Hội thảo đi tìm mô hình thích hợp cho lễ hội đền Trần

Lễ hội đền Trần (Nam Định) là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước và là điểm “nóng” gần đây thường được nhắc đến bởi sự quá tải, chen lấn, buôn bán ấn tràn lan… gây bức xúc trong dư luận và du khách.

Để tìm ra một mô hình quản lý lễ hội vừa khoa học, vừa đáp ứng được nhu cầu tâm linh của nhân dân, một “Hội nghị Diên hồng” do các nhà quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu văn hóa, khoa học, khảo cổ học và cộng đồng cư dân địa phương vừa được UBND tỉnh Nam Định, Sở VH,TT&DL Nam Định, Viện Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (thuộc Bộ VH,TT&DL) phối hợp tổ chức. Đó là Hội thảo: “Mô hình tổ chức, quản lý lễ hội đền Trần năm 2012” diễn ra ngày 18/7 mới đây tại Nam Định.

Cần tìm phương án thích hợp cho Lễ khai Ấn đền Trần để đảm bảo được những giá trị nhân văn, ý nghĩa lịch sử và văn hóa của lễ hội này.
Cần tìm phương án thích hợp cho Lễ khai Ấn đền Trần để đảm bảo được những giá trị nhân văn, ý nghĩa lịch sử và văn hóa của lễ hội này.

Đền Trần ở xã Lộc Vượng, TP Nam Định từ lâu đã được người dân cả nước biết đến bởi Lễ hội Khai ấn đầu Xuân diễn ra vào đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Những năm gần đây, lễ hội Khai ấn đền Trần đã được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo khách thập phương đến tham dự. Chỉ tính riêng trong hai năm 2010, 2011, trung bình mỗi năm lễ hội này thu hút trên 10 vạn lượt khách. Sự phát triển cả về quy mô và số lượng người tham dự trong một không gian chật hẹp của khu di tích cùng với cách tổ chức lễ hội còn mang đậm tư duy quản lý văn hóa thời bao cấp đã gây nên sự quá tải cho lễ hội, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, thậm chí là các tệ nạn. Do vậy, việc tìm tòi, đổi mới mô hình tổ chức, quản lý lễ hội đền Trần đang được đặt ra một cách cấp bách.

Tại hội thảo “Mô hình tổ chức, quản lý lễ hội đền Trần năm 2012”, Viện VHNT đã đưa ra 2 phương án (tức 2 mô hình) tổ chức lễ hội đền Trần với những ưu, nhược điểm của từng phương án để các đại biểu tham gia thảo luận.

Phương án thứ nhất: Lễ hội đền Trần sẽ chỉ khai Ấn mà không tổ chức phát Ấn rộng rãi cho du khách. Với phương án này, BTC sẽ khắc phục được ngay lập tức các hiện tượng tiêu cực của mùa lễ hội cũ như tập trung quá đông vào một thời điểm gây chen lấn, lộn xộn, thương mại hóa và nguy cơ mất an toàn cao, chi phí thấp hơn, giảm tải cho BTC… Tuy nhiên, hạn chế của nó là sẽ thu hút ít người hơn, có thể vấp phải sự phản đối của cộng đồng và nguy cơ xuất hiện những luồng phát Ấn ngầm…

Tình trạng chen lấn, xô đẩy, buôn bán ấn ở chợ đen vẫn diễn ra trong các năm trước tại Lễ hội đền Trần.
Tình trạng chen lấn, xô đẩy, buôn bán ấn ở chợ đen vẫn diễn ra trong các năm trước tại Lễ hội đền Trần.

Phương án thứ 2 là vẫn tổ chức khai Ấn như thường lệ, nhưng lùi lại thời gian phát ấn vào sáng ngày hôm sau và kéo dài thời gian phát ấn trong 2-3 ngày, trên cơ sở thực hiện thật tốt các vấn đề bảo vệ an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường. Với phương án này, lễ hội sẽ vẫn tiếp tục thu hút được đông đảo du khách, cân bằng được các lợi ích, tuy nhiên có nhược điểm là đã can thiệp vào tính thiêng liêng của nghi lễ…

