Lễ hội chèo cạn, múa bông tại Quảng Bình
(lehoi.info) - Lễ hội chèo cạn, múa bông là lễ hội thường được tổ chức trong các dịp lễ kỷ niệm lớn của dân tộc. Đặc biệt, đây cũng chính là một phần không thể thiếu trong Lễ hội Cầu ngư hàng năm của những người dân Bảo Ninh.
Lễ hội chèo cạn, múa bông là một hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của người dân vùng biển Nhật Lệ nhằm cầu cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu. Những câu hò xưa cùng với các điệu múa bông và chèo cạn, thể hiện lòng biết ơn đến các vị thần linh ở vùng sông nước, đồng thời tạo không khí thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất và hưởng thụ nét văn hóa của cha ông ta từ xa xưa để lại.
Sau phần lễ với những nghi thức cúng thần linh là đến phần hội, các đội múa đã thể hiện các động tác chèo cạn, múa bông nhịp nhàng, mang đậm bản sắc văn hóa lâu đời của các địa phương vùng biển.
Cảnh Múa bông Chèo cạn diễn ra trong lễ hội
Đội chèo cạn do 24 cô gái chưa chồng và 2 người 1 nam, 1 nữ cái hò (hát chính). 2 người cái hò này mặc quần áo dài, thắt lưng điều, nữ thì chít khăn màu nguyệt bạch, chân đất; nam thì mặc áo lụa đỏ dài, đầu chít khăn hồng mỏ diều và chân đi đôi guốc mộc. Các cô gái chèo cạn mặc áo dài màu hoa lý hoặc màu mỡ gà, quần màu trắng, đầu búi tóc cài trâm đồng có đính bông hoa nhài, tay cầm 1 cây chèo gỗ sơn màu xanh đỏ dài 1,5m, động tác chèo nhịp nhàng và nhẹ êm theo nhịp hò khoan. Có 1 đội nhạc sinh nhị, đàn nguyệt, sáo, kèn bầu và trống đại phụ họa cho hò khoan.
Làn điệu hò khoan chèo cạn gồm có 5 mái hò: hò mái dài, hò mái ba, hò mái nện, hò kéo lưới và hát khoan. Ở giữa các câu hò, những cô gái chèo cạn đệm hò con gồm các câu: "a xố đi xố...hà" hoặc "ớ là...hố". Nội dung các câu hò thường là cầu trời đất và cầu thần linh phù hộ cho trời yên biển lặng cho những người dân đánh bắt hải sản được mùa. Đội ngũ múa bông (múa đèn) gồm có 20 thanh niên chưa vợ, sức vóc cường tráng, cân đối đồng đều nhau và do 1 người điều khiển. Các đội viên mặc đồng phục, quần màu trắng, áo năm thân màu đỏ hoặc màu hồng, chân quấn xà cạp, đầu chít khăn mỏ quạ màu trắng, hay tay cầm đôi đèn lồng hình chậu tứ giác, trong có đèn nến thắp sáng.
Người điều khiển thì mặc võ phục, áo chẽn đỏ thắt lưng xanh, đội mũ võ tướng, giữa có thắt hoa hồng vải đỏ và tay cầm đôi đèn lồng hình chậu lục giác. Đội múa bông uy nghi tiến vào sân lăng. Đội trưởng vừa múa đôi đèn vừa đi dẫn đội biểu diễn các đội hình biến hóa rất đẹp như một chiếc thuyền sáng rực ở trên sông, rồng bay phượng múa. Trong khi đó, tiếng trống thúc giục kèm theo tiếng nhạc réo rắt và du dương./.
Bài viết về Quảng Bình liên quan
- Lễ hội chèo cạn, múa bông tại Quảng Bình
(lehoi.org) - Nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hoá Du lịch Quảng Bình 2011, “Lễ hội chèo cạn, múa bông” sẽ diễn ra vào ngày 7/6 tại thành phố Đồng Hới. Đây là lễ hội cầu mùa mang ước nguyện...
