất nhiều đình thần, trong có ngôi Đình Bình Thuỷ, hàng năm đình có hai kỳ lễ hội lớn được gắn liền với dấu ấn của ngành sản xuất nông nhiệp. Lễ Thượng điền là để cúng đất đai...
- Lễ Kỳ Yên tại Cần Thơ
Tại Cần Thơ, các ngôi đình thường tổ chức lễ hội Kỳ Yên, có nơi cúng vào 3 ngày của giữa tháng Ba, tháng Tư âm lịch. Cũng có nơi lại cúng vào tháng Bảy âm lịch, như ngôi đình thần Vĩnh Trinh. Còn lễ Kỳ...
-
- Lễ vía Quan Thánh Đế tại Cần Thơ
Hàng năm, cứ đến ngày 24 tháng 6 âm lịch người dân Cần Thơ lại rộn ràng mở hội lễ vía Quan Thánh Đế vào ngày vía. Các vị cao niên trong Ban trị sự chùa và đông đảo người Hoa sinh sống ở địa phương sẽ...
- Lễ Vu Lan tại Cần Thơ
Tháng 7 hàng năm, Lễ hội Vu Lan lại diễn ra tại nghĩa trang người Hoa ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 19 đến 29 tháng 7 âm lịch hàng năm, là một trong những lễ...
Ghi chú bài viết Lễ Đấu đèn ở Chùa Ông tại Cần Thơ
Từ khóa:
Chùa Ông ở Cần Thơ còn được gọi với cái tên khác là Quảng Triệu Hội Quán. Là ngôi chùa có nhiều lễ hội lớn diễn ra trong năm, nhưng nổi bật nhất là ngày...