Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của các lễ hội trên vùng đất Tổ
Lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ phong phú về số lượng, đa dạng về nội dung, hình thức và thường gắn liền với đời sống sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Lễ hội truyền thống của Phú Thọ thường được tổ chức chủ yếu vào mùa xuân. Các lễ hội vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính huyền thoại đã tạo nên sự hấp dẫn với đông đảo du khách.
Trên khắp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, lễ hội truyền thống được phân bố rộng khắp từ khu vực người Kinh cho đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, tập trung chủ yếu nhất là khu vực Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh. Đây là khu vực có nhiều di tích và lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng. Còn khu vực dọc sông Đà và vùng đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Sơn, Thanh Thủy…là vùng có nhiều di tích và lễ hội tưởng niệm Tản Viên Sơn Thánh...
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng
Để tiếp tục sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), UBND tỉnh Phú Thọ đã xây dựng dự án “Phục dựng các lễ hội truyền thống tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010” nhằm thúc đẩy và góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh, đặc biệt là mục tiêu phát triển thương mại - du lịch. Do vậy, thời gian qua các di tích lịch sử, văn hóa và các lễ hội trên địa bàn tỉnh đã được các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể Văn hóa, Công an, Xây dựng, MTTQ, Giáo dục... đã phối hợp đầu tư, tôn tạo, xây dựng, bảo vệ, khôi phục và phục vụ các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội lành mạnh ở các địa phương.
Tính đến nay, tỉnh Phú Thọ đã duy trì và phục dựng khoảng 228 lễ hội. Những lễ hội này đều có nét chung là gắn chặt với cộng đồng dân tộc, với tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng - tổ tiên của người Việt và các loại hình tín ngưỡng của người Việt cổ mang tính cội nguồn sâu đậm; phản ánh các sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của người dân vùng đất Tổ nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Do vậy, việc tổ chức và phục dựng các lễ hội có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng cho các thế hệ con cháu mai sau. Có những lễ hội đã trở thành tâm điểm như lễ hội Đền Hùng, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, hội Phết Hiền Quan... Trong đó, lễ hội Đền Hùng được tổ chức ở quy mô cấp quốc gia.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hằng năm trong không khí trang trọng và thành kính với nhạc lễ, lễ phục và nghi thức truyền thống. Phần hội thì được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, phong phú, hấp dẫn, quy tụ những sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc của các vùng văn hóa tiêu biểu trong tỉnh; có sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, đáp ứng yêu cầu giáo dục và thẩm mỹ của nhân dân trong thời đại mới. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là ngày lễ lớn của dân tộc, góp phần tôn vinh văn hóa của dân tộc, khẳng định ý nghĩa , đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn và biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.
Biểu diễn hát Xoan nghi lễ tại đền Quốc Tổ Lạc Long Quân
Các Lễ hội ở vùng đất Tổ vô cùng phong phú và đặc sắc. Theo nghi thức truyền thống, các lễ hội được tổ chức đều có hai phần lễ và hội. Phần lễ được duy trì và bảo tồn theo nghi thức truyền thống. Đó là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của nhân dân đối với thần linh và các lực lượng siêu nhiên nói chung, thần thành hoàng nói riêng; phản ánh những nguyện vọng, ước mơ chính đáng của người dân trước cuộc sống, đảm bảo ý nghĩa lịch sử, văn hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc và phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân .
Phần hội là những trò chơi mang tinh thần dân tộc và tinh thần thượng võ…để mọi người có thể vui chơi tự do, thoải mái không bị ràng buộc bởi nghi lễ tôn giáo, đẳng cấp hay tuổi tác. Nội dung và hình thức tổ chức phần hội đều đảm bảo tính hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giải trí của đông đảo người dân và du khách. Bên cạnh đó, thời gian qua cơ sở vật chất ở các lễ hội đã được quan tâm đầu tư để nâng cấp, quy hoạch lại; trình độ tổ chức và quản lý lễ hội ở nhiều địa phương đã được nâng cao. Những lễ hội lớn và những lễ hội quy mô làng xã ở Phú Thọ đã được nâng tầm hơn so với trước đây, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương.
