- Về đầu bài viết
- Ảnh: Chương trình nghệ thuật tại lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
- Ảnh: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
- Ảnh: Trò chơi đẩy gậy trong lễ hội
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang: Nên phát triển thành một lễ hội truyền thống
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang: Nên phát triển thành một lễ hội truyền thống
Một sự khởi đầu ấn tượng
Tuyến đường quốc lộ 32 chạy qua Mù Cang Chải lên mãi Lai Châu và Sa Pa đã được cải tạo, việc đi lại cũng thật thuận tiện khiến những năm gần đây lượng du khách đi qua Mù Cang Chải ngày một đông hơn. Hình ảnh những thửa ruộng bậc thang và quê hương Mù Cang Chải cũng vì thế mà ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Bà con ở đây cho biết rằng, trong những năm gần đây, cứ đến mùa làm đất cấy lúa, mùa gặt thì những người ở tận trong Nam ngoài Bắc kéo nhau về đây để tham quan và chụp ảnh rất đông.
Trong mùa lúa năm nay, vì có Tuần lễ Văn hoá, thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang nên người ở khắp mọi nơi cùng đổ về đây như nêm. Suốt theo tuyến đường quốc lộ 32 từ ngã ba Kim qua Chế Cu Nha hay lên La Pán Tẩn… hàng trăm tay máy đang thi nhau lựa chọn những khuôn hình ưng ý nhất của những thửa ruộng bậc thang.
Chắc chắn rằng du khách và các nhà nhiếp ảnh sẽ không phải thất vọng vì thời tiết ở Mù Cang Chải mùa này là đẹp nhất, lúa đã chín vàng nên những thửa ruộng bậc thang khoe hết những gì tuyệt vời nhất trong suốt một mùa vụ đã được nhào nặn bởi con người và bởi đất trời ở nơi đây.
Họ càng cảm thấy thú vị hơn khi được hoà mình vào bầu không khí lễ hội mang đậm sắc thái văn hoá đặc sắc của những người dân tộc Mông - tộc người chiếm trên 90% dân số của huyện vùng cao này. Đó là, hình ảnh những chàng trai dân tộc Mông lực lưỡng đang gồng mình để thi đấu môn đẩy gậy hoặc rạp mình trên lưng những chú ngựa đua và phóng như bay, các cô gái dân tộc Mông sánh vai nhau cùng nhau thi bắn nỏ. Trong phiên chợ vùng cao có biết bao nhiêu là sản vật quý như: nấm hương, mộc nhĩ, ý dĩ, thảo quả, mật ong, sơn tra, măng ớt… bày ra mời chào các du khách. Có những gia đình người Mông còn dắt cả một bầy dê xuống chợ bán.
Ở góc trong của khu chợ, những chiếc bễ lò rèn truyền thống của người dân tộc Mông phì phì lửa hồng, tiếng búa chan chát để rèn nông cụ và những vật dụng khác cho du khách mua để làm đồ lưu niệm. Cạnh đó, là lò nấu rượu thóc thơm nồng quện với mùi thơm phức của chảo thắng cố đã làm bao chàng trai cô gái người dân tộc Mông chếnh choáng men rượu và men tình giữa âm thanh của điệu khèn tìm bạn.
Rời khỏi Phiên chợ vùng cao, du khách sẽ ngược lên La Pán Tẩn, Zế Xu Phình và các bản thuộc xã Chế Cu Nha, du khách còn được xem cách thức canh tác ruộng bậc thang của người dân tộc Mông, được dự lễ mừng cơm mới và được nhìn ngắm những ngôi nhà của bà con được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống. Chủ nhân của những ngôi nhà ấy là những người thật thân thiện sẵn lòng mời ta chén rượu của tình anh em bè bạn và kể cho khách nghe cả một kho tàng văn hóa dân gian của tộc người Mông…
Nên phát triển thành một lễ hội truyền thống
Mặc dù đây mới là lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Danh thắng Ruộng bậc thang nhưng Ban tổ chức cũng đã nhận thấy được sự thành công lớn hơn cả sự mong đợi. Trong lòng mỗi một du khách rời lễ hội đều mang theo cả sự mãn nguyện khi tiếp cận được những vẻ đẹp của cảnh quan và bao nhiêu điều mới lạ ở nơi đây.
Vượt xa hơn những ý nghĩa ở trên lễ hội này cũng sẽ mở rộng sự giao lưu giữa Mù Cang Chải với mọi miền của Tổ quốc. Hình ảnh của một vùng đất tươi đẹp nhưng cũng còn đầy tiềm năng kinh tế và giá trị văn hóa đang tiềm ẩn chưa được khám phá sẽ tiếp tục được quảng bá vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia. Thông qua đó, sẽ tạo nên nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở vùng cao Mù Cang Chải ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, để đó có thể trở thành một lễ hội truyền thống, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải hoạch định được các chiến lược phát triển.
Trong đó, cần chú ý thu hút sự tham gia của các địa phương ở trong và ngoài tỉnh có đông đồng bào dân tộc người Mông sinh sống và cùng có truyền thống canh tác ruộng bậc thang; rà soát lại các sinh hoạt văn hóa, lễ hội, nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nói chung và của người dân tộc Mông ở Mù Cang Chải nói riêng để giới thiệu với du khách.
