Ngày hội dân tộc Mông - Nơi tìm lại những bản sắc vùng cao

Từ ngày mùng 1 đến 2/9, lần đầu tiên Ngày hội Văn hóa, thể thao dân tộc Mông với chủ đề “Người Mông ơn Đảng”sẽ được tổ chức tại huyện Than Uyên (Lai Châu) với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi thu hút đông đảo người dân đến tham dự.

Theo đó, chương trình Ngày hội Văn hóa, thể thao dân tộc Mông chào mừng Tết độc lập năm 2012 sẽ có nhiều hoạt động như triển lãm ảnh gian hàng ẩm thực, thi đấu các môn thể thao, các trò chơi dân gian, liên hoan nghệ thuật quần chúng, biểu diễn trang phục dân tộc…

Vào thời điểm này tại huyện Than Uyên, tất cả mọi người như được đắm mình trong không khí náo nhiệt với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao cổ tuyền đặc sắc. Trên nhiều trục đường trung tâm thị trấn được trang trí đỏ rực cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu… Hàng chục nghìn đồng bào dân tộc đã mặc những bộ trang phục truyền thống độc đáo và không quản đường xá xa xôi hội tụ về đây chật kín các con đường.

Các cô gái dân tộc Mông rực rỡ áo váy mới đi đón Tết Độc lập
Các cô gái dân tộc Mông rực rỡ áo váy mới đi đón Tết Độc lập

Vượt quãng đường dài gần 150km để đến tham dự ngày hội, anh Đèo Tính Chung ở huyện Phong Thổ cho biết: “Bà con họ hàng của tôi ở đây nói Tết độc lập năm nay có ngày hội người Mông rất lớn nên tôi đến xem. Tôi thấy rất thích thú với những trò chơi dân gian được tổ chức ở đây vì bây giờ không phải lúc nào cũng có cơ hội được thấy”. 

Các hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian đều được tổ chức tại sân vận động huyện Than Uyên. Những hoạt động này đều mang tinh thần thượng võ và được người dân tham gia hết mình như bắn nỏ, đấu vật, đẩy gậy, múa khèn, đánh tù lu, giã bánh dày, ném pao, thi kéo co, chơi cù, đi cà kheo, leo cột mỡ, cầu thăng bằng... 

Đặc biệt trong dịp này, những người Mông giỏi nhất trong các bản xa, gần cùng nhau hội tụ về đây để được thi tài cao thấp. Trên bãi bắn nỏ, những xạ thủ không chuyên đang nheo mắt, bất động căn chỉnh, ngắm cho mũi tên bắn trúng hồng tâm. Nhiều xạ thủ tuổi ngoài 40, 50 với kinh nghiệm “gừng càng già càng cay” đã khiến nhiều thanh niên tham gia thi đấu cũng phải chịu thua.

Thi bắn nỏ trong ngày hội
Thi bắn nỏ trong ngày hội

Bên cạnh khu thi đấu thể thao và trò chơi dân gian, các khu triển lãm ảnh, khu trưng bày vật dụng sinh hoạt, khu không gian ẩm thực - nơi giới thiệu các món ăn đặc trưng của dân tộc Mông cũng thu hút rất đông người tham quan. Khi tới đây, tất cả mọi người như được sống trong không gian văn hóa truyền thống từ ngàn đời xưa.

Bác Công Duân, một già làng tâm sự: “Lâu rồi tôi mới thấy có một ngày hội đông vui như này. Trước đây dịp Quốc khánh, người dân tộc tại các bản có xuống nhưng do không được tổ chức vui chơi nên số lượng ngày càng ít dần, mất đi bản sắc văn hóa. Việc tổ chức lễ hội này vào dịp Tết độc lập sẽ có ý nghĩa rất lớn và góp phần gìn giữ nét độc đáo riêng của văn hóa dân tộc Mông.

Chị Hoàng Thị Liễu, trưởng Phòng Văn hóa huyện Than Uyên chia sẻ: “Để có được niềm vui của bà con, Ban tổ chức được sự hỗ trợ của các ban, ngành của tỉnh đã rất tích cực trong khâu chuẩn bị kế hoạch, phân công các nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo hệ thống điện, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm....để Ngày hội thành công tốt đẹp”. 

Đánh giá thành công của ngày hội, ông Phan Bá Quyết, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, trưởng Ban tổ chức ngày hội cho biết: “Đây thực sự là ngày Tết chung của anh em các dân tộc chứ không còn riêng dân tộc Mông. Chương trình này đã tạo ra một sân chơi truyền thống thực sự, góp phần thúc đẩy tình đoàn kết của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đóng góp tích cực vào phong trào xây dựng đời sống văn hóa thôn, bản”. 

Các chàng trai, cô gái nhảy múa với điệu Khèn truyền thống
Các chàng trai, cô gái nhảy múa với điệu Khèn truyền thống

Trước đó, sân khấu tổ chức các tiết mục nghệ thuật phục vụ Ngày hội đã được xây dựng với những sắc màu đa dạng mang đặc trưng vùng cao. Vào những ngày hội, hàng loạt các tiết mục đã được lên sàn biểu diễn như tiết mục trình diễn các trang phục dân tộc lạ mắt, độc đáo tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc của anh em đồng bào dân tộc thiểu số Lai Châu, các chàng trai, cô gái người Mông biểu diễn những bài hát giao duyên xen lẫn tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi - những giai điệu đậm đà âm hưởng núi rừng Tây bắc. 

Ngày hội Văn hóa, thể thao dân tộc Mông không chỉ mang đến những nét văn hóa bản địa độc đáo, đặc sắc, các môn thể thao truyền thống riêng của người Mông vùng Tây mà còn là dịp ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của các dân tộc vùng cao. Từ những hoạt động trên, các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của người Mông sẽ tiếp tục được bảo tồn, gìn giữ và phát huy, đồng thời góp phần thắt chặt tình cảm gắn bó keo sơn các dân tộc, sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng và Nhà nước. 

