Hội Bạch Hạc tại Phú Thọ
2 kỳ hội Bạch Hạc cũng có các nghi lễ và các trò chơi giống như những ngày hội Xuân, Thu khác ở miền Bắc, nhưng đáng chú ý nhất, ở đây có cuộc thi thuyền trên sông Lô và có tục cướp cầu.
Tục cướp cầu diễn ra trong thời kỳ hội mùng 3 tháng giêng. Đây là 1 thú vui đặc biệt của dân làng và hàng năm, trong ngày hội, dân chúng ở các xã lân cận đã kéo nhau tới đây rất đông để xem và đôi khi cũng là để tham dự cuộc cướp cầu.
Mỗi năm dân làng sẽ cử 1 người may bộ cầu để tung cho dân làng cướp trong dịp hội. Người được cử may bộ cầu là một điều rất vinh dự trong dân xã, thường là hương chức ở trong làng. Bộ cầu gồm có: 1 quả cầu mẹ và 8 quả cầu con. Mỗi quả cầu gồm có 1 nắm bông bọc trong vải ngũ sắc và có thêu chỉ mầu sặc sỡ. 1 sợi chỉ được đính vào quả cầu, 1 đầu chỉ được buộc vào một ngành tre. Mỗi quả cầu đều có dải buông thõng, dải hoặc là khâu bằng lụa màu, hoặc là kết bằng chỉ sặc sỡ.
Sáng ngày mùng 3 Tết, dân làng sẽ tới nhà vị Hương chức được chỉ định may cầu để rước bộ cầu ra đình. Đám rước rất long trọng có cụ Tiên chỉ trong làng cầm hương, các nam nữ thanh niên đi theo và có cả phường bát âm cử nhạc điểm theo tiếng chiêng tiếng trống rất oai nghiêm. Chín mẹ con quả cầu bầy trên long đình do 4 người thanh niên khiêng.
Khi rước tới đình, cả bộ cầu được kính cẩn đặt lên trên bàn thờ thay cho bộ cầu của năm trước. Kế đó là đến lễ tế cầu. Tế cầu xong là cuộc tung cầu để cho dân làng và cả dân thiên hạ cùng chen nhau cướp.
Cầu tung từng 3 quả một, mỗi một lần tung đều do một vị hương chức hoặc do một vị bô lão đảm nhiệm.
Đầu tiên là ông Tiên Chỉ, vào thời Pháp thuộc khi không có ông Tiên Chỉ, thì sẽ do ông niên trưởng trong làng, - tung quả cầu Mẹ và 2 quả cầu Con. Vị này trước hết phải đọc một bài văn chúc, đại khái là ca tụng phong cảnh của làng, dân phong và nhất là sự linh thiêng của Đức Thành Hoàng đã che chở cho dân được thịnh vượng và làng xã được yên bình. Sau bài văn chúc 3 cành tre được giơ cao theo nhịp trống thờ. Khi tiếng trống dứt, thì dân làng hò reo ầm ĩ. Dứt hồi hò reo, vị Tiên Chỉ lại đọc tiếp một bài văn chúc thứ 2 cầu cho dân chúng ở trong xã gặp được mọi sự tốt lành. Tiếp theo bài văn chúc thứ 2 lại là 1 hồi trống và 1 loạt hò reo ầm ĩ.
Sau đó vị Tiên Chỉ hoặc niên trưởng sẽ tháo 3 quả cầu buộc ở ngành tre ra và buộc lại với nhau làm một rồi tung lên để cho dân chúng xô nhau cướp cho đến khi có một người nắm chặt được bộ cầu thì mới dừng.
Sáu quả cầu sau đó do 2 vị chức sắc hoặc bô lão khác mỗi người tung 3 quả, nhưng lần này, không còn hai bài văn chúc nữa, mà chỉ có trống đánh nhịp và mọi người hò reo để cướp cầu. Họ tin rằng cướp được quả cầu sẽ gặp được nhiều may mắn.
Cướp được cầu, dù là một quả hay bộ ba quả, đều có thể đem về nhà làm kỷ niệm, hoặc để lại thờ tại đình. Thường thường người dân làng Bạch Hạc, cướp được cầu, họ vẫn mang tới đình để thờ cho tới năm sau.
Tục cướp cầu, tuy chỉ là 1 cổ tục cử hành hàng năm theo những nghi thức cổ truyền, nhưng đây lại chính là một cổ tục đề cao tinh thần thượng võ, chứng tỏ rằng người dân Việt Nam luôn luôn sẵn sàng bất khuất nó đã khiến dân tộc Việt Nam được tự chủ với bốn nghìn năm lịch sử.
