Hội Trò Trám tại Phú Thọ
Mở đầu lễ hội là lễ mật, còn được gọi là lễ “linh tinh tình phộc”. Sau lễ tế (thường được bắt đầu vào lúc 23 giờ kém ngày 11 tháng giêng) do 13 bô lão ở trong làng thực hiện, đúng giờ Tý (0h) cụ từ miếu Trò thắp hương và rước nõ, rước nường - 2 vật biểu thị cho 2 giới tính nữ và nam (được làm bằng gỗ mít và sơn son đỏ) thờ trên ban Thượng miếu Trò xuống và trao cho 1 đôi nam nữ đã được chọn từ trước.
Linh tinh tình phộc – thời điểm quan trọng nhất của lễ hội Trò Trám
Nam thì đóng khố, cởi trần, đầu chít khăn đỏ và cầm nõ; còn nữ thì mặc yếm, váy ngắn thâm, đầu vấn khăn và cầm nường. Sau khi làm lễ khấn thần miếu xong, cụ từ xin âm dương rồi hô khẩu lệnh: Linh tinh tình phộc! (hô 3 lần). Lúc này, tất cả đèn, nến ở trong và ngoài miếu đều phải tắt hết. Sau mỗi một câu khẩu lệnh: “Linh tinh tình phộc”, đôi nam nữ cầm “nõ, nường” làm các thao tác hoạt động tính giao. Mỗi lần 2 vật âm dương chạm vào nhau, chiêng trống lại nổi lên, dân làng đứng xung quanh miếu lại reo hò vui vẻ - không khí tĩnh mịch giữa đêm khuya được sống dậy tưng bừng.
Sau lễ “Linh tinh tình phộc”, còn có trò “Rước lúa thần” được tổ chức hết sức long trọng vào sáng ngày 12 tháng giêng. Lúa thần là những bông lúa thật to và thật mẩy, lá lúa thì được tượng trưng bằng lá mía được đặt trên hương án kiệu, giữa có cắm một gióng mía to, đã róc vỏ. Trò “Rước lúa”, ngoài mục đích cầu mong cho mùa màng tươi tốt còn là sự ngợi ca lòng biết ơn của dân làng đối với các vị vua Hùng - những người đã truyền dạy cho người dân nghề trồng lúa nước.
Hội trình nghề "tứ dân chi nghiệp"
Phần sau cùng của Trò Trám đó là hội trình nghề “tứ dân chi nghiệp” (sĩ, nông, công, thương) hay còn được gọi là trò “Bách nghệ khôi hài”. Nói là “tứ dân” nhưng thực ra thì có rất nhiều nghề. Họ diễn trò ở tại sân miếu rồi kéo ra các đường làng. Ở Trò Trám không có những trò đề cao tài trí và đề cao tinh thần thượng võ... mà chỉ có những trò (và những lời ca) vui nhộn và thậm chí rất tục, mang tính hài hước, mua vui, nhưng rất gần gũi với sinh hoạt đời thường (bởi vậy những trò này còn được gọi là trò “nhây nhả”). Truyền thuyết cho rằng “tứ dân chi nghiệp” đã xuất hiện từ lâu nhằm tiến cúng tổ Hùng Vương và thần Tản Viên đã có công lao dạy cho người dân Lạc Việt các nghề nông và thủ công từ thuở dựng nước. Để tỏ lòng biết ơn, hằng năm, người dân mở hội trình với thần linh các nghề nghiệp của làng, cầu mong được phù hộ. Dần dần, có sự phân biệt giữa các giới và các ngành; trò trình 4 nghề nghiệp chính: Sĩ, nông, công, thương. Trong ngày hội “bách nghệ khôi hài”, các nhân vật công diễn các vai thợ cấy, thợ cày, thợ gặt, thợ mạ, thợ mộc, người chăn tằm, người dệt vải, thầy thuốc, thầy đồ, thầy cúng, người đi buôn, đi câu, đi bắt cá,… với những động tác và ngôn ngữ gây cười cho dân làng. “Bách