Theo Tintuc

Bài viết về Lai Châu liên quan

  • Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người La Hủ tỉnh Lai ChâuẢnh Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người La Hủ tỉnh Lai Châu
    Dân tộc La Hủ tỉnh Lai Châu có nhiều lễ tết trong năm, trong đó lễ mừng cơm mới là lễ quan trọng nhằm tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên đã phù hộ để mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu có...
  • Lễ cúng bản của người Cống ở Lai ChâuẢnh Lễ cúng bản của người Cống ở Lai Châu
    Lễ cúng bản của người Cống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người dân trong bản. Vào những ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó,...
  • Lễ mừng lúa mới của người dân tộc Giấy tại Lai ChâuẢnh Lễ mừng lúa mới của người dân tộc Giấy tại Lai Châu
    Ngày 04/10 (tức ngày 08/9 âm lịch) bà con nhân dân bản Tả Sin Chải II, xã San Thàng, thị xã Lai Châu tổ chức lễ mừng lúa mới. Bản có 64 hộ, trong đó người dân tộc Giấy chiếm 70...
  • Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông tại Lai ChâuẢnh Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông tại Lai Châu
    (lehoi.org) - Tối ngày 17/3, những chàng trai, cô gái dân tộc huyện Tam Đường, Lai Châu với xiêm y sặc sỡ, nô nức kéo về đỉnh núi Tả Lèng tham dự Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông...
  • Người Thái Trắng (Lai Châu) nhộn nhịp lễ hội Kin lẩu khẩu mẩuẢnh Người Thái Trắng (Lai Châu) nhộn nhịp lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu
    (lehoi.org) - UBND xã Mường So (huyện Phong Thổ) đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu hay còn gọi là “Lễ hội cốm mới” vào ngày 22/10/2010 vừa qua. Chuẩn bị lúa nếp để làm cốm ...
  • Lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang: Nên phát triển thành một lễ hội truyền thốngẢnh Lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang: Nên phát triển thành một lễ hội truyền thống
    Trong mùa lúa năm nay, vì có Tuần lễ Văn hoá, thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang nên mọi người ở khắp mọi nơi cùng đổ về như nêm. Suốt theo tuyến đường quốc lộ 32 từ ngã ba Kim qua...
  • Bà con người Mông ở Lai Châu vui với lễ hội Gầu TàoẢnh Bà con người Mông ở Lai Châu vui với lễ hội Gầu Tào
    (lehoi.org) - Trong hai ngày từ ngày 6 đến 8 Tết Tân Mão (tức 8 -10/2 dương lịch), Uỷ ban nhân dân xã đã long trọng tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2011 tại xã Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu...
  • Nô nức trẩy hội Gầu Tào Cha tại Lai ChâuẢnh Nô nức trẩy hội Gầu Tào Cha tại Lai Châu
    (lehoi.org)-Ngày 6/2( tức ngày 15/1 âm), lịch Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Lai Châu phối hợp với xã Nậm Loỏng tổ chức Lễ hội Gầu Tào Cha. Lễ hội Gầu Tào Cha là Lễ hội sau...
  • Độc đáo hội đua ngựa thồ vùng cao tại Lai ChâuẢnh Độc đáo hội đua ngựa thồ vùng cao tại Lai Châu
    (lehoi.org) - Trong 2 ngày mùng 9 và ngày 10/3, hàng ngàn người khắp nơi đã đổ về xem hội đua ngựa thồ vùng cao. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ hai ta...
  • Hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số năm 2015Ảnh Hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số năm 2015
    (lehoi.org)- Mới đây, Bộ VHTTDL cho biết đơn vị này sẽ hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lâm Đồng và Quảng Trị...
  • Lễ hội Then Kin Pang tại Lai ChâuẢnh Lễ hội Then Kin Pang tại Lai Châu
    Lễ hội Kin Pang Then là một lễ hội của những người đồng bào dân tộc Thái trắng, mang tính cộng đồng cao và có hình thức diễn xướng dân gian độc đáo. Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 (Âm...
  • Lễ hội Căm Mường tại Lai ChâuẢnh Lễ hội Căm Mường tại Lai Châu
    Lễ hội Căm Mường là một lễ hội của đồng bào người dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu . Đây là dịp để cho bà con dân bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông, thần núi, thần khe và thần suối thần rồng phù hộ cho...
  • Lễ hội Nàng Han ở Phong Thổ tại Lai ChâuẢnh Lễ hội Nàng Han ở Phong Thổ tại Lai Châu
    Lễ Hội Nàng Han ở huyện Phong Thổ, Lai Châu là một nét văn hóa đẹp của đồng bào người dân tộc Thái, người dân tộc Mường của tỉnh Lai Châu. Từ năm 2008, lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch...
  • Lễ hội Bun vốc nặm tại Lai ChâuẢnh Lễ hội Bun vốc nặm tại Lai Châu
    Đây là lễ hội té nước của những người Lào ở tỉnh Lai Châu. Lễ hội này được tổ chức trước mỗi mùa vụ, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các tiết mục văn nghệ, những trò chơi dân gian...

Ghi chú bài viết Ngày hội dân tộc Mông - Nơi tìm lại những bản sắc vùng cao

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Ngày hội dân tộc Mông - Nơi tìm lại những bản sắc vùng cao, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Từ ngày mùng 1 đến 2/9, lần đầu tiên Ngày hội Văn hóa, thể thao dân tộc Mông với chủ đề “Người Mông ơn Đảng”sẽ được tổ chức tại huyện Than Uyên (Lai Châu)...