Sau khi các phương án được đưa ra, tại hội thảo đã xuất hiện nhiều luồng ý kiến khác nhau. Cụ Trần Quốc Văn, 80 tuổi, đại diện cho các cụ cao niên thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng (TP Nam Định) cho biết: “Lễ khai Ấn là nét đẹp văn hóa tâm linh, là phong tục tập quán tín ngưỡng truyền thống lâu đời của địa phương. Do vậy, nếu làm đảo lộn tín ngưỡng cũng có nghĩa là đi ngược lại với lịch sử phát triển văn hóa”. Cụ Trần Quốc Văn cũng đề nghị cần giữ nguyên Lễ khai Ấn theo tục lệ cổ và tổ chức theo nghi lễ truyền thống, không nên thay đổi. Nếu khai Ấn xong nhưng để đến hôm sau mới phát thì sẽ càng thêm phức tạp, bởi du khách phải ở lại quá lâu, việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông sẽ phức tạp hơn mà tình trạng chen lấn xô đẩy khi vào dự lễ, nhận ấn vẫn khó tránh khỏi. TS.Trần Mạnh Quảng, Chủ tịch Hội đồng Trần tộc cũng cho rằng, không nên thay đổi giờ phát Ấn vì đó là truyền thống của lịch sử.

Tuy nhiên, đại đa số ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đều nghiêng về phương án 2, đó là vẫn tổ chức lễ khai Ấn đúng nghi lễ truyền thống, nhưng lùi thời gian phát Ấn vào những ngày sau đó để tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy.

PGS.TS Trần Đức Minh, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Nam Định cho biết, ngày nay, Lễ hội đền Trần từ một lễ hội trang trọng, mang tính giáo dục, nhân văn và có yếu tố văn hóa tâm linh cao đang bị biến tướng, thương mại hóa, thiếu tuyên truyền, quảng bá một cách bài bản cho du khách. Theo ông Minh, đối với lễ hội này nên tránh cách hành xử kiểu cái gì không quản lý được thì cấm, mà nên tìm giải pháp làm sao để quản lý và tổ chức hợp lý lễ hội, kết hợp được lễ hội nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc với quảng bá du lịch, để vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vừa thỏa mãn ước muốn hưởng thụ văn hóa tâm linh của nhân dân. Ông Minh cũng cho rằng, sau khi khai Ấn đêm 14 chỉ nên phát ấn tượng trưng. Còn số Ấn phát đại trà cho nhân dân thì nên rải ra và thực hiện vào những số ngày sau đó.

Sẽ phát ấn vào sáng ngày hôm sau để tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy trong đêm Khai ấn
Sẽ phát ấn vào sáng ngày hôm sau để tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy trong đêm Khai ấn

GS. Trần Lâm Biền (thuộc Bộ VH,TT&DL) cũng cho rằng, việc phát ấn là không thể phá bỏ, vì nó nằm trong yêu cầu của một bộ phận đông đảo quần chúng, nhưng vấn đề đặt ra là cần giải quyết như thế nào. Theo ông Biền, việc phát Ấn không nhất thiết phải tập trung vào ngày 14, mà có thể kéo dài ra trong những ngày sau. 

Còn TS. Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH,TT&DL) khẳng định, lễ khai Ấn đền Trần là một nghi lễ do cộng đồng sáng tạo ra, là một biểu hiện văn hóa có giá trị từ lâu đời của dân tộc. Chính vì thế chúng ta phải có trách nhiệm tôn trọng và gìn giữ. Bà Lý cho rằng, nên tăng cường việc thông tin, tuyên truyền, giới thiệu giá trị đích thực của di sản để mọi người không ngộ nhận, hiểu nhầm. Đồng thời cần phải trao quyền lại cho cộng đồng, để cộng đồng tự thực hành và tổ chức các nghi thức, không nên mở rộng quy mô, không nên gắn cho nó quá nhiều ý nghĩa và có thể không cần phát Ấn đại trà như bây giờ.

Kết luận tại hội thảo, ông Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện VHNT khẳng định, việc chọn mô hình phù hợp cho Lễ hội đền Trần Nam Định là một công việc khó khăn, cần có lộ trình xây dựng đề án cẩn trọng với sự tiếp cận và nhìn nhận từ phương pháp văn hóa học. Trên tinh thần tiếp nhận chủ trương của Bộ, BTC sẽ tiếp tục tổ chức khai Ấn theo nghi lễ truyền thống, tuy nhiên việc phát Ấn sẽ được tính toán kỹ lưỡng để rút kinh nghiệm, từ đó đưa ra một mô hình tổ chức lễ hội đền Trần hợp lý cho năm 2012 và những năm tiếp theo.