- Hội đua thuyền tại Quảng Bình
(lehoi.org) - Lễ hội đua thuyền thường được tổ chức vào ngày mùng 2 tháng 9 hàng năm, tại sông Kiến Giang, Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Cứ đến ngày Quốc Khánh 2/9, huyện Lệ Thủy lại mở hội bơi, đua thuyền nam...
- Tưng bừng lễ hội cầu mùa tại Quảng Bình
(lehoi.org)- Đã 600 năm nay, cứ vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, nhân dân xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình lại tưng bừng tổ chức lễ hội cầu mùa, tỏ lòng thành...
- Dự kiến tổ chức Festival hang động vào tháng 5/2011 tại Quảng Bình
(lehoi.org) - Vừa qua UBND tỉnh Quảng Bình đã họp triển khai kế hoạch tổ chức Festival hang động năm 2011. Theo đó, dự kiến Festival hang động sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian tháng...
-
- Công tác chuẩn bị “Tháng Du lịch Quảng Bình năm 2012”
(lehoi.org)- N hằm đánh giá công tác chuẩn bị các hoạt động trong Tháng du lịch sắp tới , Ban tổ chức “Tháng Du lịch Quảng Bình 2012” đã tổ chức cuộc họp vào n gày 03/5/2012 . Phát biểu tại cuộc...
- Tưng bừng lễ hội hang động Quảng Bình 2013
(lehoi.org)- Tối 25/5, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Vườn QG Phong Nha- Kẻ Bàng được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới và khai mạc Lễ hội hang động Quảng Bình năm 2013 ...
- Lễ hội đập trống của người Ma Coong tại Quảng Bình
Đập Trống là một trong những lễ hội lớn của người Ma Coong mỗi năm lễ hội được tổ chức 1 lần vào ngày 16 tháng giêng âm lịch để mừng mùa trăng mới. Lễ hội được tổ chức ở tại bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch...
- Lễ rước thần ở đình làng tại Quảng Bình
Vào dịp đầu xuân, các làng các xóm thường có lễ Xuân Thủ ở tại đình làng. Trong lễ thường có buổi rước thần. Theo truyền tụng thì rước thần ở đây có mục đích chính là mời các vị thần, trong đó, vị thần...
- Lèn Vịnh Tiên Lệ và Lễ hội đền thờ Phù Đổng Thiên Vương tại Quảng Bình
Lèn Vịnh là tên gọi từ thời xa xưa một hòn núi ở xã Quảng Tiên, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Từ thuở khai thiên lập địa, Lèn Vịnh mọc lên ở giữa làng Tiên Lệ như 1 tấm bình phong lớn cao sừng sững...
-
- Hội rằm tháng ba Minh Hoá tại Quảng Bình
Hàng năm cứ vào ngày rằm tháng 3 âm lịch , những người dân ở huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa lại vào hội rằm tháng 3. Lễ cúng Bụt trước khi mở hội rằm tháng ba Minh Hóa Từ thời xa xưa, những người dân...
- Lễ hội Cầu Mùa Bảo Ninh tại Quảng Bình
(lehoi.org) - Lễ hội Cầu Mùa Bảo Ninh được tổ chức hàng năm vào ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 Âm lịch tại làng biển Bảo Ninh - TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đây là một lễ hội tiêu biểu của người dân...
- Lễ hội cầu ngư tại Quảng Bình
(lehoi.org) - Lễ hội cầu ngư được tổ chức vào dịp rằm tháng 4 hàng năm, tại xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình. Đây là một trong những lễ hội truyền thống nhằm cầu tài, cầu an, cầu mưa thuận gió hòa cho...
Ghi chú bài viết Lễ hội chèo cạn, múa bông tại Quảng Bình
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội chèo cạn, múa bông là lễ hội thường được tổ chức trong các dịp lễ kỷ niệm lớn của dân tộc. Đặc biệt, đây cũng chính là một phần không...