Lễ mừng cơm mới của người Si La tại Lai Châu
Khi lúa trên nương đã chín, trưởng dòng họ sẽ đi hái một nắm lúa đem về phơi khô rồi giã lấy gạo nấu một bát xôi để làm lễ vật cúng chính. Những người con trai đã ra ở riêng, nếu bố đã mất thì phải đem lễ vật đến bàn thờ đặt ở nhà trưởng họ để cúng tổ tiên (nếu còn bố thì bố sẽ làm thay). Lễ vật bắt buộc phải có ở đây là 1 gói cơm mới (được lấy từ nương lúa của gia đình đem về phơi rồi đồ lên), 2 con sóc, 2 con cua và 2 con cá.
Lễ cúng thường được làm vào buổi chiều. Cách thức tổ chức và những lễ vật của các dòng họ đều giống như nhau. Khi lễ vật được các gia đình ở trong dòng họ đem đến, trưởng họ sẽ bày ra một mâm tròn và bắt đầu làm lễ cúng. Con cháu sẽ quây tròn vòng quanh mâm cúng, trưởng họ vừa cúng vừa đọc những câu cầu cho mùa màng năm sau được tươi tốt và cho thu hoạch bội thu. Lễ cúng không thắp hương mà chỉ thắp nến.
Khi cúng xong các gia đình sẽ cùng nhau ăn mừng lúa mới. Gia đình nào khó khăn, trưởng dòng họ sẽ cho đem lễ vật đã cúng về nhà ăn cùng con cái và những người thân. Người dân tộc Si La rất coi trọng Lễ mừng cơm mới nên các dòng họ thường tổ chức rất chu đáo. Lễ cúng xong, sáng ngày hôm sau các gia đình lên nương thu hoạch lúa.
Lễ mừng cơm mới của người dân tộc Si La ở Lai Châu ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là dịp để cho các dòng họ tưởng nhớ tới những người đã khuất và là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. Các điệu hát và tiếng sáo, tiếng đàn vang lên khắp núi rừng báo hiệu một mùa bội thu, an lành và no ấm. Đây là nét đẹp văn hóa của đồng bào người dân tộc Si La.
Độc đáo Lễ mừng cơm mới dân tộc Si La
Theo Danviet.vn
Bài viết về Lai Châu liên quan
- Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người La Hủ tỉnh Lai Châu
Dân tộc La Hủ tỉnh Lai Châu có nhiều lễ tết trong năm, trong đó lễ mừng cơm mới là lễ quan trọng nhằm tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên đã phù hộ để mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu có...
- Lễ cúng bản của người Cống ở Lai Châu
Lễ cúng bản của người Cống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người dân trong bản. Vào những ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó,...
- Lễ mừng lúa mới của người dân tộc Giấy tại Lai Châu
Ngày 04/10 (tức ngày 08/9 âm lịch) bà con nhân dân bản Tả Sin Chải II, xã San Thàng, thị xã Lai Châu tổ chức lễ mừng lúa mới. Bản có 64 hộ, trong đó người dân tộc Giấy chiếm 70...
- Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông tại Lai Châu
(lehoi.org) - Tối ngày 17/3, những chàng trai, cô gái dân tộc huyện Tam Đường, Lai Châu với xiêm y sặc sỡ, nô nức kéo về đỉnh núi Tả Lèng tham dự Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông...
-
- Người Thái Trắng (Lai Châu) nhộn nhịp lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu
(lehoi.org) - UBND xã Mường So (huyện Phong Thổ) đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu hay còn gọi là “Lễ hội cốm mới” vào ngày 22/10/2010 vừa qua. Chuẩn bị lúa nếp để làm cốm ...
- Lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang: Nên phát triển thành một lễ hội truyền thống
Trong mùa lúa năm nay, vì có Tuần lễ Văn hoá, thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang nên mọi người ở khắp mọi nơi cùng đổ về như nêm. Suốt theo tuyến đường quốc lộ 32 từ ngã ba Kim qua...
- Bà con người Mông ở Lai Châu vui với lễ hội Gầu Tào
(lehoi.org) - Trong hai ngày từ ngày 6 đến 8 Tết Tân Mão (tức 8 -10/2 dương lịch), Uỷ ban nhân dân xã đã long trọng tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2011 tại xã Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu...
- Nô nức trẩy hội Gầu Tào Cha tại Lai Châu
(lehoi.org)-Ngày 6/2( tức ngày 15/1 âm), lịch Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Lai Châu phối hợp với xã Nậm Loỏng tổ chức Lễ hội Gầu Tào Cha. Lễ hội Gầu Tào Cha là Lễ hội sau...
- Ngày hội dân tộc Mông - Nơi tìm lại những bản sắc vùng cao
Từ ngày mùng 1 đến 2/9, lần đầu tiên Ngày hội Văn hóa, thể thao dân tộc Mông với chủ đề “Người Mông ơn Đảng”sẽ được tổ chức tại huyện Than Uyên (Lai Châu) với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi thu hút...
-
- Độc đáo hội đua ngựa thồ vùng cao tại Lai Châu
(lehoi.org) - Trong 2 ngày mùng 9 và ngày 10/3, hàng ngàn người khắp nơi đã đổ về xem hội đua ngựa thồ vùng cao. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ hai ta...
- Hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số năm 2015
(lehoi.org)- Mới đây, Bộ VHTTDL cho biết đơn vị này sẽ hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lâm Đồng và Quảng Trị...
- Lễ hội Then Kin Pang tại Lai Châu
Lễ hội Kin Pang Then là một lễ hội của những người đồng bào dân tộc Thái trắng, mang tính cộng đồng cao và có hình thức diễn xướng dân gian độc đáo. Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 (Âm...
- Lễ hội Căm Mường tại Lai Châu
Lễ hội Căm Mường là một lễ hội của đồng bào người dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu . Đây là dịp để cho bà con dân bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông, thần núi, thần khe và thần suối thần rồng phù hộ cho...
- Lễ hội Nàng Han ở Phong Thổ tại Lai Châu
Lễ Hội Nàng Han ở huyện Phong Thổ, Lai Châu là một nét văn hóa đẹp của đồng bào người dân tộc Thái, người dân tộc Mường của tỉnh Lai Châu. Từ năm 2008, lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch...
- Lễ hội Bun vốc nặm tại Lai Châu
Đây là lễ hội té nước của những người Lào ở tỉnh Lai Châu. Lễ hội này được tổ chức trước mỗi mùa vụ, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các tiết mục văn nghệ, những trò chơi dân gian...
Ghi chú bài viết Lễ mừng cơm mới của người Si La tại Lai Châu
Từ khóa:
Người dân tộc Si La chỉ có khoảng 700 người sinh sống chủ yếu ở 2 bản Seo Hai, xã Kan Hồ, Mường Tè, Lai Châu và dân tộc Si La gắn chặt với núi rừng, điều...