Lễ khai ấn đền Trần tại Nam Định
Lễ khai ấn là một tập tục ra đời từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho các quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn đã bị gián đoạn cho tới năm 1262 và được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.
Thiên Trường không phải là Kinh đô nước Việt nhưng gắn liền với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, Thăng Long đã thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một "Thủ đô kháng chiến" theo như cách gọi hiện đại để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường... Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là "Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng...".
Trải qua bao thế kỷ, ấn cũ đã không còn. Vào năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ được khắc là "Trần triều chi bảo", ấn mới được khắc là "Trần triều điển cố" để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô cương". Và từ đây, Lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất và Tiên tổ để thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Và cũng là "tín hiệu nhắc nhở" chấm dứt những ngày Tết và thực sự bắt tay vào công việc.
Ở tại đền Cố Trạch các bô lão tề tựu đông đủ để lễ đức Thánh Trần, sau đó là tham dự buổi lễ khai ấn đầu năm.
Hòm ấn được đặt trang trọng ở trên ban thờ, trong hòm có 2 con dấu. Quả nhỏ trên mặt có khắc hai chữ “ Trần Miếu”, quả lớn có khắc những chữ: “ Trần Triều Tự Điển, Tứ phúc vô cương” theo kiểu chữ triện. Đúng giờ tý (12 giờ đêm) thì buổi lễ bắt đầu một cụ cao niên nhất đứng ra thay mặt dân làng để làm lễ. Tiếp đó người rước hòm ấn đi theo nhịp trống, nhịp chiêng cùng ánh đèn, nến, tiến sang đền Thiên Trường và tiếp tục làm lễ, cuối cùng là tổ chức đóng dấu son đỏ trên các tờ giấy vàng chia phát cho những người tham gia dự tại buổi lễ, chia về treo tại nhà để cầu phúc, cầu may và tránh mọi hoạn nạn rủi ro trong năm.
Lễ khai ấn tại đền Cố Trạch và Thiên Trường hàng năm vẫn được dân làng Tức Mạc duy trì cho đến ngày nay, xong về hình thức nghi lễ này có đơn giản hơn trước đây.
Sau lễ khai ấn đầu năm ở tại đền Cố Trạch và Thiên Trường còn có lễ hội lớn được mở vào dịp từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Cũng giống như những lễ hội khác nó bao gồm các nghi lễ và sinh hoạt văn hoá dân gian từ thời xa xưa nghi lễ ở đây diễn ra với các lễ rước từ khác đền chùa xung quanh về làm lễ dâng hương và tế tự ở đền Thiên Trường nơi thờ 14 vị vua Trần và đền Cố Trạch nơi thờ Trần Hưng Đạo. Các đám rước gồm có: bát kiệu, cờ, kiệu long đình và đội trống nhạc lễ cùng đông đủ các bô lão và người dân các làng xung quanh đến tham dự. Khi đám rước về đến đền thi nghi lễ được diễn ra. Trước đây chỉ có lễ chứ không có hội, nhưng những năm gần đây do nhận thức được tầm quan trọng của các di tích, các cơ quan văn hoá, kết hợp với các cấp cơ quan chính quyền ở địa phương với chỉ đạo nghi lễ, với sinh hoạt văn hoá tổ chức thành lễ hội lớn lễ hội đền Trần và lễ hội Trần Hưng Đạo.
Lễ dâng hương với nghi thức 14 cô gái đồng trinh đội 14 mâm hoa sau khi làm lễ ở ngoài sân theo tiếng nhạc lễ đi thẳng vào trong đền dâng lên trước ngai thờ của 14 vị vua sau lễ dâng hương và lễ đại tế của các bô lão trong làng nhằm diễn tả lại những nghi thức của triều đình phong kiến thời xưa, sau lễ tế ở đền Thiên Trường là đến lễ tế ở đền Cố Trạch.
Màn múa Sư tử trong lễ khai ân
Sau phần lễ là đến phần hội với các sinh hoạt văn hoá khá phong phú và độc đáo như hội diễn võ củ ba thế hệ (ông, cha và con) ở tại sân đền Thiên Trường còn diễn ra cuộc đấu vật, múa sư tử, múa rồng…hội chọi gà, chơi đu, ném vòng cổ chai, chơi cờ thẻ… Đặc biệt múa bài Bông một điệu múa mừng chiến thắng của quân dân ở thời Trần. Tương truyền do thái sư Trần Quang Khải sáng tác và dạy cho các ca vũ ở cung đình. Sau này những người dân Phường Bông (Mỹ Trung) vốn thời xưa là phương múa hát phục vụ cung đình, tập luyện các điệu múa này và trình diễn trong các dịp lễ hội đền Trần. Ngoài lễ hội lớn tháng 8 âm lịch hàng năm đúng vào ngày kỵ Trần Hưng Đạo tại đền Cố Trạch còn có những ngày kỵ giỗ khác như ngày giỗ của thân Phụ Vương Mẫu và các con các lão tướng Trần Hưng Đạo.
Màn múa lân trong lễ khai ấn Đền Trần
Tất cả các nghi lễ ở tại di tích đền Trần từ lâu đã lưu giữ được các phong tục cổ truyền của dân tộc ta và phần nào tái hiện được một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc, nội dung lịch sử được thể hiện sống động và sâu sắc nó nuôi dưỡng bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm, tâm thức uống nước nhớ nguồn của mỗi con người Việt Nam./.
Bài viết về Nam Định liên quan
- Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, đêm 5/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về dự Lễ hội khai ấn đền Trần. Năm nay cũng là năm đầu tiên lễ hội...
- Lễ hội Đền Trần tại Nam Định
(lehoi.org) - Không biết là từ bao giờ mà câu ca "Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ" lại luôn vương vấn trong tâm thức của mỗi một người dân đất Việt giống như một lời nhắc nhở đê...
- Gần 20 vạn người tham gia lễ hội khai ấn Đền Trần, Nam Định 2010
(lehoi.org) - Nhiều người tin rằng, sẽ được vạn sự như ý khi có được "ấn vua ban". Chính vì niềm tin này, lễ khai ấn đền Trần luôn thu hút được đông đảo người dân về tham dự. Năm nào cũng vậy,...
- Nhiều điểm mới trong lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) năm 2011
Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) năm 2011 sẽ chính thức khai mạc vào 22 giờ 30 ngày 16/2 (tức 14/1 âm lịch). Trong lễ hội năm nay, Ban tổ chức dự kiến sẽ truyền hình trực tiếp nghi lễ dâng hương...
-
- Sẵn sàng cho lễ khai ấn Đền Trần 2011 tại Nam Định
(lehoi.org) - Lễ khai ấn tại đền Trần, phường Lộc Vượng, TP Nam Định sẽ diễn ra vào ngày 16-2 (tức 14 tháng Giêng Tân Mão) lúc 22h30 . Lượng khách tham gia dự lễ ước tính khoảng...
- Sẽ không còn cảnh tranh giành ấn trong lễ khai ấn đền Trần tại Nam Định
(lehoi.org) - Trong lễ phát ấn đền Trần Nam Định diễn ra hàng năm, trước tình trạng chen lấn, xô đẩy, gây nhiều bức xúc cho dư luận cả nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và tỉnh Nam Định...
- Toạ đàm lấy ý kiến xây dựng mô hình mới cho Lễ hội đền Trần- Nam Định
(lehoi.org) - Tại Hà Nội vào ngày 20/5 vừa qua đã diễn ra Cuộc tọa đàm trưng cầu ý kiến các phóng viên chuyên về văn hóa, đặc biệt thường xuyên viết về các lễ hội, trong đó tâm điểm là Lễ hội Đền Trần...
- Hội thảo đi tìm mô hình thích hợp cho lễ hội đền Trần
Lễ hội đền Trần (Nam Định) là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước và là điểm “nóng” gần đây thường được nhắc đến bởi sự quá tải, chen lấn, buôn bán ấn tràn lan… gây bức xúc trong dư luận và du khách...
- Thông tin về việc phát ấn Đền Trần tại Nam Định
(lehoi.org)- Ngày 7/10, trong buổi giao ban với báo chí về tình hình 9 tháng đầu năm của Bộ, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Ông Tô Văn Động - người phát ngôn của Bộ khẳng định, chủ trương...
-
- Công bố thời điểm phát ấn đền Trần năm 2012
Theo thông tin từ BTC, ấn đền Trần năm nay sẽ được phát cho nhân dân và du khách thập phương từ 7h sáng ngày 15 đến hết tháng Giêng năm Nhâm Thìn và mỗi người chỉ được phát tối đa 2 ấn với sự kiểm soát...
- Lễ khai ấn đền Trần 2012: Chỉ phát tối đa 2 ấn/người
Chiều 17-1, UBND TP Nam Định đã tổ chức họp báo về Lễ khai ấn đền Trần năm 2012 với nội dung thông báo năm nay BTC chỉ phát tối đa 2 ấn/người và không phát ấn vào đêm khai hội mà chuyển sang 7h sáng hôm...
- Sẵn sàng cho Lễ khai ấn đền Trần 2012
(lehoi.org)- Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là Lễ Khai Ấn đền Trần ở Nam Định chính thức bắt đầu. Tính đến thời điểm hiện tại, BTC đã gần như hoàn tất các công tác chuẩn bị cho ngày lễ...
- Lễ Khai ấn đền Trần năm 2012: Không còn cảnh chen lấn cướp ấn
(lehoi.org)-Đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng năm 2012, lễ Khai ấn đền Trần tại Nam Định đã diễn ra theo nghi thức truyền thống. Hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về lễ hội...
- Công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần 2013.
(lehoi.org) - Mới đây, UBND t ỉnh Nam Định vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần Xuân Quý Tỵ 2013 với các nội dung như thời gian, địa điểm tổ chức, số lượng ấn, các nghi...
- 50 vạn cánh ấn chuẩn bị cho Lễ hội đền Trần Nam Định 2013
(lehoi.org) - Nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và khách thập phương trong dịp lễ phát ấn đền Trần năm nay, Ban tổ chức Lễ hội dự kiến sẽ chuẩn bị 50 vạn cánh ấn, tăng gấp đôi so với...