Bài viết về Nam Định liên quan

  • Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012Ảnh Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012
    (lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, đêm 5/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về dự Lễ hội khai ấn đền Trần. Năm nay cũng là năm đầu tiên lễ hội...
  • Lễ hội Đền Trần tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Đền Trần tại Nam Định
    (lehoi.org) - Không biết là từ bao giờ mà câu ca "Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ" lại luôn vương vấn trong tâm thức của mỗi một người dân đất Việt giống như một lời nhắc nhở đê...
  • Gần 20 vạn người tham gia lễ hội khai ấn Đền Trần, Nam Định 2010Ảnh Gần 20 vạn người tham gia lễ hội khai ấn Đền Trần, Nam Định 2010
    (lehoi.org) - Nhiều người tin rằng, sẽ được vạn sự như ý khi có được "ấn vua ban". Chính vì niềm tin này, lễ khai ấn đền Trần luôn thu hút được đông đảo người dân về tham dự. Năm nào cũng vậy,...
  • Nhiều điểm mới trong lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) năm 2011Ảnh Nhiều điểm mới trong lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) năm 2011
    Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) năm 2011 sẽ chính thức khai mạc vào 22 giờ 30 ngày 16/2 (tức 14/1 âm lịch). Trong lễ hội năm nay, Ban tổ chức dự kiến sẽ truyền hình trực tiếp nghi lễ dâng hương...
  • Sẵn sàng cho lễ khai ấn Đền Trần 2011 tại Nam ĐịnhẢnh Sẵn sàng cho lễ khai ấn Đền Trần 2011 tại Nam Định
    (lehoi.org) - Lễ khai ấn tại đền Trần, phường Lộc Vượng, TP Nam Định sẽ diễn ra vào ngày 16-2 (tức 14 tháng Giêng Tân Mão) lúc 22h30 . Lượng khách tham gia dự lễ ước tính khoảng...
  • Sẽ không còn cảnh tranh giành ấn trong lễ khai ấn đền Trần tại Nam ĐịnhẢnh Sẽ không còn cảnh tranh giành ấn trong lễ khai ấn đền Trần tại Nam Định
    (lehoi.org) - Trong lễ phát ấn đền Trần Nam Định diễn ra hàng năm, trước tình trạng chen lấn, xô đẩy, gây nhiều bức xúc cho dư luận cả nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và tỉnh Nam Định...
  • Toạ đàm lấy ý kiến xây dựng mô hình mới cho Lễ hội đền Trần- Nam ĐịnhẢnh Toạ đàm lấy ý kiến xây dựng mô hình mới cho Lễ hội đền Trần- Nam Định
    (lehoi.org) - Tại Hà Nội vào ngày 20/5 vừa qua đã diễn ra Cuộc tọa đàm trưng cầu ý kiến các phóng viên chuyên về văn hóa, đặc biệt thường xuyên viết về các lễ hội, trong đó tâm điểm là Lễ hội Đền Trần...
  • Thông tin về việc phát ấn Đền Trần tại Nam ĐịnhẢnh Thông tin về việc phát ấn Đền Trần tại Nam Định
    (lehoi.org)- Ngày 7/10, trong buổi giao ban với báo chí về tình hình 9 tháng đầu năm của Bộ, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Ông Tô Văn Động - người phát ngôn của Bộ khẳng định, chủ trương...
  • Công bố thời điểm phát ấn đền Trần năm 2012Ảnh Công bố thời điểm phát ấn đền Trần năm 2012
    Theo thông tin từ BTC, ấn đền Trần năm nay sẽ được phát cho nhân dân và du khách thập phương từ 7h sáng ngày 15 đến hết tháng Giêng năm Nhâm Thìn và mỗi người chỉ được phát tối đa 2 ấn với sự kiểm soát...
  • Lễ khai ấn đền Trần 2012: Chỉ phát tối đa 2 ấn/ngườiẢnh Lễ khai ấn đền Trần 2012: Chỉ phát tối đa 2 ấn/người
    Chiều 17-1, UBND TP Nam Định đã tổ chức họp báo về Lễ khai ấn đền Trần năm 2012 với nội dung thông báo năm nay BTC chỉ phát tối đa 2 ấn/người và không phát ấn vào đêm khai hội mà chuyển sang 7h sáng hôm...
  • Sẵn sàng cho Lễ khai ấn đền Trần 2012Ảnh Sẵn sàng cho Lễ khai ấn đền Trần 2012
    (lehoi.org)- Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là Lễ Khai Ấn đền Trần ở Nam Định chính thức bắt đầu. Tính đến thời điểm hiện tại, BTC đã gần như hoàn tất các công tác chuẩn bị cho ngày lễ...
  • Lễ Khai ấn đền Trần năm 2012: Không còn cảnh chen lấn cướp ấnẢnh Lễ Khai ấn đền Trần năm 2012: Không còn cảnh chen lấn cướp ấn
    (lehoi.org)-Đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng năm 2012, lễ Khai ấn đền Trần tại Nam Định đã diễn ra theo nghi thức truyền thống. Hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về lễ hội...