Hiện nay, phần lớn các lễ hội ở Phú Thọ đã được tổ chức theo đúng quy định của Nhà nước và phát huy được tiềm năng, vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo cũng như sự đóng góp của nhân dân. Điển hình như Lễ hội rước chúa gái ở thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao là hình thức nguyên sơ của lễ hội Đền Hùng trước cách mạng tháng Tám. Trải qua thời gian, lễ hội rước chúa gái đã bị mai một và thất truyền. Nhằm phát huy các giá trị văn hóa dân gian truyền thống, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương, từ năm 1992 lễ hội rước chúa gái đã được địa phương khôi phục lại theo đúng nghi lễ dân gian. Trong ngày rước chúa gái, địa phương đã khôi phục lại các trò diễn truyền thống như lấy tiếng hú, săn lợn chạy đích, tế sóc, trình voi ngựa, chạy tùng rí, lễ hạ điền, trò bách nghệ khôi hài... thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Việc khôi phục lại lễ hội rước chúa gái đã đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của đông đảo người dân. Bởi đó là một hình thức tỏ lòng nhớ ơn và tôn vinh bà chúa gái, người đã có công dạy dân cấy lúa, đắp đê trị vì thủy lợi và đem lại cuộc sống no ấm cho họ.
Còn Lễ hội chọi trâu ở xã Phù Ninh tuy mới được phục dựng lại từ năm 2009 nhưng đến nay đã thu hút được đông đảo du khách và nhân dân địa phương tham dự. Đây là một lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian của cư dân nông nghiệp vùng ĐBBB với tín ngưỡng gắn biểu tượng con trâu và tục sát sinh vật thiêng hiến tế thần linh để cầu cho "mưa thuận, gió hoà", cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người dân no ấm, hạnh phúc. Người dân tham gia lễ hội chọi trâu là để cầu sức khỏe và sự may mắn trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Lễ hội chọi trâu được khôi phục đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá, giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc, quảng bá nền văn hóa dân gian và góp phần xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Hội Phết Hiền Quan (Tam Nông) là một lễ hội truyền thống đã được nhiều người biết đến như là một lễ hội đặc sắc của Phú Thọ. Hội Phết truyền thống được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ công chúa Thiều Hoa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng đã có công đánh giặc cứu nước, đồng thời khơi dậy tinh thần thượng võ của nhân dân ta. Bên cạnh việc trình diễn các trò chơi dân gian của các làng cổ trong vùng như tứ dân chi nghiệp, ném cầu giỏ, kéo lửa nấu cơm, giã bánh dày, đánh cờ tướng... thì tâm điểm của hội Phết chính là lễ rước và cướp Phết. Trong dịp này, hàng vạn người dân và du khách thập phương đã đến thắp hương tưởng niệm công chúa Thiều Hoa để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và cùng tham gia cướp phết với mong ước giành được nhiều niềm vui, may mắn trong dịp đầu xuân...
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn, tỉnh Phú Thọ đã rất coi trọng công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các văn bản của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lễ hội nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của người dân cùng chính quyền địa phương trong công tác tổ chức lễ hội. Đồng thời, các cấp chính quyền cũng tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ về giá trị của các lễ hội, về công đức các danh nhân, anh hùng dân tộc, để người dân có trách nhiệm bảo vệ nơi thờ tự, bảo vệ cảnh quan môi trường; thực hiện nếp sống văn minh khi tham dự lễ hội. Hiện nay nhiều địa phương trong tỉnh đã lồng ghép những vấn đề này vào các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và coi đó là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của địa phương.
