- Về đầu bài viết
- Ảnh: Phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ảnh 1
- Ảnh: Phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ảnh 2
- Ảnh: Phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ảnh 3
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số năm 2015
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số năm 2015
Theo công văn từ Bộ VHTTDL, 6 lễ hội truyền thống tiêu biểu được phân bổ kinh phí để tổ chức phục dựng bao gồm: Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc Hà Nhì (Lai Châu); Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc Mảng (Điện Biên); Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc Pu Péo (Hà Giang); Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc La Ha (Sơn La); Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc Mạ (Lâm Đồng); Lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc Bru-Vân Kiều (Quảng Trị). Trong đó, kinh phí hỗ trợ phục dựng cho mỗi lễ hội là 100 triệu đồng thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa năm 2015.
Phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ảnh 1
Tiếp đó, Bộ VHTTDL đã có văn bản gửi Sở VHTTDL các tỉnh trên về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ và phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015 nêu trên.
Cụ thể, văn bản yêu cầu sở VHTTDL các tỉnh sẽ khảo sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học về các lễ hội bao gồm các nội dung: tên lễ hội, thời điểm diễn ra lễ hội, mục đích, ý nghĩa của việc phục dựng lễ hội sau đó gửi về vụ Vụ Văn hóa dân tộc thuộc Bộ VHTTDL để tổng hợp trước ngày 20/3/2015.
Phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ảnh 2
Công văn của Bộ cũng yêu cầu sở VHTTDL các địa phương phải chú trọng đến việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Thông qua lễ hội có thể phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu những tập tục phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở vùng đồng bào dân tộc, loại bỏ những tập tục lạc hậu, cổ hủ không phù hợp trong đời sống cộng đồng để người dân có cuộc sống tốt hơn.
Phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ảnh 3
Theo đó, thời gian hạn định Bộ VHTTDL đề ra là trước khi tổ chức phục dựng Lễ hội 15 ngày các Sở phải gửi giấy mời về Vụ Văn hóa dân tộc để kiểm tra và dự lễ hội. Khi phục dựng lễ hội, Ban tổ chức phải đảm bảo những giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội, không gian lễ hội, không nên lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian và tránh mang nặng yếu tố thương mại hoặc lợi dụng lễ hội để thực hiện mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác trong đời sống, gây phản cảm đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Sau khi hoàn thành việc phục dựng lễ hội, Bộ yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh báo cáo bằng văn bản và gửi hồ sơ các lễ hội cần phục dựng về Vụ Văn hóa dân tộc để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ.
TH
Bài viết về Lai Châu liên quan
- Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người La Hủ tỉnh Lai Châu
Dân tộc La Hủ tỉnh Lai Châu có nhiều lễ tết trong năm, trong đó lễ mừng cơm mới là lễ quan trọng nhằm tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên đã phù hộ để mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu có...
- Lễ cúng bản của người Cống ở Lai Châu
Lễ cúng bản của người Cống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người dân trong bản. Vào những ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó,...
- Lễ mừng lúa mới của người dân tộc Giấy tại Lai Châu
Ngày 04/10 (tức ngày 08/9 âm lịch) bà con nhân dân bản Tả Sin Chải II, xã San Thàng, thị xã Lai Châu tổ chức lễ mừng lúa mới. Bản có 64 hộ, trong đó người dân tộc Giấy chiếm 70...
- Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông tại Lai Châu
(lehoi.org) - Tối ngày 17/3, những chàng trai, cô gái dân tộc huyện Tam Đường, Lai Châu với xiêm y sặc sỡ, nô nức kéo về đỉnh núi Tả Lèng tham dự Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông...
-
- Người Thái Trắng (Lai Châu) nhộn nhịp lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu
(lehoi.org) - UBND xã Mường So (huyện Phong Thổ) đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu hay còn gọi là “Lễ hội cốm mới” vào ngày 22/10/2010 vừa qua. Chuẩn bị lúa nếp để làm cốm ...
- Lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang: Nên phát triển thành một lễ hội truyền thống
Trong mùa lúa năm nay, vì có Tuần lễ Văn hoá, thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang nên mọi người ở khắp mọi nơi cùng đổ về như nêm. Suốt theo tuyến đường quốc lộ 32 từ ngã ba Kim qua...
- Bà con người Mông ở Lai Châu vui với lễ hội Gầu Tào
(lehoi.org) - Trong hai ngày từ ngày 6 đến 8 Tết Tân Mão (tức 8 -10/2 dương lịch), Uỷ ban nhân dân xã đã long trọng tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2011 tại xã Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu...
- Nô nức trẩy hội Gầu Tào Cha tại Lai Châu
(lehoi.org)-Ngày 6/2( tức ngày 15/1 âm), lịch Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Lai Châu phối hợp với xã Nậm Loỏng tổ chức Lễ hội Gầu Tào Cha. Lễ hội Gầu Tào Cha là Lễ hội sau...
- Ngày hội dân tộc Mông - Nơi tìm lại những bản sắc vùng cao
Từ ngày mùng 1 đến 2/9, lần đầu tiên Ngày hội Văn hóa, thể thao dân tộc Mông với chủ đề “Người Mông ơn Đảng”sẽ được tổ chức tại huyện Than Uyên (Lai Châu) với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi thu hút...
-
- Độc đáo hội đua ngựa thồ vùng cao tại Lai Châu
(lehoi.org) - Trong 2 ngày mùng 9 và ngày 10/3, hàng ngàn người khắp nơi đã đổ về xem hội đua ngựa thồ vùng cao. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ hai ta...
- Lễ hội Then Kin Pang tại Lai Châu
Lễ hội Kin Pang Then là một lễ hội của những người đồng bào dân tộc Thái trắng, mang tính cộng đồng cao và có hình thức diễn xướng dân gian độc đáo. Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 (Âm...
- Lễ hội Căm Mường tại Lai Châu
Lễ hội Căm Mường là một lễ hội của đồng bào người dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu . Đây là dịp để cho bà con dân bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông, thần núi, thần khe và thần suối thần rồng phù hộ cho...
- Lễ hội Nàng Han ở Phong Thổ tại Lai Châu
Lễ Hội Nàng Han ở huyện Phong Thổ, Lai Châu là một nét văn hóa đẹp của đồng bào người dân tộc Thái, người dân tộc Mường của tỉnh Lai Châu. Từ năm 2008, lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch...
- Lễ hội Bun vốc nặm tại Lai Châu
Đây là lễ hội té nước của những người Lào ở tỉnh Lai Châu. Lễ hội này được tổ chức trước mỗi mùa vụ, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các tiết mục văn nghệ, những trò chơi dân gian...
Ghi chú bài viết Hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số năm 2015
Từ khóa:
(lehoi.org)- Mới đây, Bộ VHTTDL cho biết đơn vị này sẽ hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tại các tỉnh Lai Châu, Điện...