Mục lục:
Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người La Hủ tỉnh Lai Châu
Dân tộc La Hủ tỉnh Lai Châu có nhiều lễ tết trong năm, trong đó lễ mừng cơm mới là lễ quan trọng nhằm tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên đã phù hộ để mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu có cái ăn và cầu cho vụ mùa sau thuận lợi hơn.
Lễ mừng cơm mới là nghi lễ quan trọng của người La Hủ tỉnh Lai Châu
Lễ mừng cơm mới là nghi lễ quan trọng của người La Hủ tỉnh Lai Châu
Để chuẩn bị cho lễ mừng cơm mới, những người đàn ông trong gia đình dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, còn người phụ nữ lên nương lấy lúa về làm lễ cúng. Người mẹ dẫn theo một người con gái lên nương để dạy cách chọn và lấy bông lúa để sau khi về nhà chồng sẽ phải thực hiện công việc này.
Những bông lúa được chọn phải là những bông lúa dày và mẩy hạt. Sau khi đem lúa về nhà, người phụ nữ sẽ bó lại và treo ngược lên bếp để sấy khô, sau đó tuốt ra và giã thành gạo. Người La Hủ trộn đều gạo mới với gạo cũ với ý nghĩa tạo nên sự dung hòa giữa thành quả vụ mùa cũ với vụ mùa mới, kế thừa thành quả đạt được và tiếp nối những vụ mùa tiếp theo. Theo quan niệm của đồng bào nơi đây, thành quả có được của vụ mùa mới là sự kế thừa của vụ trước; cũng như ý nghĩa dẫn con gái đi theo để lấy lúa là cách dạy con tiếp bước, kế thừa kinh nghiệm của thế hệ đi trước.
Bàn thờ cũng tổ tiên của người La Hủ được đặt nơi đầu giường của chủ nhà. Lễ vật cúng gồm cơm mới, cơm nhuộm vàng, các bộ phận của con lợn mỗi thứ một ít và một quả trứng bỏ trên bát gạo. Tất cả lễ vật được sắp xếp gọn gàng trên một cái sàng gạo. Tất cả mọi thành viên trong gia đình phải có mặt để cúng lạy tổ tiên, cầu mong một vụ mùa tốt tươi, thóc lúa nhiều, vật nuôi đầy đàn, sức khỏe và bình an.
Việc cúng mừng cơm mới của người La Hủ được thực hiện đầu tiên ở gia đình trưởng họ. Những người con thứ đã lập gia đình phải chờ nhà anh trưởng cúng mừng cơm mới xong thì mới cúng ở nhà mình.
Bài viết về Lai Châu liên quan
- Lễ cúng bản của người Cống ở Lai Châu
Lễ cúng bản của người Cống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người dân trong bản. Vào những ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó,...
- Lễ mừng lúa mới của người dân tộc Giấy tại Lai Châu
Ngày 04/10 (tức ngày 08/9 âm lịch) bà con nhân dân bản Tả Sin Chải II, xã San Thàng, thị xã Lai Châu tổ chức lễ mừng lúa mới. Bản có 64 hộ, trong đó người dân tộc Giấy chiếm 70...
- Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông tại Lai Châu
(lehoi.org) - Tối ngày 17/3, những chàng trai, cô gái dân tộc huyện Tam Đường, Lai Châu với xiêm y sặc sỡ, nô nức kéo về đỉnh núi Tả Lèng tham dự Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông...
- Người Thái Trắng (Lai Châu) nhộn nhịp lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu
(lehoi.org) - UBND xã Mường So (huyện Phong Thổ) đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu hay còn gọi là “Lễ hội cốm mới” vào ngày 22/10/2010 vừa qua. Chuẩn bị lúa nếp để làm cốm ...
-
- Lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang: Nên phát triển thành một lễ hội truyền thống
Trong mùa lúa năm nay, vì có Tuần lễ Văn hoá, thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang nên mọi người ở khắp mọi nơi cùng đổ về như nêm. Suốt theo tuyến đường quốc lộ 32 từ ngã ba Kim qua...
- Bà con người Mông ở Lai Châu vui với lễ hội Gầu Tào
(lehoi.org) - Trong hai ngày từ ngày 6 đến 8 Tết Tân Mão (tức 8 -10/2 dương lịch), Uỷ ban nhân dân xã đã long trọng tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2011 tại xã Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu...
- Nô nức trẩy hội Gầu Tào Cha tại Lai Châu
(lehoi.org)-Ngày 6/2( tức ngày 15/1 âm), lịch Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Lai Châu phối hợp với xã Nậm Loỏng tổ chức Lễ hội Gầu Tào Cha. Lễ hội Gầu Tào Cha là Lễ hội sau...
- Ngày hội dân tộc Mông - Nơi tìm lại những bản sắc vùng cao
Từ ngày mùng 1 đến 2/9, lần đầu tiên Ngày hội Văn hóa, thể thao dân tộc Mông với chủ đề “Người Mông ơn Đảng”sẽ được tổ chức tại huyện Than Uyên (Lai Châu) với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi thu hút...
- Độc đáo hội đua ngựa thồ vùng cao tại Lai Châu
(lehoi.org) - Trong 2 ngày mùng 9 và ngày 10/3, hàng ngàn người khắp nơi đã đổ về xem hội đua ngựa thồ vùng cao. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ hai ta...
-
- Hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số năm 2015
(lehoi.org)- Mới đây, Bộ VHTTDL cho biết đơn vị này sẽ hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lâm Đồng và Quảng Trị...
- Lễ hội Then Kin Pang tại Lai Châu
Lễ hội Kin Pang Then là một lễ hội của những người đồng bào dân tộc Thái trắng, mang tính cộng đồng cao và có hình thức diễn xướng dân gian độc đáo. Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 (Âm...
- Lễ hội Căm Mường tại Lai Châu
Lễ hội Căm Mường là một lễ hội của đồng bào người dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu . Đây là dịp để cho bà con dân bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông, thần núi, thần khe và thần suối thần rồng phù hộ cho...
- Lễ hội Nàng Han ở Phong Thổ tại Lai Châu
Lễ Hội Nàng Han ở huyện Phong Thổ, Lai Châu là một nét văn hóa đẹp của đồng bào người dân tộc Thái, người dân tộc Mường của tỉnh Lai Châu. Từ năm 2008, lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch...
- Lễ hội Bun vốc nặm tại Lai Châu
Đây là lễ hội té nước của những người Lào ở tỉnh Lai Châu. Lễ hội này được tổ chức trước mỗi mùa vụ, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các tiết mục văn nghệ, những trò chơi dân gian...
Ghi chú bài viết Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người La Hủ tỉnh Lai Châu
Nếu xảy ra lỗi với bài viết Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người La Hủ tỉnh Lai Châu, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Dân tộc La Hủ tỉnh Lai Châu có nhiều lễ tết trong năm, trong đó lễ mừng cơm mới là lễ quan trọng nhằm tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên đã phù hộ để mưa...
Từ khóa:
Dân tộc La Hủ tỉnh Lai Châu có nhiều lễ tết trong năm, trong đó lễ mừng cơm mới là lễ quan trọng nhằm tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên đã phù hộ để mưa...