Thành phố Việt Trì là địa phương có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể nhiều và đặc sắc nhất, phản ánh rõ nét phong tục tập quán và đời sống sinh hoạt của người dân từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Những năm gần đây, dưới sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, một số lễ hội truyền thống trên địa bàn TP Việt Trì đã được khôi phục và thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách và góp phần tích cực trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” như: Hội bơi chải (Bạch Hạc); giã bánh dày (Mộ Chu Hạ); rước kiệu ở làng Hùng Lô; rước ông Khưu, bà Khưu ở Thanh Đình; hội vật ở Lâu Thượng, lễ tịch điền ở Minh Nông…Các lễ hội truyền thống được khôi phục đã tạo nên một diện mạo văn hóa đặc trưng riêng của Việt Trì - thành phố của lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Lễ hội truyền thống có giá trị đặc biệt trong sự cố kết nối cộng đồng, đồng thời cũng là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ mai sau hiểu rõ được công lao của bậc tổ tiên, bày tỏ lòng tri ân công đức của các vị anh hùng dân tộc, các bậc tiền bối đã có công dựng nước, giữ nước và đấu tranh giải phóng dân tộc. Việc bảo tồn và tổ chức các lễ hội truyền thống còn góp phần tích cực trong việc giao lưu, hòa nhập với các nền văn hóa trên thế giới, tạo nền tảng vững chắc cho văn hoá đất Tổ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung đủ sức chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai.
Bài viết về Phú Thọ liên quan
- Hàng vạn du khách đội mưa khai hội Đền Hùng
Sáng ngày 25/4/2018 (tức ngày 10/3 âm lịch) lễ hội Đền Hùng bước vào ngày hội chính thức. Mặc dù thời tiết xấu đã được dự báo từ trước nhưng nhiều du khách vẫn không quản ngại đường xá xa xôi, sẵn sàng...
- Long trọng khai mạc Lễ hội đền Hùng 2011 tại Phú Thọ
(lehoi.org)- Ngày 8/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, trong không khí trang nghiêm, thành kính tri ân, đại diện UBND tỉnh Phú Thọ và nhân dân địa phương cùng...
- Nhiều tỉnh, thành trong cả nước tổ chức giỗ Tổ 10/3
(lehoi.org)- Cùng với các hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương, tại Phú Thọ, ngày 12-4 (tức ngày 10 tháng 3 âm lịch), nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức dâng hương tưởng niệm các...
- Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành lễ hội văn hóa của dân tộc
Tưng bừng hoạt động Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba” - như thường niên - cứ mùng 10 mới là chính hội, nhưng trong dòng chảy tâm linh hướng về cội nguồn được khởi lên...
-
- Linh thiêng Lễ dâng hương giỗ Quốc tổ Lạc Long Quân, mẫu Âu Cơ
(lehoi.org)- Sáng ngày 27/3 (tức 6/3 Âm lịch), Ban tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2012 thay mặt đồng bào cả nước đã tổ chức trọng thể Lễ giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân...
- Tưng bừng Lễ rước kiệu Đền Hùng năm 2012
(lehoi.org)- Ngày 29/3 (tức mùng 8/3 Âm lịch), nghi thức rước kiệu và dâng lễ vật lên vua Hùng của nhân dân 6 xã vùng ven Khu di tích Lịch sử Đền Hùng đã long trọng diễn ra....
- Hàng nghìn người đến tham dự lễ giỗ Tổ vua Hùng
(lehoi.org) - Hôm nay 10/3 âm lịch (tức 12/4/2011), hàng trăm nghìn người con từ khắp mọi miền tổ quốc, kiều bảo ở nước ngoài đã hành hương về khu di tích Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ...
- Lễ giỗ Quốc tổ Lạc Long Quân: đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc
(lehoi.org) - Vào ngày 19/4/2010 (tức 6/3 âm lịch), Ban Tổ chức Lễ hội Đền Hùng - Giỗ tổ Hùng Vương năm 2010 đã tổ chức lễ dâng hương giỗ Quốc tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Lạc Long Quân trên...
- Dự kiến đón 6 triệu du khách đến lễ hội đền Hùng 2011 tại Phú Thọ
(lehoi.org) - Năm nay, Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ) sẽ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 12/4/2011 (tức mùng 4 đến 10 tháng 3 âm lịch), với nhiều hoạt động trải dài trong một không gian rộng, từ TP Việt...
