Lễ hội Nàng Han ở Phong Thổ tại Lai Châu
Theo truyền thuyết kể lại rằng, nàng Han xuất thân trong một gia đình người dân tộc Thái nghèo ở Chiềng Sa (ngày nay là xã Mường So, Phong Thổ, Lai Châu). Nàng đã đứng đầu cuộc khởi nghĩa của đồng bào 16 xứ Thái quật cường đã đánh bại giặc xâm lược phương Bắc. Sau khi dẫn đoàn quân thắng trận trở về nàng đã tắm gội ở mó nước Tây An (xã Mường So) rồi bay lên trời.
Trong lễ Nàng Han có phần lễ tế trâu trắng gồm sáu bài tế lễ là: Phái lệ tơ, Tùng song tơ, Thá hu nơ, Thá ớc, Quát bó héo Then hầu phét và 32 bài múa dân gian như múa xòe, múa đi cày, múa nón... tượng trưng cho các sinh hoạt của người dân tộc Thái ở trong đời sống lao động sản xuất hằng ngày. Phần hội có các trò chơi truyền thống của người dân tộc Thái như: Kéo co, thi ném còn, đánh Tó Má Lẹ, thi đánh cầu lông gà, thi bắt cá, thi đẩy gậy....
Một nghi thức trong lễ hội Nàng Han
Các cô thiếu nữ dân tộc Thái rực rỡ trong những bộ váy cóm duyên dáng uốn mình chơi trò ném còn, kéo co, đánh cầu. Các chàng trai dân tộc Thái lực lưỡng, nhanh nhẹn trong trò chơi thi bắt cá, thi đi cà kheo.... làm cho các du khách thập phương càng ngất ngây say đắm với cái nôi văn hoá Thái Mường So huyền thoại.
Ngoài ra, cuộc thi bắt cá trên sông Vằng Pheo cũng thu hút rất nhiều người tham gia. Các nam thanh, nữ tú xứ Mường, ai ai cũng muốn đẫm mình bơi lội trên suối cầu mong cho sức khoẻ, cho nhanh nhẹn. Còn du khách thì ai cũng bị té nước ướt đẫm như một lời chúc sức khoẻ của những người Mường So mến khách.
Lễ hội được diễn ra trong một ngày, đến cuối buổi lễ người tham gia được thưởng thức các món ăn đặc sản của người dân tộc Thái với những hương vị mang đậm phong vị của vùng Tây Bắc.
Bài viết về Lai Châu liên quan
- Đặc sắc Lễ mừng cơm mới của người La Hủ tỉnh Lai Châu
Dân tộc La Hủ tỉnh Lai Châu có nhiều lễ tết trong năm, trong đó lễ mừng cơm mới là lễ quan trọng nhằm tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên đã phù hộ để mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu có...
- Lễ cúng bản của người Cống ở Lai Châu
Lễ cúng bản của người Cống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người dân trong bản. Vào những ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó,...
- Lễ mừng lúa mới của người dân tộc Giấy tại Lai Châu
Ngày 04/10 (tức ngày 08/9 âm lịch) bà con nhân dân bản Tả Sin Chải II, xã San Thàng, thị xã Lai Châu tổ chức lễ mừng lúa mới. Bản có 64 hộ, trong đó người dân tộc Giấy chiếm 70...
- Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông tại Lai Châu
(lehoi.org) - Tối ngày 17/3, những chàng trai, cô gái dân tộc huyện Tam Đường, Lai Châu với xiêm y sặc sỡ, nô nức kéo về đỉnh núi Tả Lèng tham dự Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông...
-
- Người Thái Trắng (Lai Châu) nhộn nhịp lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu
(lehoi.org) - UBND xã Mường So (huyện Phong Thổ) đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu hay còn gọi là “Lễ hội cốm mới” vào ngày 22/10/2010 vừa qua. Chuẩn bị lúa nếp để làm cốm ...
- Lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang: Nên phát triển thành một lễ hội truyền thống
Trong mùa lúa năm nay, vì có Tuần lễ Văn hoá, thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang nên mọi người ở khắp mọi nơi cùng đổ về như nêm. Suốt theo tuyến đường quốc lộ 32 từ ngã ba Kim qua...
- Bà con người Mông ở Lai Châu vui với lễ hội Gầu Tào
(lehoi.org) - Trong hai ngày từ ngày 6 đến 8 Tết Tân Mão (tức 8 -10/2 dương lịch), Uỷ ban nhân dân xã đã long trọng tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2011 tại xã Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu...
- Nô nức trẩy hội Gầu Tào Cha tại Lai Châu
(lehoi.org)-Ngày 6/2( tức ngày 15/1 âm), lịch Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Lai Châu phối hợp với xã Nậm Loỏng tổ chức Lễ hội Gầu Tào Cha. Lễ hội Gầu Tào Cha là Lễ hội sau...
- Ngày hội dân tộc Mông - Nơi tìm lại những bản sắc vùng cao
Từ ngày mùng 1 đến 2/9, lần đầu tiên Ngày hội Văn hóa, thể thao dân tộc Mông với chủ đề “Người Mông ơn Đảng”sẽ được tổ chức tại huyện Than Uyên (Lai Châu) với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi thu hút...
-
- Độc đáo hội đua ngựa thồ vùng cao tại Lai Châu
(lehoi.org) - Trong 2 ngày mùng 9 và ngày 10/3, hàng ngàn người khắp nơi đã đổ về xem hội đua ngựa thồ vùng cao. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ hai ta...
- Hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số năm 2015
(lehoi.org)- Mới đây, Bộ VHTTDL cho biết đơn vị này sẽ hỗ trợ phục dựng 6 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lâm Đồng và Quảng Trị...
- Lễ hội Then Kin Pang tại Lai Châu
Lễ hội Kin Pang Then là một lễ hội của những người đồng bào dân tộc Thái trắng, mang tính cộng đồng cao và có hình thức diễn xướng dân gian độc đáo. Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 (Âm...
- Lễ hội Căm Mường tại Lai Châu
Lễ hội Căm Mường là một lễ hội của đồng bào người dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu . Đây là dịp để cho bà con dân bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông, thần núi, thần khe và thần suối thần rồng phù hộ cho...
- Lễ hội Bun vốc nặm tại Lai Châu
Đây là lễ hội té nước của những người Lào ở tỉnh Lai Châu. Lễ hội này được tổ chức trước mỗi mùa vụ, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các tiết mục văn nghệ, những trò chơi dân gian...
Ghi chú bài viết Lễ hội Nàng Han ở Phong Thổ tại Lai Châu
Từ khóa:
Lễ Hội Nàng Han ở huyện Phong Thổ, Lai Châu là một nét văn hóa đẹp của đồng bào người dân tộc Thái, người dân tộc Mường của tỉnh Lai Châu. Từ năm 2008, lễ...