Hội Phết Hiền Quan tại Phú Thọ
(lehoi.info)- Hội Phết Hiền Quan là một lễ hội dân gian được tổ chức vào ngày 12 và ngày 13 tháng Giêng âm lịch, tại xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ,
Tương truyền vào năm 16 tuổi Thiều Hoa đến tu tại chùa Phúc Thánh- Hiền Quan. Nghe tin Trưng Trắc dấy binh khởi nghĩa, Thiều hoa đã tập hợp được đội quân 500 người, hàng ngày luyện tập võ nghệ, chơi trò đánh phết, phóng lao, rồi về Hát Môn tụ nghĩa. đứng dưới cờ của Hai Bà Trưng và được Trưng Trắc phong làm “Đông cung tướng quân” lĩnh ấn tiên phong về Luy Lâu đánh Tô Định.
Bình xong giặc, vua Trưng phong thưởng các tướng, Thiều Hoa không nhận quân chức ở triều và xin được về bản xã. Trưng Vương đã ban cho xã Song Quan (Hiền Quan ngày nay) làm thực ấp. Một năm sau thì Thiều Hoa mất, nhân dân đã lập miếu thờ và Trưng Vương ban cho sắc phong là “Phụ quốc công chúa”. Ngày 12 và ngày 13 tháng giêng, nhân dân trong vùng lại tổ chức Hội Phết để tưởng nhớ tới công đức của bà.
Hình ảnh chuẩn bị cho lễ hội cướp Phết
Lễ Hội phết Hiền Quan gồm có 4 phần đó là: Rước kiệu, tế lễ, kéo quân và đánh Phết. Lễ rước kiệu được tiến hành từ buổi chiều ngày 12 tháng giêng. Trên kiệu là các sắc phong, bài vị, quả Phết và quả Chúi được cất giữ trong cung cấm của Đình làng từ ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch. Kiệu được khiêng từ Đình ra Đền do các binh sĩ mình mặc áo giáp hộ tống. Sau lễ rước kiệu là đến phần tế lễ. Tham gia tế lễ là một ông Tiên Chỉ và các bậc trưởng lão ở trong làng. Người đọc văn tế là ông bàn thượng, nội dung các bản văn tế được viết trong các sắc phong. Lễ “Khẩn tấu” do ông Tiên Chỉ đọc mong cuộc sống an bình cho tất cả mọi người sau đó là lễ dâng xôi, dâng gà và dâng bánh chưng, bánh dày lên các bậc Thánh hiền. Sau 3 tuần rượu tế là đến lễ kéo quân. Trước lễ kéo quân, đoàn binh sĩ cùng chầu trước cửa Đền để nghe chỉ dụ sau đó làm chia 2 ngả miệng hô vang cả 1 góc trời.
Lễ kéo quân được chia làm 2 đoàn, mỗi đoàn có từ 100 người đến 200 người tham gia. Đi đầu mỗi đoàn là một ông trưởng lão râu tóc bạc phơ, mình quấn khố vàng và đầu chít khăn đỏ tay cầm cờ nheo miệng hô vang, biểu thị sự oai phong của đoàn quân, tiếp đó là đội trống cái, đội trống con gõ theo nhịp phách. Đoàn binh sĩ nam có, nữ có mình mặc áo giáp vàng, đầu đội nón lá và chân quấn xà cạp đeo dày mũi hài tay cầm long đao cờ xuý. Khi đoàn quân gặp nhau thì các binh sĩ tha hồ tranh cướp cờ, tranh cướp long đao. Đoàn nào cướp được nhiều thì coi như đoàn đó thắng rồi lại trở về chầu ở trước sân đền để nhận chỉ. Cứ như vậy, lễ kéo quân được diễn đi diễn lại 3 vòng rồi lại tề tựu giữa sân Đền cùng hò reo vui mừng chiến thắng. Khi lễ kéo quân kết thúc thì cũng là lúc bắt đầu lễ ném Phết.