nghệ khôi hài” là một ngày hội tự do, chỉ tuân thủ các nghi thức cần thiết khi hành lễ, còn các trò chơi đều do quần chúng tham gia tự phát. Do đó, nó có những màn hoạt cảnh, mang nhiều các yếu tố của sân khấu dân gian. Bổ sung cho các động tác là những lời ca, những lời ca ngoa dụ, phong phú, đầy ẩn ý, vừa được nâng cao về mặt nghệ thuật, lại vừa giữ tính chất hài hước; luôn gợi mở sự liên tưởng, tục nhưng thanh…
Diễn xướng trong lễ hội Trò Trám
Trước kia do định kiến cho rằng màn “linh tinh tình phộc” tục tĩu nên suốt 1 thời gian dài mấy chục năm sau cách mạng tháng 8 nó đã bị cấm cửa, không được diễn mặc cho mỗi độ tiết mưa phùn đầu xuân, dân Tứ Xã lại tha thiết nhớ về hội vui thủa nào. Đến năm 2001, khi miếu Trò được xây dựng lại, thì những người xóm Trám thật vô cùng hãnh diện. Miếu Trò, nơi diễn ra trò Trò, từ đó hằng năm đã trở thành trung tâm lễ hội của người Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ; trở thành một nét đẹp riêng có của lễ hội vùng đất Tổ.
lehoi.info tổng hợp
Bài viết về Phú Thọ liên quan
- Khai hội Trò Trám tại Phú Thọ
(lehoi.org)- Trong hai ngày 1,2/3 tức ngày 11, 12 tháng Giêng năm Ất Mùi, lễ hội Trò Trám (còn được gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc” đã được tổ chức tại xã Tứ Xã...
- Hàng nghìn người tham gia lễ hội Trò Trám, Phú Thọ
Hàng ngàn người dân quanh vùng và khách thập phương đã nô nức tìm về xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) để tận mắt chứng kiến lễ hội Trò Trám hay còn gọi là "Linh tinh tình...
- Đặc sắc tại lễ hội Trò Trám, Phú Thọ
(lehoi.org) - Trong ba ngày từ 23 - 25/2/2010 (tức 10 - 12 tháng giêng năm Canh Dần) đã diễn ra lễ hội Trò Trám tại khu vực Miếu Trò xã Tứ Xã - huyện Lâm Thao . Lễ hội Trò Trám là hoạt động...
- Trò Trám - lễ hội độc đáo có một không hai tại Phú Thọ
Hàng nghìn người dân xã Tứ Xã và các vùng lân cận đã đổ về xem lễ hội Trò Trám - lễ hội độc đáo của người dân xóm Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội được tổ chức vào đêm ngày 11...
-
- Hàng vạn du khách đội mưa khai hội Đền Hùng
Sáng ngày 25/4/2018 (tức ngày 10/3 âm lịch) lễ hội Đền Hùng bước vào ngày hội chính thức. Mặc dù thời tiết xấu đã được dự báo từ trước nhưng nhiều du khách vẫn không quản ngại đường xá xa xôi, sẵn sàng...
- Hỗn loạn hàng trăm thanh niên giẫm đạp cướp phết Hiền Quan lấy may
Chiều 28/2/2018 (tức 13 tháng Giêng) diễn ra hội phết Hiền Quan tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Hàng trăm trai làng lội bùn, giằng xé, giẫm đạp lên nhau để cướp phết gây ra cảnh hỗn loạn...
- Vây kín miếu Đụ Đị xem lễ hội Tình Phộc ở Phú Thọ
Vào đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ diễn ra lễ hội "Linh tinh tình phộc" hay còn gọi là "Lễ hội Trò Trám". Điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của người...