-
- Nhiều hoạt động đa dạng và đặc sắc trong lễ hội Đền Hùng năm 2011
(lehoi.org) - Năm 2011 là một năm lẻ, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ trì cùng với sự tham gia của rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước sẽ có rất nhiều hoạt động...
- Đã sẵn sàng cho Lễ hội Đền Hùng 2011
Bà Nguyễn Thị Kim Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, trong dịp lễ Giỗ Tổ (từ ngày 6 đến 10-3 âm lịch), tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng để đón khoảng hơn 6 triệu lượt du khách về thăm...
- Đưa đền Hạ và đền Giếng vào phụ vụ lễ hội đền Hùng 2011 tại Phú Thọ
(lehoi.org) - Ngày mùng 2/4/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã làm lễ rước long ngai bài vị thờ các vị Vua Hùng vào đền Hạ và rước tượng nhị vị thánh cô (hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa)...
- Phục dựng 36 lễ hội trong dịp Lễ hội đền Hùng 2011 tại Phú Thọ
(lehoi.org) - Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã cho biết, sau lễ Giỗ tổ Hùng vương, sẽ diễn ra một loạt các chuỗi hoạt động ở trong 13 huyện và ở các thị xã tại vùng ven khu di tích lịch sử đền Hùng. Chủ...
- Đánh giá hoạt động phục vụ giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng 2011 tại Phú Thọ
(lehoi.org) - Vừa qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổng kết đánh giá các hoạt động văn hóa thể thao du lịch phục vụ giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Tân Mão - năm 2011. Đánh...
- 4 triệu khách dự Lễ hội đền Hùng năm Tân Mão 2011
Ông Hoàng Dân Mạc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ cho biết, trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng năm Tân Mão 2011, tỉnh đã đón khoảng hơn 4 triệu lượt khách về dự lễ hội và...
- Việt Trì: Thành phố Lễ hội về với cội nguồn
Mới đây, tỉnh Phú Thọ đã quyết định xây dựng Việt Trì trở thành "Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam" với mục tiêu biến nơi này thành thành phố du lịch của Việt Nam và thế giới, mang đậm...
- Giỗ Tổ Hùng Vương – lễ hội Đền Hùng năm 2012 diễn ra trong 6 ngày
Năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng sẽ được tổ chức trong 6 ngày, từ ngày 5/3 đến ngày 10/3 âm lịch (tức từ ngày 26/3 đến 31/3) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, TP Việt Trì và các xã, phường...
- Quảng bá di sản hát Xoan trong Lễ hội đền Hùng 2012
BTC cho biết, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm 2012 sẽ tổ chức nhiều điểm Hát Xoan tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các phường Xoan gốc… nhằm quảng bá nghệ thuật Hát Xoan Phú Thọ. Được biết...
- Những nét mới trong Đại lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2012
Theo BTC, nét mới tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2012 là lễ rước kiệu của các xã vùng ven về Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẽ có sự tham gia của các đoàn Ngoại giao và đại diện Tổ chức UNESCO...
- Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Đền Hùng 2012 tại Phú Thọ
(lehoi.org)- N gày 29/2, H ội nghị đánh giá công tác chuẩn bị cho Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2012 của Ban tổ chức lễ hội Đền Hùng đã được tổ chức và theo kết quả hội nghị, n ội dung chuẩn bị giỗ Tổ Hùng Vương...
- Tích cực chuẩn bị cho giỗ Tổ Hùng Vương 2012 tại Phú Thọ
(lehoi.org)- Với tấm lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, BTC lễ hội cùng nhiều cấp, nhiều ngành trong tỉnh đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động trong Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2012....
- Long trọng khai hội Đền Hùng 2012
(lehoi.org)- Sáng 26/3 (tức 5/3 Âm lịch), Lễ hội đền Hùng 2012 đã chính thức khai mạc với màn mở đầu là Lễ dâng hương tại điện Kính Thiên trên đỉnh Nghĩa Lĩnh thuộc Khu di tích Đền Hùng. Vào đúng 8h...
