Lễ hội Rước Chúa Gái tại Phú Thọ
Chuyện kể rằng, do mang lễ vật đến trước Thủy Tinh, Sơn Tinh đã được đón Ngọc Hoa về làm vợ. Lễ rước dâu được tổ chức theo phong tục dân tộc và nghi lễ rất trọng thể, từ nhà cô dâu ra đến Đình Cả để dân làng làm lễ tạ. Tạ xong thì cô dâu được đưa lên kiệu rước qua làng Triệu Phú để đưa về núi Tản theo đường sông Hồng. Đến cây hương đầu làng, vì thương cha nhớ mẹ cô dâu đã không đi nữa, dân làng phải làm lễ tế Thành hoàng ở tại cây hương. Tế xong họ làm trò diễn theo các tích: Lấy tiếng hú, tế lợn và chạy địch, tế sóc và trình voi ngựa, chạy tùng dí, lễ hạ điền và các trò bách nghệ khôi hài… để vui lòng nàng công chúa và để nàng ưng thuận tiếp tục đi về nhà chồng.
Thời phong kiến tự chủ, ngoài những nghi lễ cầu tế hàng năm ở các Đền trên núi Nghĩa Lĩnh và ở trong ngôi đình Cả, nhân dân hai làng Vi - Trẹo còn tổ chức lễ Rước Chúa Gái và diễn trình theo các tích xưa. Thường cứ đến ngày 25 tháng chạp hàng năm, cả 2 thôn đều cử ông Từ lên làm lễ để mở cửa Đền nhưng thôn nào có đền thì thôn ấy cúng. Sau khi làm lễ ở trên núi xong, cả hai thôn về đình Cả bàn nhau ngày cầu cúng và bàn nhau mở hội Rước Chúa Gái.
Kiệu rước Chúa gái trong Lễ hội
Nếu nhất trí là năm đó rước Chúa Gái thì cả 2 thôn sẽ cùng về dự kiến chọn Chúa Gái và sau đó tiến hành chọn cử Chúa Gái. Tiêu chuẩn rất đơn giản nhưng phải chọn lựa thật kỹ càng, đó phải là người con gái xinh đẹp, chưa có chồng và tuổi từ 18 đến 25, gia đình phong quang (không có tang chế), là con nhà có chức sắc. Gia đình có con là Chúa Gái thì phải xếp dọn nhà cửa thành nơi thờ kính, may sắm quần áo đẹp và đồ nữ trang cho con. Trước ngày rước 1 tuần, nhà chúa Gái được dân làng trang trí, treo đèn, kết hoa, lập bàn thờ và chăng vải đỏ tựa như nhà lầu của công chúa Ngọc Hoa - Tiên Dung thờ ở Đền Giếng. Chúa Gái từ chiều 30 tháng chạp đến ngày mùng 7 tháng giêng không được đi ra ngoài, mọi nhu cầu ăn uống và sinh hoạt đều do các nữ tỳ - cũng là những cô gái chưa chồng, xinh đẹp, nhà không có tang - phục vụ.
Nghi lễ Rước Chúa gái được thực hiện trang nghiêm, thành kính
Ngày rước Chúa Gái cũng chính là ngày hội làng He. Chúa Gái đi có cờ dong trống mở và cùng rước kiệu với chúa gái có kiệu văn rước sắc và kiệu bát cống rước cổ vật. Nghi trượng là nghi thức rước trọng thể, có đủ các loại cờ, trống, chiêng, tàn, tán, lọng, bát biểu, voi gỗ, ngựa gỗ, kiếm gươm và giáo mác… Trong đám rước có phường Đồng văn hóa trang làm nhiều trò như: Câu cá, trình nghề và múa. Khi kiệu Chúa Gái đến gần Đình Cả thì có thêm 2 voi và 4 ngựa (đều được làm bằng giấy phát; xương bằng tre nứa; có đủ yên cương và to như voi, ngựa thật) chờ sẵn cùng đi.
Đông đảo người dân tới tham dự lễ rước Chúa Gái
Sau khi tế lễ Thành hoàng, dân làng diễn nhiều trò vui như: Săn lợn, chạy tùng dí, chạy địch và diễn trò bách nghệ khôi hài…để công chúa không buồn bã nữa mà vui lòng lên kiệu về với chồng trên núi Tản sông Đà. Lễ hội với không khí vui tươi, không chỉ thu hút nhân dân 2 làng Vi - Trẹo mà còn thu hút đông đảo du khách thập phương trong và ngoài huyện tới tham dự hội. Chính vì vậy mới có câu rằng:
“Vui nhất là hội Chùa Thầy
Vui thì vui thật, không tầy hội He”
Bài viết về Phú Thọ liên quan
- Hàng vạn du khách đội mưa khai hội Đền Hùng
Sáng ngày 25/4/2018 (tức ngày 10/3 âm lịch) lễ hội Đền Hùng bước vào ngày hội chính thức. Mặc dù thời tiết xấu đã được dự báo từ trước nhưng nhiều du khách vẫn không quản ngại đường xá xa xôi, sẵn sàng...