- Tăng cường chuẩn bị cho lễ Khai ấn Đền Trần xuân Quý Tỵ 2013 tại Nam Định
(lehoi.org) - Lễ hội Khai ấn Đền Trần Nam Định năm 2013 dự kiến sẽ thu hút hàng trăm nghìn người tham dự. UBND thành phố Nam Định và các đơn vị chức năng hiện đã và đang tăng cường công tác chuẩn bị...
- Khai mạc Lễ khai ấn đền Trần Nam Định năm 2013
(lehoi.org) - V ào đêm 23/2 (tức đêm 14 tháng Giêng Âm lịch), Lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định năm 2013 đã chính thức khai mạc. Tham dự lễ hội có sự góp mặt của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn...
- Điểm mới trong Lễ Khai ấn Đền Trần 2014
(lehoi.org)- BTC Lễ Khai ấn Đền Trần 2014 cho biết trong lễ hội năm nay sẽ phục dựng lại lễ rước Nước và tế Cá truyền thống. Lễ khai ấn Đền Trần là một lễ hội đầu xuân mang đậm nét sinh hoạt văn...
- Hàng vạn người đến tham dự Lễ Khai ấn đền Trần
(lehoi.org)- Đêm 13/2 rạng sáng ngày 14/2 (tức đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng Giêng), Lễ khai ấn đền Trần năm 2014 đã chính thức khai mạc tại đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Tham...
- Phục dựng nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ tại Lễ khai ấn Đền Trần 2015
(lehoi.org) - Ngày 1/3/2015 (tức ngày 11 tháng Giêng năm Ất Mùi), nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ (rước chân nhang của Vua Trần Nhân Tông) từ chùa Phổ Minh sang đền Thiên Trường đã được phục dựng lại một cách...
- Tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự tại lễ hội Khai ấn Đền Trần
(lehoi.org)- Năm nay, TP Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới, cải cách về các khâu tổ chức lễ hội để đảm bảo lễ hội Khai ấn Đền Trần năm 2015 diễn ra an toàn, văn minh và không xảy ra các tai...
- Khai mạc Lễ khai ấn Đền Trần xuân 2015 ở Nam Định
(lehoi.org)- Đên 4/3 (tức 14 tháng Giêng), Lễ khai ấn Đền Trần 2015 đã chính thức khai mạc tại đền Thiên Trường thuộc Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam...
- Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định
Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ...
- Lễ hội Đền An Lá tại Nam Định
Lễ hội Đền An Lá diễn ra vào tháng Ba âm lịch hàng năm, tại Đền An Lá thuộc xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là một lễ hội nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của tướng quân Nguyễn Tấn. Cứ...
- Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lần
Đến hẹn lại lên, lễ hội chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) được tổ chức vào đêm mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Dù trời mưa phùn, giá rét nhưng hàng vạn người vẫn đội mưa tham gia phiên chợ Viềng độc đáo "mua...
- Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam Định
Hội đền Cổ Trạch diễn ra từ ngày 18-20/8 âm lịch hàng năm tại xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội đền Cổ Trạch bao gồm phần tế lễ, dâng hương và trẩy hội. Đền Cổ Trạch là đền cổ của xã...
- Hội đền Đông Cao tại Nam Định
Hội đền Đông Cao diễn ra ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại làng Đông Cao, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh. Hội đền Đông Cao có nghi lễ đặc biệt là lễ rước kiệu Mỵ Châu đến yết kiến và tạ tội...
- Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)
Hội Chùa Lương diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định. Hội là dịp người dân nơi đây bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Trần Vũ, Hoàng Gia, Vũ Chi và...
- Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định
Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định diễn ra vào ngày 20 tháng 8 hàng năm, tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đền Bảo Lộc trước kia còn có tên là An Lạc, tọa lạc tại làng Bảo Lộc, thuộc tổng Bữu Bị...
- Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm. Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến...
- Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam Định
Hội làng Cao Đài diễn ra tại làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Hàng năm, vào ngày 22 tháng 7 âm lịch, dân làng Cao Đài tổ chức lễ hội tưng bừng và uy nghi để tưởng niệm ngày húy...
- Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam Định
Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 hằng năm tại Khu Di tích Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm ôn lại truyền thống "Uống nước...
- Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam Định
Hằng năm cứ đến ngày 1/11 âm lịch, hàng nghìn người con dòng tộc họ Trần lại cùng đổ về Đền Hạ Mã (Mỹ Lộc, Nam Định) để dâng hương tưởng niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua...
- Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam Định
Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm tại đền Ninh Xá, xã Yên Ninh huyện Ý Yên tỉnh Nam Định để tưởng nhớ ông tổ nghề mộc Ninh Hữu...
- Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam...
- Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
(lehoi.org)- Hôm nay 21/4 tức ngày mùng 3/3 âm lịch, lễ hội Phủ Dầy năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định Lễ hội Phủ Dầy được...
Ghi chú bài viết Lễ khai ấn đền Trần tại Nam Định
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ khai ấn đền Trần diễn ra vào giữa đêm ngày 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng âm lịch, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, thành...