6 quả Phết được bày tại đền thờ Thiều Hoa Công Chúa
Lễ ném Phết hay còn được gọi là hò Phết diễn ra ở tại một địa điểm đã được quy định trước. Trong lúc 2 đoàn làm lễ kéo quân thì ở tại đền thờ vẫn diễn ra các tuần cúng bái. Các lão bàn thượng khẩn dụ khi nào đủ 3 tuần rượu thì cũng là lúc 2 cánh quân kéo về tới sân Đền. Không gian lễ hội sôi động và huyên náo hẳn lên. Ông Tiên Chỉ “con cả vua” thay mặt cho muôn dân đọc bài hò Phết sau đó ra bãi ném Phết cho muôn dân tranh cướp. Mỗi Hội Phết thường chỉ ném 3 quả Chúi và 6 quả Phết. Tục truyền rằng, nếu chẳng may ai đó bị quả Phết hay quả Chúi rơi vào đầu thì chỉ cần đưa vào cung cấm của Đền để cầu cúng là tai qua nạn khỏi, còn ai đó mà may mắn cướp được quả Phết, quả Chúi thì năm đó họ và gia đình cùng thôn xóm gặp được nhiều may mắn. Chính bởi điều thần bí này mà mỗi khi ông Tiên Chỉ mang quả Phết và quả Chúi ra là có hàng trăm, hàng ngàn người xô vào tranh cướp, đến lúc quả phết được một ai đó cướp được chạy ra khỏi bãi ném Phết mà không có một ai đuổi theo thì Quả Phết tiếp theo sẽ lại được ném ra. Nói về quả Phết và quả Chúi: Quả Phết và quả Chúi thường được làm bằng gốc tre già hoặc gỗ thành ngạnh khô. Quả Chúi nhỏ hơn, đường kính từ 4cm đến 5cm, quả Phết có đường kính từ 6cm đến 7cm. Hàng năm để chuẩn bị cho Hội Phết, Ban bàn thượng phân công cho 1 xóm phải lo đủ 3 quả Chúi và 6 quả Phết. Quả Phết, quả Chúi được đẽo tròn và sơn son thiếp vàng chờ đến ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch thắp hương tại bàn thờ tổ tiên sau đó đem ra Đình giao cho làng. Ban bàn thượng làm lễ cúng tế sau đó cất giữ ở tại Hậu cung Đình làng chờ đến ngày 11 tháng giêng thì rước ra Đền để cầu cúng rồi giao cho ông Tiên Chỉ ( là người được tôn là con trưởng bà Thiệu Hoa)
Cảnh thanh niên trong làng đua nhau cướp Phết
Ngoài phần cướp Phết, lễ hội còn tổ chức các cuộc thi dân gian như làm bánh dầy, nấu cơm, nhưng phần cướp phết là phần vui và cũng quyết liệt nhất
Việc tổ chức lễ hội Phết Hiền Quan hàng năm là để nhân dân ôn lại truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của các dân tộc Việt Nam.
Bài viết về Phú Thọ liên quan
- Hỗn loạn hàng trăm thanh niên giẫm đạp cướp phết Hiền Quan lấy may
Chiều 28/2/2018 (tức 13 tháng Giêng) diễn ra hội phết Hiền Quan tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Hàng trăm trai làng lội bùn, giằng xé, giẫm đạp lên nhau để cướp phết gây ra cảnh hỗn loạn...
- Sôi động Hội phết Hiền Quan tại Phú Thọ
(lehoi.org) - Đây là lễ hội truyền thống hàng năm của xã Hiền Quan, huyện Tam Nông nhằm tưởng nhớ Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng đã có công đánh đuổi...
- Hàng vạn du khách đội mưa khai hội Đền Hùng
Sáng ngày 25/4/2018 (tức ngày 10/3 âm lịch) lễ hội Đền Hùng bước vào ngày hội chính thức. Mặc dù thời tiết xấu đã được dự báo từ trước nhưng nhiều du khách vẫn không quản ngại đường xá xa xôi, sẵn sàng...
- Vây kín miếu Đụ Đị xem lễ hội Tình Phộc ở Phú Thọ
Vào đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ diễn ra lễ hội "Linh tinh tình phộc" hay còn gọi là "Lễ hội Trò Trám". Điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của người...
-
- Hàng trăm người dân Phú Thọ hò hét bắt lợn ông Cầu lấy may đầu xuân 2018
Sáng ngày 20/2, tức mùng 5 Tết Nguyên đán 2018, người dân làng Hà Thạch (Phú Thọ) náo nhiệt tổ chức Lễ hội bắt lợn Ông Cầu trong không khí ngày xuân vui tươi, phấn khởi. Thanh niên trai tráng tham...
- Hội vật đuổi giải đình Vĩnh Mỗ tại Phú Thọ
Hội vật đuổi giải đình Vĩnh Mộ tổ chức ngày 7-11/1 âm lịch tại thôn Vĩnh Tề, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Hội đình Vĩnh Mộ nhằm tưởng nhớ công ơn Thành hoàng làng. Hội vật đuổi giải...
- Hội bắt lợn Ông Cầu tại Phú Thọ
Hội bắt lợn Ông Cầu là lễ hội cổ truyền độc đáo của người dân Hà Thạch. Hôi bắt lợn Ông Cầu tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ thời kỳ đầu dựng nước. Hội bắt Ông Cầu truyền thống...
- Hội Hà Thạch tại Phú Thọ
Hàng năm, dân làng Hà Thạch tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, lớn nhất là lễ chém lợn ngày 5/1 âm lịch và lễ cầu truyền thống ngày 10/10 âm lịch. Hội Hà Thạch được tổ chức trang nghiêm theo nghi thức...
- Hội chùa Thắm tại Phú Thọ
Hội chùa Thắm được tổ chức ngày 5/5 âm lịch hàng năm tại xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm của hội chùa Thắm có lễ dâng cúng Bà Chúa mở cửa rừng. Hội chùa Thắm dâng lễ Bà Chúa mở cửa rừng...
-
- Hội đình Cả tại Phú Thọ
Vào dịp đầu xuân năm mới hàng năm, người dân và du khách thập phương về tham dự hội đình Cả, thôn Phương Xá, xã Phương Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ được hòa mình vào không khí náo nhiệt trong lễ rước voi...
- Hội đình làng Lâu Thượng tại Phú Thọ
Hội đình làng Lâu Thượng là một trong những lễ hội truyền thống từ xa xưa nhưng đã bị mai một và thất truyền từ hơn 60 năm qua, đến năm 2010 mới được phục dựng lại. Đình làng Lâu Thượng nơi diễn ra lễ...
- Lễ rước ông Khiu bà Khiu tại Phú Thọ
Lễ rước ông Khiu bà Khiu (hay còn gọi lễ cầu mùa) được tổ chức ngày 4/1 âm lịch tại xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ rước ông Khiu, bà Khiu là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa...
- Lễ hội Xuống đồng ở Mường Cúc - Phú Thọ
Lễ hội Xuống đồng Mường Cúc là một lễ hội truyền thống của người Mường ở xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ được tổ chức vào ngày mùng 7, 8 tháng giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, bà con...
- Lễ hội rước voi Đào Xá - Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất tổ giàu truyền thống lịch sử với kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, đa dạng. Trong đó, lễ hội chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh vùng đất tổ...
- Long trọng khai mạc Lễ hội đền Hùng 2011 tại Phú Thọ
(lehoi.org)- Ngày 8/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, trong không khí trang nghiêm, thành kính tri ân, đại diện UBND tỉnh Phú Thọ và nhân dân địa phương cùng...
- Nhiều tỉnh, thành trong cả nước tổ chức giỗ Tổ 10/3
(lehoi.org)- Cùng với các hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương, tại Phú Thọ, ngày 12-4 (tức ngày 10 tháng 3 âm lịch), nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức dâng hương tưởng niệm các...
Ghi chú bài viết Hội Phết Hiền Quan tại Phú Thọ
Từ khóa:
(lehoi.org)- Hội Phết Hiền Quan là một lễ hội dân gian được tổ chức vào ngày 12 và ngày 13 tháng Giêng âm lịch, tại xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ, Lễ hội...