  • Công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần 2013.Ảnh Công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần 2013.
    (lehoi.org) - Mới đây, UBND t ỉnh Nam Định vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần Xuân Quý Tỵ 2013 với các nội dung như thời gian, địa điểm tổ chức, số lượng ấn, các nghi...
  • 50 vạn cánh ấn chuẩn bị cho Lễ hội đền Trần Nam Định 2013Ảnh 50 vạn cánh ấn chuẩn bị cho Lễ hội đền Trần Nam Định 2013
    (lehoi.org) - Nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và khách thập phương trong dịp lễ phát ấn đền Trần năm nay, Ban tổ chức Lễ hội dự kiến sẽ chuẩn bị 50 vạn cánh ấn, tăng gấp đôi so với...
  • Tăng cường chuẩn bị cho lễ Khai ấn Đền Trần xuân Quý Tỵ 2013 tại Nam ĐịnhẢnh Tăng cường chuẩn bị cho lễ Khai ấn Đền Trần xuân Quý Tỵ 2013 tại Nam Định
    (lehoi.org) - Lễ hội Khai ấn Đền Trần Nam Định năm 2013 dự kiến sẽ thu hút hàng trăm nghìn người tham dự. UBND thành phố Nam Định và các đơn vị chức năng hiện đã và đang tăng cường công tác chuẩn bị...
  • Khai mạc Lễ khai ấn đền Trần Nam Định năm 2013Ảnh Khai mạc Lễ khai ấn đền Trần Nam Định năm 2013
    (lehoi.org) - V ào đêm 23/2 (tức đêm 14 tháng Giêng Âm lịch), Lễ hội khai ấn đền Trần Nam Định năm 2013 đã chính thức khai mạc. Tham dự lễ hội có sự góp mặt của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn...
  • Điểm mới trong Lễ Khai ấn Đền Trần 2014Ảnh Điểm mới trong Lễ Khai ấn Đền Trần 2014
    (lehoi.org)- BTC Lễ Khai ấn Đền Trần 2014 cho biết trong lễ hội năm nay sẽ phục dựng lại lễ rước Nước và tế Cá truyền thống. Lễ khai ấn Đền Trần là một lễ hội đầu xuân mang đậm nét sinh hoạt văn...
  • Hàng vạn người đến tham dự Lễ Khai ấn đền TrầnẢnh Hàng vạn người đến tham dự Lễ Khai ấn đền Trần
    (lehoi.org)- Đêm 13/2 rạng sáng ngày 14/2 (tức đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng Giêng), Lễ khai ấn đền Trần năm 2014 đã chính thức khai mạc tại đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Tham...
  • Phục dựng nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ tại Lễ khai ấn Đền Trần 2015Ảnh Phục dựng nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ tại Lễ khai ấn Đền Trần 2015
    (lehoi.org) - Ngày 1/3/2015 (tức ngày 11 tháng Giêng năm Ất Mùi), nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ (rước chân nhang của Vua Trần Nhân Tông) từ chùa Phổ Minh sang đền Thiên Trường đã được phục dựng lại một cách...
  • Tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự tại lễ hội Khai ấn Đền TrầnẢnh Tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự tại lễ hội Khai ấn Đền Trần
    (lehoi.org)- Năm nay, TP Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới, cải cách về các khâu tổ chức lễ hội để đảm bảo lễ hội Khai ấn Đền Trần năm 2015 diễn ra an toàn, văn minh và không xảy ra các tai...
  • Khai mạc Lễ khai ấn Đền Trần xuân 2015 ở Nam ĐịnhẢnh Khai mạc Lễ khai ấn Đền Trần xuân 2015 ở Nam Định
    (lehoi.org)- Đên 4/3 (tức 14 tháng Giêng), Lễ khai ấn Đền Trần 2015 đã chính thức khai mạc tại đền Thiên Trường thuộc Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam...
  • Lễ khai ấn đền Trần tại Nam ĐịnhẢnh Lễ khai ấn đền Trần tại Nam Định
    (lehoi.org) - Lễ khai ấn đền Trần diễn ra vào giữa đêm ngày 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng âm lịch, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, thành phố Nam Định . Đây là sự hồi ảnh của một tập...
  • Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định
    Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ...
  • Lễ hội Đền An Lá tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Đền An Lá tại Nam Định
    Lễ hội Đền An Lá diễn ra vào tháng Ba âm lịch hàng năm, tại Đền An Lá thuộc xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là một lễ hội nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của tướng quân Nguyễn Tấn. Cứ...
  • Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lầnẢnh Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lần
    Đến hẹn lại lên, lễ hội chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) được tổ chức vào đêm mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Dù trời mưa phùn, giá rét nhưng hàng vạn người vẫn đội mưa tham gia phiên chợ Viềng độc đáo "mua...
  • Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam ĐịnhẢnh Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam Định
    Hội đền Cổ Trạch diễn ra từ ngày 18-20/8 âm lịch hàng năm tại xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội đền Cổ Trạch bao gồm phần tế lễ, dâng hương và trẩy hội. Đền Cổ Trạch là đền cổ của xã...
  • Hội đền Đông Cao tại Nam ĐịnhẢnh Hội đền Đông Cao tại Nam Định
    Hội đền Đông Cao diễn ra ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại làng Đông Cao, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh. Hội đền Đông Cao có nghi lễ đặc biệt là lễ rước kiệu Mỵ Châu đến yết kiến và tạ tội...
  • Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)Ảnh Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)
    Hội Chùa Lương diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định. Hội là dịp người dân nơi đây bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Trần Vũ, Hoàng Gia, Vũ Chi và...
  • Hội đền Bảo Lộc tại Nam ĐịnhẢnh Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định
    Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định diễn ra vào ngày 20 tháng 8 hàng năm, tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đền Bảo Lộc trước kia còn có tên là An Lạc, tọa lạc tại làng Bảo Lộc, thuộc tổng Bữu Bị...
  • Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
    Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm. Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến...
  • Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam ĐịnhẢnh Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam Định
    Hội làng Cao Đài diễn ra tại làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Hàng năm, vào ngày 22 tháng 7 âm lịch, dân làng Cao Đài tổ chức lễ hội tưng bừng và uy nghi để tưởng niệm ngày húy...
  • Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam Định
    Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 hằng năm tại Khu Di tích Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm ôn lại truyền thống "Uống nước...
  • Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam ĐịnhẢnh Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam Định
    Hằng năm cứ đến ngày 1/11 âm lịch, hàng nghìn người con dòng tộc họ Trần lại cùng đổ về Đền Hạ Mã (Mỹ Lộc, Nam Định) để dâng hương tưởng niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua...
  • Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam ĐịnhẢnh Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam Định
    Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm tại đền Ninh Xá, xã Yên Ninh huyện Ý Yên tỉnh Nam Định để tưởng nhớ ông tổ nghề mộc Ninh Hữu...
  • Lễ hội Phủ Giầy tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
    Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam...
  • Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam ĐịnhẢnh Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
    (lehoi.org)- Hôm nay 21/4 tức ngày mùng 3/3 âm lịch, lễ hội Phủ Dầy năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định Lễ hội Phủ Dầy được...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Hội thảo đi tìm mô hình thích hợp cho lễ hội đền Trần

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Hội thảo đi tìm mô hình thích hợp cho lễ hội đền Trần, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội đền Trần (Nam Định) là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước và là điểm “nóng” gần đây thường được nhắc đến bởi sự quá tải, chen lấn, buôn bán ấn...