Các ngành nghề truyền thống cũng cần được khảo sát để nhằm khôi phục lại và bảo tồn, gắn với thương mại và du lịch; quy hoạch và bảo tồn các làng và khu dân cư để giữ được các sắc thái văn hóa truyền thống để du khách tới thăm quan; tăng cường đầu tư hệ thống đường giao thông để khách du lịch có thể đi được ô tô thuận tiện đến với các xã: La Pán Tẩn, Nậm Khắt, thậm chí là có thể đến được cả Khu bảo tồn thiên nhiên Chế Tạo…
Việc phổ biến những giá trị văn hoá truyền thống cần phải bảo đảm tính đặc thù của địa phương, nhưng cũng phải thể hiện được yếu tố mới lạ để cho lễ hội không bị nhàm chán. Đặc biệt, là cần tăng cường về cơ sở vật chất, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu ăn, nghỉ của lượng du khách ngày càng tăng lên.
Bài viết về Lai Châu liên quan
- Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người La Hủ tỉnh Lai Châu
Dân tộc La Hủ tỉnh Lai Châu có nhiều lễ tết trong năm, trong đó lễ mừng cơm mới là lễ quan trọng nhằm tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên đã phù hộ để mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu có...
- Lễ cúng bản của người Cống ở Lai Châu
Lễ cúng bản của người Cống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người dân trong bản. Vào những ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó,...
- Lễ mừng lúa mới của người dân tộc Giấy tại Lai Châu
Ngày 04/10 (tức ngày 08/9 âm lịch) bà con nhân dân bản Tả Sin Chải II, xã San Thàng, thị xã Lai Châu tổ chức lễ mừng lúa mới. Bản có 64 hộ, trong đó người dân tộc Giấy chiếm 70...
- Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông tại Lai Châu
(lehoi.org) - Tối ngày 17/3, những chàng trai, cô gái dân tộc huyện Tam Đường, Lai Châu với xiêm y sặc sỡ, nô nức kéo về đỉnh núi Tả Lèng tham dự Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông...
-
- Người Thái Trắng (Lai Châu) nhộn nhịp lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu
(lehoi.org) - UBND xã Mường So (huyện Phong Thổ) đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu hay còn gọi là “Lễ hội cốm mới” vào ngày 22/10/2010 vừa qua. Chuẩn bị lúa nếp để làm cốm ...
- Bà con người Mông ở Lai Châu vui với lễ hội Gầu Tào
(lehoi.org) - Trong hai ngày từ ngày 6 đến 8 Tết Tân Mão (tức 8 -10/2 dương lịch), Uỷ ban nhân dân xã đã long trọng tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2011 tại xã Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu...
- Nô nức trẩy hội Gầu Tào Cha tại Lai Châu
(lehoi.org)-Ngày 6/2( tức ngày 15/1 âm), lịch Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Lai Châu phối hợp với xã Nậm Loỏng tổ chức Lễ hội Gầu Tào Cha. Lễ hội Gầu Tào Cha là Lễ hội sau...
- Ngày hội dân tộc Mông - Nơi tìm lại những bản sắc vùng cao
Từ ngày mùng 1 đến 2/9, lần đầu tiên Ngày hội Văn hóa, thể thao dân tộc Mông với chủ đề “Người Mông ơn Đảng”sẽ được tổ chức tại huyện Than Uyên (Lai Châu) với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi thu hút...
- Độc đáo hội đua ngựa thồ vùng cao tại Lai Châu
(lehoi.org) - Trong 2 ngày mùng 9 và ngày 10/3, hàng ngàn người khắp nơi đã đổ về xem hội đua ngựa thồ vùng cao. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ hai ta...
-
- Hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số năm 2015
(lehoi.org)- Mới đây, Bộ VHTTDL cho biết đơn vị này sẽ hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lâm Đồng và Quảng Trị...
- Lễ hội Then Kin Pang tại Lai Châu
Lễ hội Kin Pang Then là một lễ hội của những người đồng bào dân tộc Thái trắng, mang tính cộng đồng cao và có hình thức diễn xướng dân gian độc đáo. Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 (Âm...
- Lễ hội Căm Mường tại Lai Châu
Lễ hội Căm Mường là một lễ hội của đồng bào người dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu . Đây là dịp để cho bà con dân bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông, thần núi, thần khe và thần suối thần rồng phù hộ cho...
- Lễ hội Nàng Han ở Phong Thổ tại Lai Châu
Lễ Hội Nàng Han ở huyện Phong Thổ, Lai Châu là một nét văn hóa đẹp của đồng bào người dân tộc Thái, người dân tộc Mường của tỉnh Lai Châu. Từ năm 2008, lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch...
- Lễ hội Bun vốc nặm tại Lai Châu
Đây là lễ hội té nước của những người Lào ở tỉnh Lai Châu. Lễ hội này được tổ chức trước mỗi mùa vụ, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các tiết mục văn nghệ, những trò chơi dân gian...
Ghi chú bài viết Lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang: Nên phát triển thành một lễ hội truyền thống
Từ khóa:
Trong mùa lúa năm nay, vì có Tuần lễ Văn hoá, thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang nên mọi người ở khắp mọi nơi cùng đổ về như nêm. Suốt...