- Lễ hội Đền Hùng 2012 thu hút 6 triệu lượt khách
(lehoi.org)- Chỉ trong 10 ngày chính hội từ 01-10/3 ÂL, Lễ hội Đền Hùng 2012 đã thu hút được 6 triệu lượt du khách. Điều đó thể hiện tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có sức sống và sức lan tỏa rất sâu rộng...
- Phú Thọ: Đề nghị công nhận di sản tín ngưỡng thờ vua Hùng
Mới đây, UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng ở Phú Thọ sẽ sớm được đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang...
- Công tác chuẩn bị cho lễ tôn vinh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” tại Phú Thọ
(lehoi.org) - Ngày 13/4 (tức ngày 4/3 âm lịch), Lễ tôn vinh và đón nhận Bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ được long trọng...
- Tích cực chuẩn bị cho Lễ đón nhận bằng di sản thế giới - Lễ hội đền Hùng năm 2013 tại Phú Thọ
(lehoi.org)- Theo dự kiến, ngày 13/4 (tức 4/3 âm lịch), tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức Lễ đón bằng công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản thế giới. Để đảm bảo các nghi lễ trong lễ hội diễn ra...
- Họp báo công bố thời gian và những hoạt động diễn ra trong Lễ hội Đền Hùng năm 2013
(lehoi.org)- Ngày 01/04 tại Hà Nội, Bộ Thông tin - Truyền Thông đã phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức buổi họp báo công bố thời gian và những hoạt động sẽ diễn ra trong Lễ hội Đền Hùng...
- Dân tộc Việt Nam hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng năm 2013
(lehoi.org)- Trong những ngày đầu tháng 3 âm lịch, người dân cả nước với tấm lòng thành kính cao độ đã và đang hướng về miền đất Tổ, tìm về cội nguồn dân tộc, cùng hòa chung nhịp đập trái tim trong không...
- Khai mạc Lễ hội đền Hùng 2013 tại Phú Thọ
(lehoi.org)- Tối 13/4, UBND tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội đền Hùng 2013 và lễ tôn vinh, đón nhận bằng UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là di sản...
- Tưng bừng Lễ hội Văn hoá dân gian đường phố năm 2013 tại Phú Thọ
(lehoi.org)- Sáng 13/4 tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ, hàng nghìn người dân và du khách đã nô nức về tham dự Lễ hội Văn hoá dân gian đường phố năm 2013 tại Phú Thọ với chủ đề “Văn hoá đất Tổ Hùng Vương...
- Nhiều hoạt động đặc sắc trong lễ hội Đền Hùng năm 2013
(lehoi.org)- Từ ngày 14-19/4, Lễ hội Đền Hùng năm 2013 đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống nhằm tỏ lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên các vua Hùng và đã thu hút hàng vạn...
- Trang trọng lễ Dâng hương tưởng niệm các vua Hùng
(lehoi.org)- Sáng 19/4 (tức 10/3 âm lịch ), Nghi Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng được tổ chức long trọng tại Đền thờ Vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tham dự nghi...
- Sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng 2014 tại Phú Thọ
(lehoi.org)- Sắp tới, Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2014 sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 5-9/4/2014 (tức 6-10/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và các xã, phường vùng ven...
- Tăng cường đảm bảo trật tự và an toàn giao thông dịp Giỗ tổ Hùng Vương
(lehoi.org)- Ngày giỗ tổ Hùng Vương đang tới gần, việc đảm bảo trật tự và an toàn giao thông phục vụ Giỗ tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng 2015 là nhiệm vụ quan trọng nhất được các ngành chức năng tỉnh...
- Tưng bừng tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng 2015
(lehoi.org)- Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2015 được diễn ra trang trọng và thành kính với sự tham gia của tỉnh Phú Thọ và 5 tỉnh thành khác như Sơn La, Phú Yên, Đắc Nông, Tiền Giang và...
- Lễ Hội đền Hùng tại Phú Thọ
Lễ hội Đền Hùng là một trong những lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ tới các vua Hùng đã có công dựng nước. Phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá từ rất lâu đời ở nước...
- Hỗn loạn hàng trăm thanh niên giẫm đạp cướp phết Hiền Quan lấy may
Chiều 28/2/2018 (tức 13 tháng Giêng) diễn ra hội phết Hiền Quan tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Hàng trăm trai làng lội bùn, giằng xé, giẫm đạp lên nhau để cướp phết gây ra cảnh hỗn loạn...
- Vây kín miếu Đụ Đị xem lễ hội Tình Phộc ở Phú Thọ
Vào đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ diễn ra lễ hội "Linh tinh tình phộc" hay còn gọi là "Lễ hội Trò Trám". Điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của người...
- Hàng trăm người dân Phú Thọ hò hét bắt lợn ông Cầu lấy may đầu xuân 2018
Sáng ngày 20/2, tức mùng 5 Tết Nguyên đán 2018, người dân làng Hà Thạch (Phú Thọ) náo nhiệt tổ chức Lễ hội bắt lợn Ông Cầu trong không khí ngày xuân vui tươi, phấn khởi. Thanh niên trai tráng tham...
- Hội vật đuổi giải đình Vĩnh Mỗ tại Phú Thọ
Hội vật đuổi giải đình Vĩnh Mộ tổ chức ngày 7-11/1 âm lịch tại thôn Vĩnh Tề, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Hội đình Vĩnh Mộ nhằm tưởng nhớ công ơn Thành hoàng làng. Hội vật đuổi giải...
- Hội bắt lợn Ông Cầu tại Phú Thọ
Hội bắt lợn Ông Cầu là lễ hội cổ truyền độc đáo của người dân Hà Thạch. Hôi bắt lợn Ông Cầu tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ thời kỳ đầu dựng nước. Hội bắt Ông Cầu truyền thống...
- Hội Hà Thạch tại Phú Thọ
Hàng năm, dân làng Hà Thạch tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, lớn nhất là lễ chém lợn ngày 5/1 âm lịch và lễ cầu truyền thống ngày 10/10 âm lịch. Hội Hà Thạch được tổ chức trang nghiêm theo nghi thức...
- Hội chùa Thắm tại Phú Thọ
Hội chùa Thắm được tổ chức ngày 5/5 âm lịch hàng năm tại xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm của hội chùa Thắm có lễ dâng cúng Bà Chúa mở cửa rừng. Hội chùa Thắm dâng lễ Bà Chúa mở cửa rừng...
- Hội đình Cả tại Phú Thọ
Vào dịp đầu xuân năm mới hàng năm, người dân và du khách thập phương về tham dự hội đình Cả, thôn Phương Xá, xã Phương Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ được hòa mình vào không khí náo nhiệt trong lễ rước voi...
- Hội đình làng Lâu Thượng tại Phú Thọ
Hội đình làng Lâu Thượng là một trong những lễ hội truyền thống từ xa xưa nhưng đã bị mai một và thất truyền từ hơn 60 năm qua, đến năm 2010 mới được phục dựng lại. Đình làng Lâu Thượng nơi diễn ra lễ...
- Lễ rước ông Khiu bà Khiu tại Phú Thọ
Lễ rước ông Khiu bà Khiu (hay còn gọi lễ cầu mùa) được tổ chức ngày 4/1 âm lịch tại xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ rước ông Khiu, bà Khiu là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa...
- Lễ hội Xuống đồng ở Mường Cúc - Phú Thọ
Lễ hội Xuống đồng Mường Cúc là một lễ hội truyền thống của người Mường ở xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ được tổ chức vào ngày mùng 7, 8 tháng giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, bà con...
- Lễ hội rước voi Đào Xá - Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất tổ giàu truyền thống lịch sử với kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, đa dạng. Trong đó, lễ hội chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh vùng đất tổ...
Ghi chú bài viết Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của các lễ hội trên vùng đất Tổ
Từ khóa:
Là một vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử, Phú Thọ có kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đặc sắc và đa dạng. Trong kho tàng di sản...