- Hàng trăm người dân Phú Thọ hò hét bắt lợn ông Cầu lấy may đầu xuân 2018
Sáng ngày 20/2, tức mùng 5 Tết Nguyên đán 2018, người dân làng Hà Thạch (Phú Thọ) náo nhiệt tổ chức Lễ hội bắt lợn Ông Cầu trong không khí ngày xuân vui tươi, phấn khởi. Thanh niên trai tráng tham...
- Hội vật đuổi giải đình Vĩnh Mỗ tại Phú Thọ
Hội vật đuổi giải đình Vĩnh Mộ tổ chức ngày 7-11/1 âm lịch tại thôn Vĩnh Tề, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Hội đình Vĩnh Mộ nhằm tưởng nhớ công ơn Thành hoàng làng. Hội vật đuổi giải...
-
- Hội bắt lợn Ông Cầu tại Phú Thọ
Hội bắt lợn Ông Cầu là lễ hội cổ truyền độc đáo của người dân Hà Thạch. Hôi bắt lợn Ông Cầu tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ thời kỳ đầu dựng nước. Hội bắt Ông Cầu truyền thống...
- Hội Hà Thạch tại Phú Thọ
Hàng năm, dân làng Hà Thạch tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, lớn nhất là lễ chém lợn ngày 5/1 âm lịch và lễ cầu truyền thống ngày 10/10 âm lịch. Hội Hà Thạch được tổ chức trang nghiêm theo nghi thức...
- Hội chùa Thắm tại Phú Thọ
Hội chùa Thắm được tổ chức ngày 5/5 âm lịch hàng năm tại xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm của hội chùa Thắm có lễ dâng cúng Bà Chúa mở cửa rừng. Hội chùa Thắm dâng lễ Bà Chúa mở cửa rừng...
- Hội đình Cả tại Phú Thọ
Vào dịp đầu xuân năm mới hàng năm, người dân và du khách thập phương về tham dự hội đình Cả, thôn Phương Xá, xã Phương Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ được hòa mình vào không khí náo nhiệt trong lễ rước voi...
- Hội đình làng Lâu Thượng tại Phú Thọ
Hội đình làng Lâu Thượng là một trong những lễ hội truyền thống từ xa xưa nhưng đã bị mai một và thất truyền từ hơn 60 năm qua, đến năm 2010 mới được phục dựng lại. Đình làng Lâu Thượng nơi diễn ra lễ...
- Lễ rước ông Khiu bà Khiu tại Phú Thọ
Lễ rước ông Khiu bà Khiu (hay còn gọi lễ cầu mùa) được tổ chức ngày 4/1 âm lịch tại xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ rước ông Khiu, bà Khiu là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa...
- Lễ hội Xuống đồng ở Mường Cúc - Phú Thọ
Lễ hội Xuống đồng Mường Cúc là một lễ hội truyền thống của người Mường ở xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ được tổ chức vào ngày mùng 7, 8 tháng giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, bà con...
- Lễ hội rước voi Đào Xá - Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất tổ giàu truyền thống lịch sử với kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, đa dạng. Trong đó, lễ hội chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh vùng đất tổ...
- Long trọng khai mạc Lễ hội đền Hùng 2011 tại Phú Thọ
(lehoi.org)- Ngày 8/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, trong không khí trang nghiêm, thành kính tri ân, đại diện UBND tỉnh Phú Thọ và nhân dân địa phương cùng...
- Nhiều tỉnh, thành trong cả nước tổ chức giỗ Tổ 10/3
(lehoi.org)- Cùng với các hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương, tại Phú Thọ, ngày 12-4 (tức ngày 10 tháng 3 âm lịch), nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức dâng hương tưởng niệm các...
Ghi chú bài viết Hội Trò Trám tại Phú Thọ
Từ khóa:
(lehoi.org)- Hội Trám có lẽ là một lễ hội duy nhất mang đậm màu sắc phồn thực và đề cao tính dục của những người dân vùng đồng bằng Bắc bộ, là nơi vốn mang...