Cuộc thi thuyền hàng năm tại làng Bạch Hạc được tổ chức vào ngày rã đám trong kỳ hội từ ngày mùng 10 đến ngày 13 tháng 3, tổ chức trên dòng sông Lô để những người dân xã và khách trẩy hội từ thập phương tới có thể đứng ở hai bên bờ sông để dự xem.
Thi đua thuyền trong lễ hội Bạch Hạc
Làng có 4 giáp: Bộ Đầu, Tiểu Hạc, Đông Nam và Thần Chúc. Mỗi một giáp có một chiếc trải dài bằng gỗ chò, dài khoảng hơn hai chục thước, rộng khoảng chừng thước rưỡi, được đóng bằng nguyên cả cây gỗ theo chiều dài. Chiếc trải có năm chục bơi chèo ở 2 bên; đầu trải uốn thành rồng và đuôi trải cũng lượn khúc giống như đuôi rồng.
Để tham dự cuộc bơi trải các giáp đều kén những dân đinh khoẻ mạnh sung vào những tay bơi và mỗi giáp năm chục người cho chiếc trải, nhưng giáp nào cũng kén một số người dự khuyết. Ngoài những tay bơi, mỗi giáp còn phải kén 3 người, 3 người này thường là các bậc đàn anh ở trong giáp, 1 người đứng đầu thuyền cầm cờ hiệu, 1 người đứng giữa gõ một chiếc trống khẩu để giữ nhịp cho những tay chèo, và ở cuối thuyền, 1 người ngồi cầm lái. Mỗi bên mạn thuyền là 25 tay chèo, đây đều là những tay trai lực lưỡng đã được hàng giáp lựa chọn, và đã có luyện tập cùng với 3 vị đàn anh điều khiển chiếc trải. Trong lúc bơi, họ vừa chèo vừa reo hò. Để có thể kết hợp nhịp nhàng họ phải tập luyện trước cả tháng.
Lúc cuộc thi bắt đầu, 4 chiếc trải xếp hàng đều nhau ở trước cửa đình làng. thật là 1 cảnh nhộn nhịp cho người xem và cả cho những người dự cuộc. Người dân giáp nào cũng hồi hộp như chính những tay bơi.
Những chiếc trải khởi hành ở trước cửa đình làng và bơi cho tới ngã ba sông nhánh chảy vào sông lô. Theo lời truyền tụng thì đây là dân làng diễn lại tích đức Thổ Lệnh đại vương, tiễn đức tản viên khi xưa, lúc đức Tản Viên tới thăm ngài ra về.
Chiếc trải về tới đình trước nhất sẽ có được giải thưởng và được làm lễ đốt mừng bánh pháo.
Gặp những năm dân làng làm ăn thịnh vượng, mùa màng bội thu, nhân dịp hội tháng 3, dân làng sẽ tổ chức cờ người thay cho cờ bỏi, cờ người cũng chơi giống như cờ bỏi chỉ khác quân cờ thay vì những biển cờ có khắc chữ, thì là những nam nữ thanh niên mặc quần áo có thêu chữ mang tên những quân cờ, chữ thêu ở trước ngực và ở sau lưng người đóng quân cờ. Cũng có những nơi, quân cờ mặc quần áo như thường, nhưng có thêm chiếc biển khắc hoặc viết chữ theo bộ cờ, như vậy mỗi nước đi, nếu quân cờ di chuyển thì phải mang theo chiếc biển của mình. Tại mỗi vị trí của bàn cờ đều có một chiếc ghế để cho quân cờ ngồi.
Tại những xã lớn thịnh đạt, những nam nữ đóng quân cờ còn mang theo cả khí giới, và khi quân bên nọ ăn quân bên kia, quân cờ ăn sẽ múa 1 thế võ như hạ quân cờ bị ăn, giống y như trong một màn hát bội.
Ngoài những cổ tục trên, hội còn có nhiều những trò vui khác như tổ tôm điếm, đáo đĩa v.. v..
Bài viết về Phú Thọ liên quan
- Hàng vạn du khách đội mưa khai hội Đền Hùng
Sáng ngày 25/4/2018 (tức ngày 10/3 âm lịch) lễ hội Đền Hùng bước vào ngày hội chính thức. Mặc dù thời tiết xấu đã được dự báo từ trước nhưng nhiều du khách vẫn không quản ngại đường xá xa xôi, sẵn sàng...