- Hỗn loạn hàng trăm thanh niên giẫm đạp cướp phết Hiền Quan lấy may
Chiều 28/2/2018 (tức 13 tháng Giêng) diễn ra hội phết Hiền Quan tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Hàng trăm trai làng lội bùn, giằng xé, giẫm đạp lên nhau để cướp phết gây ra cảnh hỗn loạn...
- Vây kín miếu Đụ Đị xem lễ hội Tình Phộc ở Phú Thọ
Vào đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ diễn ra lễ hội "Linh tinh tình phộc" hay còn gọi là "Lễ hội Trò Trám". Điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của người...
- Hàng trăm người dân Phú Thọ hò hét bắt lợn ông Cầu lấy may đầu xuân 2018
Sáng ngày 20/2, tức mùng 5 Tết Nguyên đán 2018, người dân làng Hà Thạch (Phú Thọ) náo nhiệt tổ chức Lễ hội bắt lợn Ông Cầu trong không khí ngày xuân vui tươi, phấn khởi. Thanh niên trai tráng tham...
-
- Hội vật đuổi giải đình Vĩnh Mỗ tại Phú Thọ
Hội vật đuổi giải đình Vĩnh Mộ tổ chức ngày 7-11/1 âm lịch tại thôn Vĩnh Tề, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Hội đình Vĩnh Mộ nhằm tưởng nhớ công ơn Thành hoàng làng. Hội vật đuổi giải...
- Hội bắt lợn Ông Cầu tại Phú Thọ
Hội bắt lợn Ông Cầu là lễ hội cổ truyền độc đáo của người dân Hà Thạch. Hôi bắt lợn Ông Cầu tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ thời kỳ đầu dựng nước. Hội bắt Ông Cầu truyền thống...
- Hội Hà Thạch tại Phú Thọ
Hàng năm, dân làng Hà Thạch tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, lớn nhất là lễ chém lợn ngày 5/1 âm lịch và lễ cầu truyền thống ngày 10/10 âm lịch. Hội Hà Thạch được tổ chức trang nghiêm theo nghi thức...
- Hội chùa Thắm tại Phú Thọ
Hội chùa Thắm được tổ chức ngày 5/5 âm lịch hàng năm tại xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm của hội chùa Thắm có lễ dâng cúng Bà Chúa mở cửa rừng. Hội chùa Thắm dâng lễ Bà Chúa mở cửa rừng...
- Hội đình Cả tại Phú Thọ
Vào dịp đầu xuân năm mới hàng năm, người dân và du khách thập phương về tham dự hội đình Cả, thôn Phương Xá, xã Phương Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ được hòa mình vào không khí náo nhiệt trong lễ rước voi...
-
- Hội đình làng Lâu Thượng tại Phú Thọ
Hội đình làng Lâu Thượng là một trong những lễ hội truyền thống từ xa xưa nhưng đã bị mai một và thất truyền từ hơn 60 năm qua, đến năm 2010 mới được phục dựng lại. Đình làng Lâu Thượng nơi diễn ra lễ...
- Lễ rước ông Khiu bà Khiu tại Phú Thọ
Lễ rước ông Khiu bà Khiu (hay còn gọi lễ cầu mùa) được tổ chức ngày 4/1 âm lịch tại xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ rước ông Khiu, bà Khiu là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa...
- Lễ hội Xuống đồng ở Mường Cúc - Phú Thọ
Lễ hội Xuống đồng Mường Cúc là một lễ hội truyền thống của người Mường ở xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ được tổ chức vào ngày mùng 7, 8 tháng giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, bà con...
- Lễ hội rước voi Đào Xá - Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất tổ giàu truyền thống lịch sử với kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, đa dạng. Trong đó, lễ hội chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh vùng đất tổ...
- Long trọng khai mạc Lễ hội đền Hùng 2011 tại Phú Thọ
(lehoi.org)- Ngày 8/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, trong không khí trang nghiêm, thành kính tri ân, đại diện UBND tỉnh Phú Thọ và nhân dân địa phương cùng...
- Nhiều tỉnh, thành trong cả nước tổ chức giỗ Tổ 10/3
(lehoi.org)- Cùng với các hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương, tại Phú Thọ, ngày 12-4 (tức ngày 10 tháng 3 âm lịch), nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức dâng hương tưởng niệm các...
Ghi chú bài viết Lễ hội Rước Chúa Gái tại Phú Thọ
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội rước chúa gái thường được tổ chức vào ngày mùng 7 và ngày mùng 8 tháng giêng, ở tại thị trấn Hùng Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ. Rước chúa gái...