- Hỗn loạn hàng trăm thanh niên giẫm đạp cướp phết Hiền Quan lấy may
Chiều 28/2/2018 (tức 13 tháng Giêng) diễn ra hội phết Hiền Quan tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Hàng trăm trai làng lội bùn, giằng xé, giẫm đạp lên nhau để cướp phết gây ra cảnh hỗn loạn...
- Vây kín miếu Đụ Đị xem lễ hội Tình Phộc ở Phú Thọ
Vào đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ diễn ra lễ hội "Linh tinh tình phộc" hay còn gọi là "Lễ hội Trò Trám". Điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của người...
- Hàng trăm người dân Phú Thọ hò hét bắt lợn ông Cầu lấy may đầu xuân 2018
Sáng ngày 20/2, tức mùng 5 Tết Nguyên đán 2018, người dân làng Hà Thạch (Phú Thọ) náo nhiệt tổ chức Lễ hội bắt lợn Ông Cầu trong không khí ngày xuân vui tươi, phấn khởi. Thanh niên trai tráng tham...
-
- Hội vật đuổi giải đình Vĩnh Mỗ tại Phú Thọ
Hội vật đuổi giải đình Vĩnh Mộ tổ chức ngày 7-11/1 âm lịch tại thôn Vĩnh Tề, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Hội đình Vĩnh Mộ nhằm tưởng nhớ công ơn Thành hoàng làng. Hội vật đuổi giải...
- Hội bắt lợn Ông Cầu tại Phú Thọ
Hội bắt lợn Ông Cầu là lễ hội cổ truyền độc đáo của người dân Hà Thạch. Hôi bắt lợn Ông Cầu tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ thời kỳ đầu dựng nước. Hội bắt Ông Cầu truyền thống...
- Hội Hà Thạch tại Phú Thọ
Hàng năm, dân làng Hà Thạch tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, lớn nhất là lễ chém lợn ngày 5/1 âm lịch và lễ cầu truyền thống ngày 10/10 âm lịch. Hội Hà Thạch được tổ chức trang nghiêm theo nghi thức...
- Hội chùa Thắm tại Phú Thọ
Hội chùa Thắm được tổ chức ngày 5/5 âm lịch hàng năm tại xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm của hội chùa Thắm có lễ dâng cúng Bà Chúa mở cửa rừng. Hội chùa Thắm dâng lễ Bà Chúa mở cửa rừng...
- Hội đình Cả tại Phú Thọ
Vào dịp đầu xuân năm mới hàng năm, người dân và du khách thập phương về tham dự hội đình Cả, thôn Phương Xá, xã Phương Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ được hòa mình vào không khí náo nhiệt trong lễ rước voi...
-
- Hội đình làng Lâu Thượng tại Phú Thọ
Hội đình làng Lâu Thượng là một trong những lễ hội truyền thống từ xa xưa nhưng đã bị mai một và thất truyền từ hơn 60 năm qua, đến năm 2010 mới được phục dựng lại. Đình làng Lâu Thượng nơi diễn ra lễ...
- Lễ rước ông Khiu bà Khiu tại Phú Thọ
Lễ rước ông Khiu bà Khiu (hay còn gọi lễ cầu mùa) được tổ chức ngày 4/1 âm lịch tại xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ rước ông Khiu, bà Khiu là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa...
- Lễ hội Xuống đồng ở Mường Cúc - Phú Thọ
Lễ hội Xuống đồng Mường Cúc là một lễ hội truyền thống của người Mường ở xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ được tổ chức vào ngày mùng 7, 8 tháng giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, bà con...
- Lễ hội rước voi Đào Xá - Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất tổ giàu truyền thống lịch sử với kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, đa dạng. Trong đó, lễ hội chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh vùng đất tổ...
- Long trọng khai mạc Lễ hội đền Hùng 2011 tại Phú Thọ
(lehoi.org)- Ngày 8/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, trong không khí trang nghiêm, thành kính tri ân, đại diện UBND tỉnh Phú Thọ và nhân dân địa phương cùng...
- Nhiều tỉnh, thành trong cả nước tổ chức giỗ Tổ 10/3
(lehoi.org)- Cùng với các hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương, tại Phú Thọ, ngày 12-4 (tức ngày 10 tháng 3 âm lịch), nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức dâng hương tưởng niệm các...
Ghi chú bài viết Hội Bạch Hạc tại Phú Thọ
Từ khóa:
(lehoi.org)- Làng Bạch Hạc xưa kia là Phong Châu, kinh đô của nước Văn lang đời Hùng Vương, ngày nay là Phường Bạch Hạc thuộc Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú...